Thursday, 11 December 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu-chuộc trải rộng trên mọi việc con người làm (Phụ lục)




PHỤ  LỤC

*



Ơn Cứu-Chuộc
trải rộng trên mọi việc con người làm


Ngày 7 tháng 7 năm 1871, thánh An-phong đệ Ligôri được Toà thánh chính-thức tuyên-phong làm Tiến-sĩ Hội thánh, cộng thêm một số hàm-lộc khác, trong đó có việc ca-tụng thành-quả đặc-trưng/đặc-thù mà thánh-nhân đã đạt được trong những năm tháng sống đời mục-vụ. Thành-quả rõ rệt nhất, là việc thánh-nhân đã cải-tân tinh-thần bác-ái/sủng-mộ mà các Kitô-hữu vẫn có với Giáo Hội.

Thánh AnPhong lên đường rao giảng cho mọi người biết: ta được tràn đầy Ơn Cứu-chuộc, là do Chúa tặng ban một cách “nhưng-không”. Và, huệ-lộc thánh An Phong đạt được, đã trở-thành linh-đạo cho hết mọi người chứ không chỉ riêng ai, ở đâu đó.

Sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế khắp nơi, được giao-phó trọng-trách chuyển-trao cho dân thường ở huyện đường-lối hiệp-thông với Thiên-Chúa vốn dĩ là việc rất quan-yếu. Tác-giả Sam Boland, từng ghi trong sách do ông viết, lại đã bảo: “Nhiều người lâu nay vẫn nhớ tâm-tình yêu mến/cảm-kích mà từ lâu các nhà thừa-sai đã đem đến ở nhà thờ hoặc nơi toà hoá-giải với lời khuyên-răn họ cần đến”. (X. Sam Boland, Faith of Our Fathers – Bài Dẫn-nhập trang 1)

Sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế do thánh An-Phong lập, vẫn có thói quen tìm về với Hiến-pháp của Dòng trong đó nói: “Sứ-vụ rất quan-trọng của Dòng, là tiếp-tục công-cuộc cứu-chuộc do Chúa tặng ban”. Ngày nay, ta cũng nên chú-trọng đến sứ-vụ thừa-sai đại-phúc, bởi lẽ việc này vẫn rất cần và là điểm son tạo uy-tín cho con tàu cứu-chuộc của Dòng. Đó, còn là trọng-tâm công-cuộc thừa-tác ta đến phục-vụ mọi người bằng việc cung-cấp nền thần-học có chất-lượng, bằng việc hoá-giải mọi sai sót, bằng việc chuyên-chăm nguyện-cầu và những việc như thế, hầu tiếp-tục hiện-thực Ơn Cứu-chuộc, nơi cuộc sống.

Nay, đã đến lúc hội-luận này đi vào kết-cuộc. Nhân đây, tưởng cũng nên suy thêm một điều cuối nữa là: “Ơn Cứu-Chuộc trải rộng trên mọi việc con người làm”. Thật ra, có nói thế, cũng không đủ để bảo rằng: sứ-vụ thừa-tác ta thực hiện, không chỉ có tầm quan-trọng đối với ta mà thôi, nhưng còn cho mọi người trong/ngoài thánh Hội, nữa. Nói thế, có lẽ cũng chưa đủ, bởi: trên thực-tế, sứ-vụ thừa-tác ta thực hiện và đặc-trưng/đặc-thù trao cho ta cách thực-tiễn, vẫn là điều cần trải rộng hơn nữa. Quả là, sứ-vụ ta thực hiện công-cuộc cứu-chuộc mang cả thần-tính lẫn tâm-linh. Và, nói theo ngôn-từ thời buổi này, thì sẽ nói: “Ơn cứu-chuộc vẫn còn đó, chờ ta ra tay phổ-biến”.      

