CHÚ GIẢI KINH LẠY CHA.
Vấn đề chú giải Kinh Lạy Cha, chúng ta có 2
ý tưởng chủ yếu : Tất cả những lời rao giảng của Chúa Yêsu mới có thể cho chúng
ta hiểu Kinh Lạy Cha là gì. Chỉ một mình Kinh Lạy Cha thôi, không đủ. Vậy phải
biết và phải hiểu tín thư Chúa Yêsu đem đến là gì, chúng ta mới hiểu được Kinh
Lạy Cha. Ngược lại, Kinh Lạy Cha lại cho chúng ta biết, cái chủ chốt của lời
giảng là gì ?
1. LỜI GIẢNG CHO HIỂU KINH LẠY
CHA.
Chúng ta thấy, chỉ có ai nghe và hiểu Chúa
Yêsu giảng và bị chinh phục đến nổi tư tưởng và ước nguyện của họ đã bị chi
phối bởi những ưu tư căn bản của Chúa Kitô, kẻ đó mới cầu Kinh Lạy Cha được. Kẻ
đã bị chinh phục thật bởi lời giảng của Chúa Kitô, nên đã mặc lấy cho mình
những ưu tư của chính căn bản của Ngài. Không phải chịu lấy một công thức, mà
là chịu lấy cái ưu tư của lòng Chúa Kitô, bởi nghe Ngài giảng. Kẻ nào bị chinh
phục thật, như thể đã quay đầu lại, đã lật ngược cả đời mình lại, kẻ đó mới có
thể cầu nguyện Kinh Lạy Cha như Chúa Yêsu muốn cho họ cầu nguyện. Vậy, kinh của
môn đồ đều quy về một sự cần thiết độc nhất là nghe lời Chúa Yêsu và đặt lên
trên mọi sự trong đời, trên hết mọi sự trên đời.
Trướ khi cầu nguyện, Chúa Yêsu đã sống cầu
nguyện. Đó là đời sống của Ngài đã qui vào Thiên Chúa đến cùng tận. Vậy kẻ ước
nguyện kia cũng chỉ có thể qui vào Thiên Chúa như vậy, như trong Yn 4:31-34 cho
thấy cái ước nguyện và đời sống của Chúa Yesu sau cuộc đàm đạo với người phụ nữ
Samaritana :
Trong khi ấy, môn đồ nài nẳng với Ngài rằng
: Rabbi, Xin Ngài ăn ! Nhưng Ngài bảo họ: Có thứ lương thực Ta phải ăn mà các
ngươi không biết ! Môn đồ mới nói cùng nhau : Phải chăng đã có ai đem cho Ngài
ăn rồi. Đức Yêsu mới nói với họ : Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai
Ta, và chu toàn công việc của Người.
Chúa Yêsu tìm thánh ý của Cha Ngài và làm
theo thánh ý của Cha Ngài, thì điều đó như thể lương thực bổ dưỡng, đến nỗi
Ngài không cần ăn uống gì nữa, tuy đã mệt mỏi vì đàng sá, nên Đức Yêsu ngồi phệt
xuống bên giếng (Yn 4:6). Sức sống của Ngài là làm theo ý Cha. Điều đó
đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu Kinh Lạy Cha theo lời Chúa Yêsu rao giảng.
2. KINH LẠY CHA LÀ CHỦ CHỐT CỦA
LỜI RAO GIẢNG.
Nếu muốn biết được ước nguyện, chủ đích sâu
thẳm của một tâm hồn tôn giáo, cần phải biết lời cầu nguyện của người ấy là gì
? Vì thế, Kinh Lạy Cha cho thấy mối bận tâm chính đã chiếm đoạt tất cả Chúa
Yesu là gì. Một tác giả đã nói Kinh Lạy Cha là Breviarium totius Evangelii –
Toát yếu của tất cả Tin Mừng – Hiểu được lời rao giảng của Chúa Yêsu
chừng nào là tùy biết cầu Kinh Lạy Cha với Ngài chừng ấy. Và cầu Kinh Lạy Cha
ấy theo tinh thần của Chúa Yêsu là tùy việc nghe Ngài giảng. Hai điều ấy gần
như mâu thuẫn nhau, nhưng thực sự tựu trung lại là đã được nên chung sống với
Chúa Kitô thế nào ! Hai điều đó có phản ứng trên nhau, là nguyên nhân lẫn cho
nhau. Càng đi vào lời giảng thì càng biết đọc Kinh Lạy Cha như Chúa Yêsu muốn
và càng đọc Kinh Lạy Cha theo tinh thần của Chúa Yêsu thì cũng mới nghe được
lời giảng của Ngài. Vì lời giảng của Ngài không chỉ để dạy cho biết trí khôn,
cho trí khôn biết về những điều mặc khải. Về vấn đề nầy, từ trước đến nay,
người ta thường so sánh Kinh Lạy Cha với những kinh nguyện của người Do Thái.
