Lời
ước nguyện thứ hai : NƯỚC
CHA TRỊ ĐẾN.
Chúng ta đã thấy, Luca đã để câu nầy tách
biệt hẳn với câu trên, và đứng tự lập thành một lời cầu xin độc nhất, lời ước
nguyện độc nhất của Luca: Nước Cha trị đến, nghĩa là hãy ngự
đến Nước của Cha – Vient ton Règne.
Mattheu thì tổ chức khác Luca. Nước
Cha trị đến là lời ước nguyện thứ hai.
Xét như thế, chúng ta thấy kiểu trình bày
trong thánh Luca đạt cho chúng ta thực sự đến ý định của Chúa Yêsu hơn. Ngay
bằng cách dùng văn mà thôi, chúng ta cũng đã thấy cái đặc biệt đó.
Nước Cha trị đến, không chỉ là một lời xin quan trọng và
xét theo vị trí, thì đó là toát yếu của tất cả mọi ước nguyện của môn đồ. Chúng
ta thấy lời nầy liên lạc mật thiết với điều Chúa Yêsu rao giảng về Nước Trời :
Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần
bên !
Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng. (Mc
1:15)
Lời ấy hoàn tất các lời hứa của Cựu Ước và chấm dứt hoạt
động cứu thoát của Thiên Chúa nữa. Đối với Chúa Yêsu, điều duy nhất bao gồm mọi sự,
điều cùng tận, điều quan tâm nhất của Ngài, là Nước của Thiên Chúa, Cha Ngài,
được đến, được thành sự thật. Chúa Yesu không hề xác định nội dung Nước trời
Ngài hiểu thế nào. Ngài chỉ báo rằng : Nước Thiên Chúa đã gần ! Vậy phải
hiểu Nước Thiên Chúa trong lời rao giảng của Chúa Kitô thế nào, rồi mới có thể
thẩm định được Nước Thiên Chúa đến là gì, để mà cầu xin cho Nước ấy đến.
Nước Thiên Chúa, có người cho là Thiên
đàng. Không phải ! Thánh Augustino cũng viết là Regnum Dei (Nước Thiên Chúa).
Trái ngược với Regnum diabolic (Nước của ma quỷ), cũng không phải ! Thời trung
cổ, nhiều khi người ta coi Nước Thiên Chúa như chế độ chính trị hay trật tự xã
hội theo Kitô giáo (Chrétienté). Cũng không được. Những nhà chiêm niệm cho Nước
Thiên Chúa là Nước bên trong và ơn thánh sủng. Cũng chưa đúng ! Có người cho là
Nước Sự Thật, Sự Lành. Cũng không được hẳn ! Có chỗ khác nói nước ấy là Hội
Thánh, cũng không hẳn thế, vì chúng ta thấy những câu mà Chúa Yêsu dùng vể Nước
Thiên Chúa trong Mt 25:1, thì không thể đồng nhất với Hội Thánh được :
Bấy giờ về Nước Trời cũng in như mười trinh
nữ,
Ai nấy cầm đèn của mình đi đón lang quân
Không lẽ Hội Thánh lại cầm đèn đi đón Hội
Thánh hay Hội Thánh là như mười trinh nữ kia cầm đền đi đón lang quân ? Hay như
trong Lc 12:32, chúng ta thấy Nước Thiên Chúa không thể đồng nhất với Hội Thánh
được, càng không đúng với Hội Thánh theo nghĩa giáo quyền của Hội Thánh. Nước
Thiên Chúa không phải như giáo quyền mà Hội Thánh như những người trinh nữ cầm
đèn đi đón lang quân :
Đừng
sợ ! Hỡi đàn chiên nhỏ bé !
Vì
Cha các ngươi đã khấng ban Nước cho các ngươi.
Đàn chiên nhỏ bé là Hội Thánh, nhưng còn
được Cha ban cho một quà tặng là Nước của Người. Nếu Nước Thiên Chúa là quà
tặng, thì khác với nhóm người nhận. Vì thế, không thể đồng nhất Nước Thiên Chúa
với Hội Thánh được. Hay trong Mt 21:43 ;
Bởi
đó, tôi bảo các ông : Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông,
và
sẽ được ban cho một dân làm ra hoa quả.
Câu nầy cho thấy không thể đồng nhất Nước
Thiên Chúa với Hội Thánh được. Nước Thiên Chúa không hẳn là Hội Thánh.