Nền thần-học có chất-lượng mà các linh-mục cần nghiên-cứu/học hỏi cho nhiều, vẫn nằm ở sự việc khiến ta nhận ra rằng: Đức Giêsu hoạch-định mọi sự là để cho công-trình cứu-chuộc của Ngài được tiếp-tục đến hôm nay. Nhu-liệu này, đề-cập chuyện mười hai sứ-giả được Ngài sai đi vào vùng trời bên ngoài theo từng cặp, hầu tiếp-tục triển-khai công việc Ngài từng làm. Đức Giêsu vẫn trải rộng công-trình Ngài thực-hiện -dù Ngài chỉ loanh quanh ở chốn-miền miệt dưới xứ Galilê. Công-việc Ngài làm quả thật đa-dạng, có khi còn được cả nhóm người xa/lạ phụ-trách nữa. Các vị theo Ngài thực-hiện công-cuộc cứu-chuộc mang danh-tánh có gốc-nguồn từ tiếng Hy-Lạp, như: Philípphê, Anrê. Một số vị khác, lại mang tên gọi rất Do-thái như: Giacôbê, Barthôlômêô, Tađêô, Simôn…

Thật ra thì, các vị thừa-tác được sai đi không là ai khác ngoài đấng bậc được tuyển chọn. Ở đây, ta cũng chẳng cần rà-soát xem đội-ngũ môn-đồ thời tiên-khởi có thuộc các bậc trí-thức hoặc nhóm người mang lập-trường tôn-giáo khác biệt, không? Và, các vị này có thực-sự theo gót chân mềm của vị Ngôn-sứ rày đây mai đó, cũng không cần. Các vị thừa-tác ấy là những người từng chấm-dứt quan-hệ ngoài xã-hội và có vị còn bỏ nhà ra đi, không tiếc than.

Các vị, vốn dĩ thuộc hàng-ngũ những người được khuyến-cáo hãy đi mà đến với Ngài. Một số vị trong đó có các đấng bậc lành-thánh, như: thánh Tađêô, mà Giáo-Hội ta chỉ biết mỗi danh tánh, thôi. Một số vị khác, như: thánh Phêrô và thánh Giacôbê lại đã trở-thành lãnh-tụ thế-hệ đầu rất phấn-khởi. Cũng tựa như Đức Giêsu, thánh Phêrô không viết lên điều gì và cũng chẳng để lại chữ nào làm danh-ngôn hay học-thuyết, hết. Thánh Phêrô, lại đã giao trọng-trách lãnh-đạo cộng-đoàn Giêrusalem cho thánh Giacôbê để rồi chính thánh-nhân quyết đến tận đất miền Syria hầu khởi-phát công cuộc thừa-tác cho những ai không là Do-thái, mà người xưa quen gọi là “Dân ngoại”.

Công-cuộc thừa-sai tuyệt-vời nhất, là công-trình của thánh Phaolô, đấng-bậc lành thánh sống cùng thời với Đức Giêsu, nhưng ông không thuộc nhóm 12 tông-đồ lành-thánh. Thánh Phaolô, từng bách-hại Đạo Chúa suốt một thời, để rồi sau đó lại đã trở thành đấng-bậc trải rộng tinh-thần thừa-sai đầy chất Đạo cho mọi người.

Trong khi đó, Giu-đa Iscariốt là người thuộc vùng Kerioth, nhưng không biết ông có đến từ Kerioth, là đất miền thuộc xứ Giuđêa hay không? Hoặc giả, ông có thuộc nhóm/hội “Sicarri” mà Josephus gọi họ là những người sùng-đạo không, nữa? Ta chỉ biết có một điều là: Đức Giêsu đã tập-hợp chung quanh Ngài một số rất đông đồ-đệ không giống nhau về nhiều hình-thức. Các ngài chỉ có chung một thứ, đó là: niềm tin vào Ngài, Đấng từng gọi các vị đến với Ngài. Trên thực tế, có đến 3 nhóm/hội xoay vòng gồm các thừa-sai từng gắn chặt hoạt-động gần gũi Đức Giêsu nhất. Nhóm/hội xoay vòng đầu tiên, gọi là Nhóm 12.

Nhóm thứ hai, gồm nhiều nữ-lưu từng là môn-đệ của Đức Giêsu, rất cảm-kích. Trong số các nữ-lưu này, phải kể đến: chị Maria Magđala, Maria chị của Lazarô, và một nữ-lưu năng-nổ khác từng là hiền-thê của Bộ-trưởng Chuza thuộc vương-triều Hêrôđê. Và, có Maria là mẹ của thánh Giacôbê, nữa.