Kinh nguyện Do Thái có hai thứ thường được sử dụng là kinh Mười tám điều (Mười tám
điều cầu xin) và kinh Qaddis.
Kinh Lạy Cha rõ rệt đã đụng chạm với kinh Qaddis
nầy, bởi vì kinh Qaddis bắt đầu bằng:
Nguyện cho Danh Chúa lớn lao được tôn dương,
hiển thánh trong thời đại Ngài đã tạo dựng
theo ý muốn Ngài.
Xin Ngài làm cho vương triều của Ngài cai
trị trong đời sống chúng tôi,
và trong tất cả những ngày của chúng tôi,
và trong tất cả những ngày của tất cả nhà
Israel,
trong lúc nầy và trong thời sẽ đến.
Và người ta hãy nói Amen.
Ước gì Danh
lớn lao của Ngài được chúc tụng cho đến đời đời kiếp kiếp.
Có lẽ kinh nầy là kinh thông thường trong
đời Chúa Yêsu, tuy hình thức viết hiện tại của người Do Thái thì sau Chúa Yêsu,
nhưng những kiểu cầu nguyện đó đã có trước.
Kinh Mười tám điều được viết như sau :
Ước gì ơn của Người ban cho chúng tôi tri
thức,
sự hiểu biết cùng sự phân biệt.
Xin làm cho chúng tôi trở về lại Lề luật
của Người.
Xin Người làm cho thánh ý của Người ở trên
trời cao,
và ban sự an nghỉ tinh thần cho tất cả
những người kính sợ Người dưới đất.
Xin ban cho lòng chúng tôi được giữ tất cả
lời lẽ giáo huấn Torah của Người.
Nếu chúng ta trích Kinh Lạy Cha theo thánh
Mattheu, câu :
Lạy Cha chúng tôi, Đấng ngự trên trời,
thì trong kinh Mười tám điều có câu :
Lạy Cha chúng tôi, Cha nhân từ,
ước gì lời cầu xin của tôi được chấp nhận,
lời cầu nguyện của tất cả những kẻ thuộc về Israel,
được chấp nhận trước Cha của chúng ở trên
trời.
Mattheu Qaddis
- Ước gì Danh Cha hiển thánh - Nguyện cho Danh cao cả của
Người
Được tôn dương và hiển thánh,
Chúc tụng cho Người, Đấng hằng có,
Thiên Chúa chí Thánh.
- Nước Cha trị đến.
- Xin Ngài hãy làm cho vương triều của
Ngài hiển trị và làm nẩy nở ơn cứu thoát.
Dẫn đến lại Đấng Mesia của Ngài.
Mattheu Mười tám điều.
- Ý Cha thành sự dưới đất - Xin
Người thi hành thánh ý Người trên cao.
Và ban sự an nghỉ tinh thần,
Cho những kẻ kính sợ Người dưới đất.
- Xin cho chúng tôi có bánh ngày nầy. -
Người đáng Ngợi khen,
Yahve
Thiên Chúa chúng tôi, vua của trời
đất. Đấng nuôi tất cả thế giới vũ trụ bằng
lòng nhân lành của Người.
- Xin tha nợ chúng tôi.
- Xin tha thứ cho chúng tôi, lạy Cha chúng tôi.
Vì chúng tôi đã phạm tội.
Lạy Vua của chúng tôi xin dung thứ vì
chúng
tôi đã lầm lỗi.
Vì Người là Đấng tha thứ và bất chấp tội
lỗi.
- Và chớ để chúng tôi sa cơn thử - Ước gì ý muốn của Người được như
vậy,
thách, nhưng xin cứu chúng tôi để chúng tôi được cứu khỏi khuynh
hướng tội
thoát
khỏi quỷ dữ. lỗi xấu xa và đòn sự dữ.