Nước Thiên Chúa theo tự nguyên (Do Thái hay Aram) ngầm hiểu
là Vua. Nói chung, Nước Thiên Chúa được hiểu là địa vị vua. Một tiếng trừu
tượng để nói về quyền vua, nên có thể có
nghĩa trước tiên là nghĩa hoạt động : Cuộc thống trị của một vua, triều đại của
một vua. Rồi nói đến chính cái quyền của nhà vua, vương quyền. Sau đó, mới đến
khu vực của mỗi vua, tức là Nước (royaume). Vì thế, trong Kinh Thánh, chữ Règne
chỉ Nước Thiên Chúa là đúng hơn cả : Tác động làm vua của kẻ cầm quyền.
Nước Thiên Chúa được hiểu theo thể động hơn
là thể tĩnh. Thể tĩnh chỉ là cái đặc tính của quyền hay địa vị hay khu vực của
vua. Thể động đem về việc cai quản của người ấy thế nào với tư cách là vua. Đó
là cuộc thống trị của nhà vua, vương triều của nhà vua.
Vậy xin Nước Cha trị đến là xin
Thiên Chúa làm vua, xin Ngài ngự trị. Nói cách khác như thánh Phaolô : Thiên
Chúa là tất cả trong mọi sự (1C0r 15:28). Theo kiểu nói văn chương Khải
huyền, chủ quyền của Thiên Chúa có thể tượng trưng như một cách chinh phục lại
Nước bị chiếm quyền. Chủ quyền của Thiên Chúa được thiết lập bằng cách đập tan
kẻ chiếm quyền là Satan và mọi kẻ thuộc về nó.
Về phía con người, mọi ý muốn ngang trái
của con người sẽ bị bẻ gãy để suy phục ý định của Thiên Chúa trên mình. Điều ấy
không thể do sức người ta làm được trong lịch sử. Vì thế, khi tất cả các điều
ấy được đập tan đi, thì chỉ có thể là cùng tận của lịch sử. Đó là cuộc thống
trị của Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa cũng được hiểu là khu vực
mà nơi đó ý định Thiên Chúa được thực thi. Vậy vinh quang của Thiên Chúa sẽ
hiển trị thật, sẽ nên hiện thực trong một thế giới như vậy, biến thế giới thành
một vũ trụ của Thiên Chúa. Vậy là một điều phải thực hiện ở đời nầy, nhưng
không thuộc đời nầy. Đó là tạo thành mới. Trong điều đó có mang đến cả hạnh
phúc cho người ta, vì thế Chúa mới nói đến Ngai,
dành cho môn đồ trong Nước của Ngài. Hoặc là Ngài tả Nước Thiên Chúa như Phòng tiệc, trong đó người ta được dự
tiệc của Thiên Chúa, là nói đến hạnh phúc cuối cùng của đời người. Chúa Yêsu
cũng nói Nước Thiên Chúa như một Đền,
một thành, trong đó người ta đi vào.
Đó là những hình ảnh không gian (image spatial), nhưng đích thực là để nói đến
sự sống : Hãy vào Nước sự sống và vào Nước Thiên Chúa (kiểu nói đối chọi đi
song song với nhau). Hay có người thanh niên xin vào Nước sự sống đời đời (Mt
19:16). Chỗ khác thì tác giả Tin Mừng để là vào Nước Thiên Chúa. Cả hai đều
giống nhau.
Khi Chúa Yêsu nói : Phúc cho những kẻ có tinh thần
nghèo khó, vì Nước trời là của họ, vậy Nước Trời là sở hữu dành cho
những kẻ nghèo khó, hay kẻ bị bắt bớ. Vậy, Nước Thiên Chúa có 2 khía cạnh :
Khía cạnh về Thiên Chúa là Vương quyền của Thiên Chúa. Khía cạnh về con người
là ơn cứu rỗi, là phúc của con người.
Điều nầy đặt dưới ước nguyện tiên khởi là
sự hiển thánh của Danh Thiên Chúa. Tất cả bị thu hút bởi Thiên Chúa. Vậy Nước
Thiên Chúa trị đến là sự thánh của Thiên Chúa thu hút tất cả mọi thực tại trên
trời dưới đất. Như vậy, Nước Thiên Chúa là một thực tại Cánh chung. Thực tại
tận cùng trong ý định, trong hoạt động lịch sử của Người.