Trên thực tế, một số Tin Mừng cũng ghi danh-tánh các vị này một cách rất tỉ mỉ. Tất cả, đều theo dấu chân mềm của Đức GIêsu, hầu san-sẻ lời dạy của Ngài và phụ giúp nhóm/hội mình phục-vụ bằng nhiều thứ, như: vật-dụng và tài-sản. Nhiều vị từng có mặt bên thập-giá và cả nơi mộ-phần trống-vắng khi Nhóm 12 nòng-cốt trốn biệt vì hãi sợ và/hoặc vì một thất-bại nào đó rất chua cay. Quả cũng tai tiếng, khi các vị sống cùng thời với Đức Giêsu, là bậc nữ-lưu như thế lại đã đích-thân theo chân Ngài, một Bậc thày nam-nhân mà lại không có chồng/con đi theo.

Đức Giêsu quả đã cố-tình chống lại qui-ước xã-hội đặt ra vào thời Ngài còn sống. Các thừa-sai nữ-giới chẳng bao giờ được định-danh là ‘tông-đồ’ là có lý-do thật rất rõ. Xét về từ-vựng, thì danh-xưng ‘tông-đồ’, bên tiếng Do-thái gọi là “talmid” và tiếng Aram là “tamida” đều không ở “giống cái”. Với cộng-đoàn thánh Phaolô, thì nữ-lưu là những vị có cùng một quyền-hạn như nam-giới. Các chị cũng từng nguyện-cầu, sẻ-san công việc phụng-tự và làm ngôn-sứ cho chúng-dân cũng đắc-lực không kém.

Nhóm thứ 3, gồm ‘cảm-tình’viên’ đôi lúc cũng tham-gia vào sinh-hoạt mục-vụ do Đức Giêsu chủ-trương. Trường-hợp cụ-thể như: Lazarô, Nicôđêmô, Zakêu, Giuse thành Arimathêa, là các vị thừa-sai tuy không chấm-dứt tương-quan mình có với gia-đình hoặc xã-hội ngoài đời, hoặc cũng chưa bao giờ rời nhà đi đâu hết.

Riêng Nhóm 12 càng trở-nên quan-trọng hơn kể từ ngày thánh Phaolô hoạt-động mạnh-mẽ, mãi về sau. Các ngài thực-hiện vai-trò huyết-mạch về ý-thức-hệ. Các ngài cũng đỡ-vực Hội-thánh hầu duy-trì vai-trò thừa-kế dành để cho Israel dân được chọn. Có thể nói, Nhóm 12 chính là Israel theo khuôn-thước rất nhỏ, tức đất nước Do-thái rất bé nhỏ mà Đức Giêsu từng muốn như thế. Ngài muốn tái-tạo Israel dân riêng gồm 12 chi-tộc. Ngài muốn cải-tổ và tân-tạo niềm tin của chúng dân bắt đầu từ 12 cá-thể được tuyển-chọn bằng ân-huệ lọc-lựa.

Đức Giêsu đã sai phái Nhóm 12 làm việc này, nhưng Nhóm này lại không đi xa như Ngài muốn. Các vị được sai đi để tới chốn miền gồm làng mạc nhỏ ở vùng sâu vùng xa, chốn miền quê-mùa có dân con địa-phương bình-dị, chất-phác vẫn độ-nhật. Các nhóm xã-hội định-hình như thế, là loại-hình nền-tảng cho đời-sống xã-hội xưa nay vẫn sinh-hoạt quanh vùng Địa Trung Hải, vào thời cổ.

Điều thú vị, là: Ngài không sai phái môn-đồ đến các thị thành rộng lớn, nhộn nhịp. Galilê có hai thủ-phủ chính là Sepphoris cách thôn làng Nadarét chừng một tiếng đi bộ; và Tibêriát nằm bên Biển Hồ, gần cạnh Caphanaum. Ai cũng thừa biết, là: Đức Giêsu chưa một lần đặt chân đến hai nơi này. Đó là chốn miền xa lạ, vốn dĩ không có thiện-cảm với Ngài và đồ-đệ của Ngài.

Các vùng quê khi xưa không có đền thờ dựng-xây uy-nghi, hoành-tráng, nhưng dân-chúng nơi đây vẫn tụ-tập thường-xuyên ở đó, ít là vào ngày Sabát; hoặc tại phố-chợ có mảnh đất rộng-thoáng hoặc dưới lùm cây râm mát; hoặc bên trong các “nhà-nguyện”, ở đó mọi người tụ-họp để gặp gỡ cộng-đoàn điều-hợp có tinh thần cao, có giao-ước.