Khỏi người láng giềng xấu xa và khỏi
Satan
hủy hoại.
Xin đừng để chúng tôi đi vào dưới quyền
năng
của sự tội, của sự ngang trái, và sự cám
dỗ.
Chúng ta thấy đương thời đã có những kinh
như vậy và không có lời nào của Kinh Lạy Cha lại không đụng chạm cách nầy cách
khác với kinh nguyện của người Do Thái. Vậy Kinh Lạy Cha khác các kinh trên chỗ
nào ? Chúa Yêsu có gì khác với người Do Thái khi cầu nguyện như thế không ? Như
chúng ta đã nói trên, phương pháp chú giải Kinh Lạy Cha phải đặt trong lời
giảng của Chúa Kitô, chứ từng tiếng một của lời cầu xin có thể đụng chạm cách
nầy cách khác với kinh nguyện của người Do Thái.
Trước tiên, chúng ta cắt nghĩa lời kêu Cha
trên trời trong hai hình thức của Mattheu và Luca. Trong Luca chỉ vỏn vẹn lời
kêu Lạy
Cha. Mattheu thêm : Lạy Cha chúng tôi, Đấng ngự trên trời.
Xét về bình luận, Chúa Yêsu cho chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, kêu như thế
không phải là điều tất nhiên, tuy rằng dân Do Thái cũng có. Nhưng chúng ta thấy
cần phải được cho phép, chúng ta mới được gọi Thiên Chúa là Cha. Chúng ta cần
phải đi từ kiểu đơn giản của Luca. Trong tiếng Aram, Chúa Yêsu nói gì ? Mc
14:36 – Ngài nói :
Abba, Lạy Cha, Cha có thể làm mọi sự Xin cất
chén nầy khỏi con
Chúa Yêsu kêu Thiên Chúa là Abba. Đặc điểm
nầy còn dọi lại trong thư Ga 4:6 :
Mà bởi vì anh em là con cái, thì Thiên Chúa
đã sai Thần Khí Con của Người đến trong lòng anh em, (Thần Khí ) kêu lên Abba,
Lạy Cha.
Thánh Phaolô ngạc nhiên khi nói điều đó,
đến nỗi không ai có thể kêu lên điều đó được, trừ kẻ nào có tấm lòng của người
con, Thần Khí của Con. Trong thư Rm 8:15 :
Quả thế, không phải thứ thần khí của hàng
nô lệ là điều anh em đã chịu lấy, để mà phải sợ hãi. Nhưng anh em đã chịu lấy
Thần Khí của hàng nghĩa tử, nhờ đó ta kêu lên Abba, Lạy Cha.
Hai câu trên gần giống nhau, nhưng khác
nhau một chút. Trong thư Galat nói một cách mạnh mẽ hơn trong thư Roma : Thiên
Chúa đã sai Thần Khí Con của Người đến trong lòng anh em, Thần Khí kêu lên
Abba, Lạy Cha. Trong thư Roma thì viết : Nhờ đó, ta kêu lên Abba, Lạy Cha.
Thần Khí kêu lên Abba, Lạy Cha : Chính Thánh Thần, Thần Khí của Con ở
trong chúng ta kêu lên. Và bởi kêu lên được như thế, nên thánh Phaolô mới kết
luận (Rm 8:7)
Cho nên ngươi không còn là nô lệ, nhưng là
con. Và nếu là con thì cũng là kẻ thừa tự thể theo ý của Thiên Chúa
Khi bình luận, chúng ta thấy tại sao một
Giáo hội ở Roma hay ở Galat là Giáo hội nói tiếng Hy lạp mà lại lập lại tiếng
Aram Abba như vậy ? Không thể nào
lập lại nếu Giáo hội sơ khởi không biết đã là điểm đặc sắc nhất của Chúa Kitô,
và đã lãnh nhận lấy lời ấy làm lời cầu xin của mình. Vậy lời Lạy Cha trong thánh Luca
tiên khởi hơn trong thánh Mattheu : Lạy Cha chúng tôi, Đấng ngự trên
trời. Họ dùng ngay tiếng Abba
và phải dịch ngay lập tức Lạy Cha. Họ đã giữ lại cả tiếng nói của Chúa Yêsu để
đi đến tinh thần của Ngài. Vì thế, cho dẫu người Do Thái có kêu Thiên Chúa là
Cha nhưng không có một kinh nào trong Do Thái gọi Thiên Chúa là Abba cả.