Bây giờ chúng ta mới tìm hiểu động từ Trị đến. Có lẽ nên dịch là ngự đến để xác định cuộc thống trị của
Thiên Chúa, một cách hoạt động thì đúng hơn. Chữ Trị đến chúng ta thấy còn có tính cách nói đến chí hùng bá, cầm
quyền. Chúa Yêsu nói : Nước Thiên Chúa đã gần. Gần cũng như ở hiện tại vậy, như
trong Mt 11:12
Từ ngày Yoan Tẩy giả đến bây giờ, Nước Trời
ở dưới sức cường bạo,
và những kẻ cường bạo chiếm đọat lấy
Và Mt 12: 28 cho thấy cái hiện tại bởi nơi
Chúa Yêsu :
Ví
bằng Ta nhờ Thần Khí Thiên Chúa mà trừ quỷ,
Thì
quả là Nước Thiên Chúa đã đến trên các ngươi.
Nơi việc Chúa Yêsu đã trừ quỷ, phép lạ Ngài
làm, cho thấy Nước Thiên Chúa đã ở trên các ngươi. Vậy, Nước Thiên Chúa đã đến
thật, đến trong hiện tại nữa, nhưng cũng dần dần trong lịch sử để thành tựu một
cách cùng tận, mà không còn gì lướt hẳn được nữa. Đó là trở nên một thực tại
Cánh chung. Vậy thực tại cánh chung ấy đã một phần trở nên hiện tại cho chúng
ta trong đời của Chúa Yêsu. Vậy là một thực tại có mặt.
Vậy lời ước nguyện của chúng ta xin cho
Nước Cha ngự đến ở giữa giao điểm điều Đã
và Chưa : Đã nên hiện tại mà vẫn còn phải cầu xin cho đến, bởi vì nếu đã
đến thì không còn cầu xin nữa, khi còn cầu xin là chưa đến. Vậy lời cầu nguyện
mà Chúa đặt nơi miệng môn đồ là đặt nơi giao điểm Đã và Chưa. Như vậy, Nước Thiên Chúa trở nên có tính cách một dấu
có đó thật, nhưng bằng vào đó thì chưa đi đến đâu cả. Nó phải dẫn đến một cái
gì khác nữa. Kinh nghiệm căn bản của Tân Ước về chữ Cánh chung : Chúng ta dằng
co giữa Đã và Chưa trong thời cứu
chuộc hiện tại. Đó là điều cốt thiết của Tin Mừng. Chúng ta lãnh nhận lấy như
một điều đã đến cho chúng ta. Đó là điều xưng tỏ Đức Tin căn bản nhất của Tân
Ước. Chúng ta đã được cứu chuộc, tức là đã nhận biến cố như đã thành sự và đã
thành sự thực cho chúng ta. Khi ấy, chúng ta tự rút kết luận lấy cho mình.
Chúa Yêsu đã cho chúng ta sự giả thiết, căn
cứ vào chính lời rao giảng của Ngài, rằng vấn đề cứu cánh cùng tận của ơn cứu
rỗi của người ta đã thành sự. Bây giờ, giải quyết vấn đề của mình thế nào ?
Phải làm thế nào trong đời của mình, điều đó là điều đã được giải quyết rồi
(supposer le problème resolu).. Đó là sự táo bạo của những kẻ tin là đã dám lấy
điều giải quyết rồi để giải quyết những điều chưa giải quyết.
Trong Tin Mừng có điều lạ là nói đến Nước
Thiên Chúa đã có nơi Chúa Yêsu. Như vậy, điều cánh chung, tức điều cùng tận,
tận thế, đã trở nên lịch sử trong Chúa Kitô. Đó là những hình ảnh mà Chúa Yêsu
dùng để nói về Nước Thiên Chúa cho chúng ta. Cả việc làm của Chúa Yêsu cũng
vậy. Thí dụ Lc 13: 3
Ông
ấy tiếp đón quân tội lỗi và cùng ăn với chúng.
Đó là một việc làm để cho thấy cánh chung
đã trở nên lịch sử trong đời Chúa Yêsu : Chúa Yêsu cùng ăn uống với những người
thu thuế và tội lỗi. Đó là một ví dụ trong thực hành, trong hành vi. Là một cử
chỉ tượng trưng cho điều Thiên Chúa đã làm cho những kẻ tội lỗi. Việc Ngài cùng
ăn với họ trở nên triệu báo Nước Trời hiện tại cho những kẻ tội lỗi.
Hoặc như khi Chúa
Yêsu nói về tiệc cưới và Ngài hỏi : Khách đám cưới có thể ăn chay trong lúc có
tân lang ở vơí họ không ? (Mc 2:19). Đó là một hình ảnh. Tiệc cưới bây
giờ đã thực sự mở ra cho Dân của Thiên Chúa, vì có lang quân là chính Chúa Kitô
ở giữa họ
No comments:
Post a Comment