Đức Giêsu thường bảo họ: hãy xây-dựng cộng-đoàn theo nghĩa đó, và dựng-xây một “Israel” mới theo cùng một ý-nghĩa, cũng tại nơi này. Ngài không dạy họ dựng-xây cộng-đoàn lớn/nhỏ mới mẻ, hoặc thể-chế cũng như hiệp-hội nào vừa tân-tạo. Bởi ở nơi đó đã có cộng-đoàn của Ngài, rồi Ngài cũng không khuyên họ hãy lôi kéo mọi người rời gia-đình, làng mạc của mình để trở-thành lữ-hành rày đây mai đó, như đồ-đệ theo chân Ngài khắp đó đây. Có lẽ, chỉ mỗi Nhóm 12 từng làm được điều đó, thôi.

Đức Giêsu cũng không bảo môn-đồ Ngài dạy dỗ chúng dân theo luật mới; bởi lẽ ‘luật chung’ như thế, cũng đã nhiều. Ngài không dạy môn-đồ tập-trung vào cá-thể nào, nhưng hãy đi về phía cộng-đồng làng mạc còn đó, vẫn chờ họ. Ngài cũng không dặn-dò mọi người hãy biến dân-lành thành thày tu khắc-kỷ hoặc ‘khuyên dạy’ họ thứ gì khác! Ngài chỉ muốn chúng-dân nghe biết thông điệp Ngài ban phát, muốn cho dân thường được chữa lành và tha thứ, để họ trở về làng nhà với tâm-trạng mới mà vui sống.

Đám dân thường bình-dị này, chính là ‘Israel’ đích-thực. Và Đức Giêsu muốn cải-tân một Israel hoàn-toàn mới, với những người như thế.

Làng mạc này, vẫn đan xen gần gũi nhau, và hầu hết chúng-dân ở đó và những người đi ngang qua đó, đều có quan-hệ tương-tác theo cung-cách rất đặc-trưng. Nhưng làng nào cũng hoạt-động theo cách tư-riêng, đặc-thù ngoại trừ vào lúc họ  gặp khủng-hoảng rộng lớn, cấp độ toàn-quốc. Thật khó cho người lạ được chấp-nhận đến ở trong làng và được coi như ‘dân quê’ của làng. Muốn được thế, ta phải đến với họ theo cách không doạ-nạt hoặc lũng-đoạn tinh-thần, mới được. Đức Giêsu sai phái môn-đồ Ngài đi từng cặp, không gây hấn cũng chẳng làm hại ai. Sai 2 người đi theo cặp, bao giờ cũng đáng tin hơn chỉ một mình đơn-độc và làm thế cũng dễ có trách-nhiệm hơn.

Môn-đệ ra đi, không mang theo thứ gì để ăn uống, chí ít là cơm/bánh, không bao-bị cũng chẳng mang theo túi-xách theo kiểu thu gom, không túi đựng đồng xu tiền cắc, nhất nhất chỉ một áo choàng bên ngoài thuôn đuột từ trên xuống dưới, dù khi xưa dân chúng trong làng vẫn có thói quen mặc áo hai mảnh.

Môn-đệ Thày được phép cầm gậy để giữ an-toàn lành-lặn trên đường và đeo dép nhẹ vì đường dài cũng rất “mỏi”. Tất cả, đều thực-hiện cuộc lữ-lành gọn nhẹ. Các vị, chỉ đến với tư-cách của người nghèo-khó, không biết hại ai. “Lệ làng” thời xưa có tính hiếu-khách sẽ chăm sóc các vị thừa-sai ấy. Các ngài được dạy: chỉ nên ở chung với nhau trong cùng một căn hộ, không dời chỗ. Chỉ ăn những gì dân làng ban phát, và cư-xử theo cách tôn-kính, lễ-độ cả với người đón tiếp cũng như người xua đuổi mình.