Thiên Chúa là Cha, thường được người Do Thái gọi là Abbinu, Cha chúng tôi, hay còn dùng tiếng Abbi, Cha tôi, nhưng hiếm hơn. Hai tiếng nầy đều dựa trên tự nguyên
Ab là Cha.
Vậy Abba là tiếng trẻ con gọi Cha mình, tiếng trẻ thơ non
dại. Chúng ta không hề thấy các Rabbi nói Abba bao giờ, vì tiếng ấy để nói về
Thiên Chúa, nó quá trẻ con, quá thân mật, không xứng đáng với Thiên Chúa. Chúng ta có một sự tích trong giới Rabbi
để minh chứng rõ rệt điều nầy : Có một Rabbi kia, được một ơn đặc biệt là khi
trời không mưa, ông chuyển cầu thì lần nào cũng có mưa. Vào một ngày mùa kia,
tuy đã đến mùa mưa rồi mà trời vẫn còn đóng kín không mưa, nên người ta sai trẻ
con đến với Rabbi ấy để xin ông ta cầu nguyện cho mưa. Chúng ngây thơ đến cầm
áo níu kéo ông ta và kêu : Abba, abba, abba, cho mưa đi. Chúng tưởng ông Rabbi
nầy cho mưa nên kêu như thế. Vị Rabbi bấy giờ cầu nguyện : Lạy Thiên Chúa, xin
hãy nhậm lời những đứa trẻ chưa phân biệt Abba trên trời và abba dưới đất. Sự
tích nầy cho thấy rõ rệt tiếng Abba chỉ để dành cho những trẻ thơ chưa biết
phân biệt. Vây là một tiếng rất trẻ con, thân thiết đặc biệt.
Thực sự, chúng ta phải nói tiếng Abba là một thần học sâu
thẳm nhất cho chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Yêsu không cần mặc khải rằng trong Thiên Chúa có
Ba Ngôi. Ngài đã ở với Cha Ngài như trẻ thơ, và trẻ thơ suốt đời Ngài, đến nỗi
trong giờ cầu nguyện trong vườn Ghetsemani, Ngài cũng kêu : Abba, Lạy Cha. Abba là tiếng đặc sắc
của Chúa Yêsu.
Cuối cùng ra mầu nhiệm Ba Ngôi là thế :
Chúa Yêsu là cục con toàn diện ! Ngài mặc khải Cha ngài bằng cách kêu như thế,
cũng như đứa con mặc khải mình là con của ông nầy bà nọ, là nó ôm ngay người
nào đó và kêu là ba má của nó. Đó là sự huyền bí đặc biệt mà chúng ta không bao
giờ suy nghĩ đến cùng được.
Vậy chúng ta thấy Chúa Yêsu muốn liên lạc trực tiếp một
cách trẻ thơ với Cha của Ngài thế nào. Và sự lạ lùng là, bởi mặc khải, Ngài
nhận những kẻ Ngài đang dạy Kinh Lạy Cha đó thuộc về Ngài. Họ nhận được Abba,
ba của họ, là Thiên Chúa. Thực sự Chúa Yêsu cho họ đặc ân ấy. Ngài tạo thành
cho họ mối liên lạc Cha – Con trẻ thơ đó với Thiên Chúa. Vậy kẻ nào đọc Kinh
Lạy Cha, thì phải đọc như kẻ thực sự nhận được Cha mình. Đó là thái độ căn bản
bởi tiếng kêu lên Abba, Lạy Cha ! Vì thế, thánh Phaolô nói : Chính Thánh Thần đổ Thần
Khí Con. Cái gì chắc thực làm cho Con là Con, Ngài đổ xuống lòng chúng ta.
Không phải tự chúng ta có được bản tính làm con của Thiên Chúa, mà do Chúa Yêsu
đổ xuống cho chúng ta. Thần Khí kêu lên trong chúng ta. Thần Khí của hàng con
cái kêu lên trong chúng ta, bây giờ đã đồng thanh tương ứng được với Thiên Chúa
là Cha.