Các vị nên trò chuyện, sẻ san cho nhau những câu truyện kể của chính mình hoặc từ người đón-nhận lời rao giảng. San sẻ, cả việc Chúa gần/cận theo cung-cách mới mẻ đầy tha thứ/chữa lành như Đức Giêsu từng tỏ-bày cho mình thấy. Và, việc chữa-lành lại xảy đến cùng lúc và mọi lỗi lầm đều biến mất như đã xảy ra ở Vương quốc của Chúa với thôn-làng để cải-thiện đời sống ở miền quê.

Những gì các ngài mong đều đạt được. Đó là sự việc đổi-thay động-thái hầu có được lập-trường/quan-điểm mới ngõ hầu thấy được sự cải-tân liên-quan đến cung-cách thường-tình khi xem xét, tức: điều mà các ngài gọi là “cải-biến”, theo nguyên-ngữ có nghĩa chấp-nhận lẽ-thường cứ quanh quẩn trong đầu các ngài. Người người tạo được lòng thành và ‘tin tưởng’, bằng loại-hình như thế. Thành thử, kết-cuộc dẫn đến ‘an nhiên tự tại’, gọi được là “shalom” của mọi người.

Đức Giêsu và Nhóm 12 cũng giống ngôn-sứ thời cổ, là: Amos. Ông được Thượng-tế lúc đó sai phái ra ngoài, do bởi ông không biết cư xử trước toà, lại không rành-rẽ nhiều thứ nên không tốn kém đến đồng xu. Theo ngôn-từ giáo-sĩ thời đó, ông chỉ là ‘tay mơ’ không chuyên và vẫn là người ở ngoài, thiếu huấn-dục. Ông chỉ biết mỗi điều là: dựng lên cây “ngô đồng” để chiết dầu từ đó. Ông là ‘ngôn-sứ không mấy vinh-danh”, nên mới tự-do nói lên điều mình muốn nói mà không cần nhìn qua đầu ai. Ông có tự-do phẩm-bình phụ-nữ thuộc giai-tầng ở trên mà khi ấy ông gọi họ là “lũ bò Bashan”! và đám phu-quân của họ cất lên bài hát ngắn thay thánh-vịnh. Ông có tự-do coi mặt đặt tên những người ham tìm lạc-thú và những kẻ buôn tiền chỉ biết đặt gánh nặng lên vai người dân quê chứ chẳng biết trút gánh khỏi nơi vai những người sống trong cộng-đoàn ở làng xã, xa xôi buồn bã.

Thật cũng khó định đặt những điều như thế với thánh-hội hôm nay. Các giám-mục chủ-quản nay được kể là đấng kế vị của Nhóm 12 và ngôn sứ Amos. Nhưng Phúc âm nói ở đây không khích lệ nhiều để các ngài dám từ-bỏ những chiếc xe bóng loáng mà đi chân đất, hoặc không còn nuôi sống các nhà giặt ủi hấp-tẩy như xưa nữa. Nhưng, có lẽ vấn đề đích-thực là đặt ra cho ta, chứ không phải các đấng bậc ở trên cao, chốn ấy.

Vấn-đề đặt ra, là: làm thế nào để ta bắt chước Đức Giêsu và đồ-đệ Ngài sống giản-đơn trong thế-giới đầy những chuyện phức-tạp, khó thực-hiện? Có thể tìm được không bí kíp sống nào đó giống Đức GIêsu và Nhóm 12 của Ngài từng chấp-nhận khuôn-mẫu sống của người bình-dị ở thôn-làng miền quê, đây? Các ngôn-sứ khi xưa không tìm cách áp-đặt cấu-trúc nào khác trên vai những người nghèo hèn ở làng mạc, quê mùa cục mịch, đấy chứ!  

Đây còn là điều mà ta có thể gọi là nguyên-tắc Nhập-thể, tức: đi trở xuống mà sống với chúng dân bình-dị, ở huyện. Hội-thánh thời đương-đại, nay rất ít khi lập cuộc hành-trình đi xuống dưới với dân đen! Có lẽ lời Phúc âm như ở đây có thể cũng sẽ là cú bóng khởi-đầu đưa các ngài vào hành-trình mới như thế đó. Và có lẽ, ta có thể nói như thể đưa các ngài về sống với chúng dân bình-dị/giản-đơn dù đôi khi các vị cũng từng đổ ngược xuống nơi đó; và điều đó chứng tỏ các vị ấy mới đích-thực là dân nước Israel của Đức Chúa.