Chúa Yêsu đã ban cái gì làm cho Con là Con
ở trong chúng ta ? Thần Khí kêu lên Abba, Lạy Cha (Ga 4:6). Thánh Phaolô nói rõ
rệt đó chính là Thánh Thần, năng lực làm Con của Thiên Chúa kêu trong chúng ta,
thì chúng ta mới kêu được.
Vậy, việc Chúa Yêsu dạy Kinh Lạy Cha cho
chúng ta là việc Ngài ban Thần Khí của chính mình Ngài. Ngài đổ Thần Khí đầy
rẫy của chính mình Ngài – Vì Ngài là Thần Khí tái sinh – xuống cho chúng ta,
biến đổi chúng ta thành con Thiên Chúa, chúng ta mới kêu lên được điều ấy.
Nghĩa là chúng ta mới nhận thấy được giòng huyết gia đình Thiên Chúa chảy trong
chúng ta, nên chúng ta mới nói được lời ấy. Từ đó trở đi, chúng ta rút được kết
luận về tất cả mọi lời cầu xin ở đây, vì các lời cầu xin ấy chỉ có một công
thức là chính chất thực của Con nói lên trước mặt Cha. Vậy, trước tiên là nhận tư cách của
mình bằng tiếng kêu Abba, kêu Cha, tức là biểu lộ ra cái sống kinh nghiệm làm
Con. Chính trong lời nói đó biểu lộ ra, mặc khải ra tính cách
Con của mình, rồi sau đó biểu lộ ra tâm tình như thái độ của Con phải có là
mang lấy những ưu tư của Cha. Chúa Kitô mặc khải những ưu tư của Ngài và chúng
ta cũng ôm ấp lấy được những ưu tư của Chúa Kitô, trong khi xưng thú mình là
con.
Tính cách thân mật ngoại thường đó, Chúa Yêsu
đã cho phép chúng ta sử dụng. Đó là một sự tạo thành thật sự. Ngài đã ban cho
điều đó thì Ngài cũng ban và thi hành ơn cứu chuộc nữa, chấp nối lại mối liên
lạc đã rạn vỡ giữa Thiên Chúa và loài người. Bây giờ Ngài chấp nối lại mối liên
lạc ấy, làm lại mối liên lạc ấy cho những kẻ thuộc về Ngài. Thánh Phaolô nói
điều đó bằng câu :
Ngài đổ Thần khí xuống. Sự cho phép đó phải là một sự tái tạo
trong thực tế của con người chúng ta cái bản lĩnh sâu thẳm trước mặt Thiên
Chúa. Vậy chúng ta phải đi ra ngoài công thức và kêu được Cha một cách thân mật
như thế. Đó là hồn của mọi kinh nghiệm môn đồ. Khi ấy, ngang qua đó chúng ta
mới thẩm định được những lời Chúa Yêsu so sánh khi Ngài so sánh Thiên Chúa với
người cha trong Mt 7: 9-10 :
Trong các ngươi, ai có con xin bánh, há lại
lấy đá mà cho nó ư ?
Hay là nó xin cá, há lại cho nó rắn ư ?
Vậy Kinh Lạy Cha là để soi rọi cả lời rao
giảng của Chúa Yêsu là thế. Nhưng, dù Cha là thế, cũng đừng quá quen mà sinh
nhờn, bởi Cha cũng là Chúa nữa. Vì thế mới nói đến quyền thống trị của Nước của
Cha như trong Mt 13:43 : Bây giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước
của Cha họ. Hay Mt 5:16 Cha các ngươi. Đấng ngự trên trời.
Mattheu đã dung hòa Kinh Lạy Cha với kinh nghiệm Do Thái,
bằng câu mở đầu : Lạy Cha chúng tôi (Abbinu), nên đã có phần hơi trịnh trọng và
kém phần thân mật giữa Cha-Con. Kinh Lạy Cha của Mattheu đã có tính cách phụng vụ,
nên đã khác lời của Chúa Yêsu, nhưng giữ lại tính cách siêu việt của Thiên Chúa
trong câu Đấng ngự trên trời, nơi vô phương đạt đáo của loài người. Sự
siêu việt vô lường của Thiên Chúa. Vậy, Thiên Chúa là Vua mà sự thánh của Ngài,
vương quyền của Ngài, ý muốn của Ngài là sự quan tâm của kẻ đọc kinh. Vậy trong
lời kinh của Mattheu gợi lên lời kinh nguyện của kẻ cầu xin vừa ở trong thế
thân mật đặc biệt cùng tận với Thiên Chúa, vừa ở trong thái độ thờ lạy Đấng
siêu việt mà mình không bao giờ sử dụng hay làm cái gì được. Nên cả lời nguyện
cũng vậy, không thể là chỗ có thể sai Thiên Chúa làm cái nầy cái nọ. Thiên Chúa
vừa siêu việt, vừa gần gũi: Lạy Cha chúng tôi, Đấng ngự trên trời.
Mattheu đã giải rộng tiếng Abba thành Cha chúng tôi. Không
phải là Mattheu bội phản lời Chúa, nên vì việc đọc kinh trong một nhóm nên phải
đung đại danh từ ấy.Thực
sự trong phần thứ hai của Kinh Lạy Cha đều đem về của Chúng tôi cả : Bánh của
chúng tôi, Tội nợ của chúng tôi, cho chúng tôi khỏi sa chước cám dỗ… Vì thế,
Kinh Lạy Cha của Mattheu đi với lời cầu xin công cộng. Chúa Yêsu không thể nói
đến nhóm môn đệ, mà tất cả những kẻ tin vào Ngài, lãnh nhận lấy Ngài thì cũng
chịu lấy mối liên lạc ấy, và liên lạc ấy nên như một. Vậy, đòi kẻ nào kêu được
Abba, thì cũng phải thông hiệp với hết mọi kẻ khác cũng kêu như thế với Thiên
Chúa trên trời. Phải sống trong sự thông hiệp với tất cả những kẻ kêu Thiên
Chúa là Abba. Tất cả những sự thông hiệp ấy để gầy dựng nên giữa những kẻ kêu
lên Thiên Chúa là Abba, đó là Hội Thánh. Hội Thánh trong chất thực ấy được tạo
dựng nên trong sự thân thiết với Thiên Chúa đến cực độ trong Con của Người.
Cuối cùng, thật sự chỉ có một mình Chúa Kitô kêu lên Abba
và chỉ có người Con ấy mới có quyền kêu, và kẻ nào ở trong người con ấy mới kêu
được tiếng ấy. Vì thế, cái làm cho con là con, phải được đổ xuống lòng chúng
ta, chúng ta mới kêu lên được. Vậy cái chất thực làm cho Chúa Kitô là Con Thiên
Chúa được đổ xuống lòng chúng ta.
Tiếng Cha là một mặc khải lớn lao trong ý
định của Chúa Yêsu cho chúng ta lời cầu nguyện nầy. So với tín thư chung của
Chúa Yêsu, chúng ta thấy Chúa Yêsu cho phép chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, đó
là một sự kiện nền tảng, quan trọng. Chúa Yêsu đều đã mở lời cầu xin bát đầu
bằng Cha . Thí dụ Mt 11:25 Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xin ngượi khen
Cha.
Vậy Chúa Yêsu có sự lạ kỳ, là dù Ngài dạy
và ban cho chúng ta Kinh Lạy Cha, nhưng một nhận thức đầu tiên mà chúng ta phải
thấy, là Ngài kêu Cha Ngài có một nghĩa độc quyền mà không bao giờ người khác
có. Nghĩa là Ngài không bao giờ liệt hàng với môn đệ mà cầu nguyện. Không bao giờ
thấy Ngài cầu nguyện chung với các môn đệ mà gọi Chúng con.
Kinh Lạy Cha là cả một mặc khải về Thiên
Chúa và về mối liên lạc giữa Chúa Yêsu và Thiên Chúa, có một cái gì tuyệt đối
mà người khác không thể nói được. Đó là điều mà khi đọc Tin Mừng chúng ta sẽ
thấy : Sự khác biệt của Chúa Yêsu khi xưng mình là Con một cách tuyệt đối trước
mặt Thiên Chúa, cho dù Mattheu đã nói, sau khi Chúa Yêsu sống lại : Đâu
có hai ba người họp lại nhân danh Ta, thì có Ta ở đó, giữa họ (Mt
18:20). Họ cầu xin là Ngài cầu xin với họ, tuy thế mặc dầu, những lời đem về
Chúa Yêsu và liên lạc Ngài với Cha Ngài, không bao giờ để đồng hàng với kẻ khác
bao giờ cả. Vậy, chúng ta thấy có một nghĩa tuyệt đối mà chỉ có thể thực hiện
cho một mình Ngài. Chúa Yêsu ở trước mặt Thiên Chúa, không chỉ như đứng trước
mặt Đấng muốn cho vương quyền của Thiên Chúa đến, mà thực sự đứng trước mặt một
người Cha. Mỗi khi Chúa Yêsu ra trước mặt Cha Ngài là một sự gặp gỡ và sự gặp
gỡ ấy đích thực không chỉ ở trong tương lai hay trong hy vọng, mà như đã trở nên
một thực tại có ngay trong lịch sử bởi Ngài có. Ý thức là Con của Chúa Yêsu
không chỉ là hy vọng một ngày kia, người ta và Ngài sẽ gặp gỡ Thiên Chúa, tức
hy vọng Cánh chung, nhưng là Cánh chung thật sự đã bắt đầu ngay nơi ý thức Ngài
là Con.
Chúa Yêsu không chỉ báo Nước sẽ đến mà mặc
khải Cha trong tình phụ tử của Ngài trong hiện tại. Ngài mặc khải Cha và mặc
khải mình một trật nhân thể, trong sự thân mật lạ lùng của Ngài. Sự thân mật lạ
lùng ấy xứng như một người Con luôn luôn hướng về Cha. Con mặc khải Cha bằng
chính việc mình xử thế như Con. Thái độ của Chúa Yêsu đối với Thiên Chúa, vừa
nhận chân cách sâu thẳm sự siêu việt vô lường của Thiên Chúa, vừa trong sự thân
mật lạ lùng với Thiên Chúa. Đó là sự thân mật riêng biệt của Chúa Yêsu mà Ngài
đã cho phép các môn đồ đi vào. Người ngoại đạo cũng gọi các thần linh là cha,
như trong chữ Jupiter – có nghĩa là cha. Người Do Thái cũng gọi Thiên Chúa là Cha, nhưng
là Cha trong việc cứu thoát Israel trong lịch sử. Còn Chúa Yêsu
cho chúng ta thấy việc cuối cùng của mặc khải trong lời và việc của Ngài làm.
Vậy, tính cách là Cha nơi mặc khải Chúa
Kitô : Chúa Kitô cho thấy ngay trong chính thái độ của Ngài, là Ngài mặc khải
về mình cũng như về liên lạc cứu rỗi cùng tận Thiên Chúa ban cho loài người,
ngay khi người nói về Cha cho môn đệ của Ngài. Như vậy, ai nghe và theo Chúa Yêsu
thì được gọi Thiên Chúa là Cha. Ngài cho điều đó tuyệt đối đến nỗi phải thực
hiện bằng cả dấu chỉ bên ngoài, để kẻ nào có lòng tin như vậy, thì phải xử thế
trong trần gian khác hẳn đi. Thí dụ Mt 23: 8-10 – Kẻ nhận lấy tín thư của Ngài
thì phải ra khỏi lề lối thường có và bạo dạn đủ để không làm như người ta, ngay
cả bề ngoài :
Còn các ngươi thì chớ cho gọi mình là
Rabbi, vì thầy của các ngươi chỉ có một, còn các ngươi hết thảy đều là anh em.
Và các ngươi đừng xưng hô ai dưới đất là Cha của các ngươi, vì Cha của các
ngươi chỉ có một, Cha ở trên trời. Các ngươi cũng chớ cho gọi mình là vị chỉ
đạo, vì vị chỉ đạo của các ngươi chỉ có một. Đức Kitô.
Lời dạy Chúa Yêsu cực đoan, tuyệt đối như
thế, mà nhiều khi Hội Thánh chúng ta lại bênh chữa bằng những lý lẽ thật phiền
phức để thoát khỏi những lời nầy và để nương theo những điều vốn có. Có lẽ
chúng ta phải dần dần làm một việc cực đoan như Chúa Yêsu dạy : Các Giám mục ở
Đức đã truyền lện thực sự cho tín hữu chỉ gọi họ bằng các ông, chứ đừng gọi
bằng Cha, Thầy. Trong Hội Thánh,vì cơ cấu tổ chức, bao giờ cũng có cái nguy nan
là làm các nghi thức được làm một cách vô ý thức thật sự, phản với Tin Mừng mà
không ngờ. Thí dụ, chúng ta có thể gọi một cách dễ dàng Đức Thánh Cha (sa
sainteté), trong khi Chúa Yêsu nói : Sao ngươi lại nói Ta là tốt lành ? Không có
ai tốt lành trừ phi một mình Thiên Chúa (Mc 10:18) Người đã quở người
gọi Ngài là Tốt lành như thế. Chữ Thánh
chỉ có thể thuộc về Thiên Chúa, ai chiếm lấy là một sự phạm thượng. Chúa Yêsu
còn cho chúng ta những lời tương tự như vậy trong Lc 10: 30-31. Phải làm thế
nào để khi nói đến Cha, chúng ta không còn có thái độ như dân ngoại :
Các điều đó, dân ngoại nơi thế gian kiếm
tìm. Nhưng Cha các ngươi biết rõ, các ngươi cần đến những điều ấy. Song hãy tìm
kiếm Nước của Người, và các điều ấy sẽ được ban thêm cho các ngươi.
Chúng ta thấy cần phải nói rằng, mặc khải
của Chúa Yêsu là điều kiện tiên quyết cho việc nói về Cha. Lề lối bây giờ để trình bày đạo lý
Chúa Ba Ngôi không thể suy diễn như kiểu thánh Thomas suy diễn từ xưa đến nay,
mà phải nói đến thái độ, nhất là phản ứng của tâm hồn Chúa Kitô mỗi khi Ngài
nói đến Cha của Ngài. Vậy , khi Chúa Yêsu ban cho chúng ta được
gọi, cùng với Ngài, Thiên Chúa là Abba,
thì lời ban phép ấy cũng là một lời tạo thành liên lạc Cha-Con cho chúng ta.
Tức là chính mình Chúa Kitô. Biến cố cứu rỗi mới có thể làm được điều ấy. Chính
Ngài là mối đan kết thật sự, tức liên lạc cùng tận giữa Cha và Con, và Ngài đã
thâu nhận chúng ta vào trong Ngài, nên chúng ta mới xưng được với Cha Ngài như
vậy. Đó là cứu chuộc, mặc khải bằng chính việc làm của Ngài, tạo dựng nên những
người con của Thiên Chúa, bởi chuyển thông cho nó tấm lòng con của mình.
Vậy, phải có sự mặc khải mới về Thiên Chúa
là Cha như thế, mới cho phép các môn đồ gọi Thiên Chúa là Cha được. Chúa Yêsu
nói về Cha khi mặc khải việc cứu thoát mới của Thiên Chúa. Chúa Yêsu, khi dạy
chúng ta kêu Thiên Chúa là Cha, đã mở cho chúng ta cái thế giới của chính tư
tưởng lòng Ngài và cả tấm lòng Người Con
của Ngài. Ngài mở cho chúng ta cái thế giới là chính lòng Ngài như lòng một
người Con. Vì thế, trước khi hướng tới lời khấn xin vị lai là những lời cầu xin
sau nầy, thì môn đồ được kêu Cha và trước khi lo về Thiên Chúa, để khấn xin
Thiên Chúa đến trong Nước của Ngài : Nước Cha trị đến, thì lời cầu nguyện
của môn đồ bắt họ và những kẻ tin phải giáp mặt Cha.
Vậy, mỗi lời khẩn cầu đi tới sau trong Kinh
Lạy Cha đều được chống đỡ bởi đã được gặp gỡ Cha trong cái tiếng mình ra trước
mặt Thiên Chúa thật và kêu Ngài Abba ! Lạy Cha. Chính đó là mọi nền tảng cho
lời xin sau nầy. Sự trông cậy, sự thân mật, sự phó thác toàn diện cho đến cùng
được đặt trong liên lạc của một người tế nhận đích thực và sống đích thực cho
mình mối liên lạc với Thiên Chúa như Cha của mình. Vậy, nơi Chúa Yêsu, chúng ta
thấy kinh nghiệm về hiện tại đứng trước sự ngóng đợi vị lai, nghĩa là vấn đề
chung luận mà Ngài rao giảng và trông đợi đều dựa tất cả trên liên lạc Cha
–Con.
No comments:
Post a Comment