Theo tôi, thì ta đang làm công việc này đây. Có thể, nơi đây cũng là quận lỵ ở miền Tây hoặc khu phố ở trời Tây xa xôi; và theo mức độ, ta cũng đang làm những việc như thế, tức: đang sống cuộc sống của tông-đồ Chúa và đang tiếp-tục công-cuộc cứu-chuộc theo cung-cách nào đó.

Làm cách nào được như thế?                        

Có một người giống giòng thuộc Trung Đông. Anh tên là Abdul Rahman. Anh là người Afghan, được nuôi-nấng theo cung-cách đạo Hồi. Anh lên đường đi Pakistan để tìm kế sinh-nhai. Tại đó, cách nay chừng 16 năm, anh trở-thành Kitô-hữu. Mới đây, anh lên đường về Afghanistan thì anh bị giữ ngay khi đến và bị kết tôi bội-giáo.

Với người Afghan thì điều này có nghĩa: anh là tội-phạm đáng bị theo cổ. Giả như anh bị cho là có tội thật, thì án phạt đưa ra sẽ là: tử hình. Lúc ấy, có cả ngàn người tụ-tập bên ngoài toà đe doạ sẽ giết chết anh, nếu toà xử tha bổng. Truyền-thông ở phương Tây khi ấy tỏ ra rất phẫn-nộ. Thứ nhất, một bị can ngoan hiền như anh mà lại bị kết-án tử-hình, sao? Và, khi ấy có người lại cũng thắc mắc: làm sao một người như anh lại phải ra toà chỉ vì anh có niềm tin riêng tư, khác đạo Hồi?

Bên trời Tây, nhất là tại Hoa Kỳ mọi người cố tạo áp-lực lên Afghanistan để nước này trao trả tự-do cho anh. Chính quyền Afghan lâu nay được quân đội Mỹ đang đóng quân ở nước này, hỗ trợ rất nhiều thứ. Vì thế nên, toà án đã khôn khéo phán-quyết rằng: Abdul Rahman không tỉnh-táo về tâm-thần để xuất-hiện trước toà, và họ quyết-định trả tự-do cho anh. Và thế là, anh nhân cơ-hội này xin tỵ-nạn với một số nước phương Tây. Và nay, anh sống an-toàn ở Ý.

Thể-kỷ qua, ta học được cách sống với niềm tin khác biệt. Ta không nghĩ mình cần ra trận để chống lại người hàng xóm cùng cận lân, chỉ vì họ không cùng một niềm tin tôn-giáo như mình. Ta còn tìm ra nhiều phương-cách để hợp-tác với mọi người dù họ có khác biệt về nhiều thứ; chí ít là ta tìm ra nhiều cách cùng phương-tiện để chiến đấu chống họ.

Có lúc ta lại nghĩ: tôn-giáo là lực-sống ổn-định trong xã-hội. Sống trong đất nước có nền văn-hoá đa tôn-giáo, thì thể-chế đạo-giáo sẽ thủ vai-trò gìn giữ sự kết-hợp với nhau. Không phải ai cũng nghĩ điều đó thật rất đúng, đâu! Chính Karl Marx có lần nói: “Tôn-giáo là thuốc phiện ru ngủ con người”. Tôn-giáo, đã trở-thành thứ thuốc an-thần giúp ích xã-hội rất nhiều, tệ lắm cũng tạo cho họ thế đứng chấp-nhận hiện-trạng của mình. Nhưng đó là sự thể trầm-lặng, im ắng và an-toàn  -có lẽ cũng giống như chọn lối sống mê-tín, mà thôi. Tôn-giáo không là thứ dẫn đưa ta vào cõi chết hoặc đang bị bóp chết. Tôn-giáo đóng góp hoàn-thành chính cái ngã của riêng mình. Tôn-giáo giúp tôi trở-thành con người mà tôi sẽ trở-nên như thế. Tôn-giáo, chính là sự an-nhiên tự tại, ở trong tôi.

Giả như đó là tôn-giáo, thì Đức Giêsu không ở với tôn-giáo. Tôn-giáo của Đức Giêsu không an-toàn. Ngài gia-nhập đám người nghèo đem đến cho họ lối sống rất mới. Giới cầm quyền, cai-quản mọi sự lại không muốn điều đó. Đức Gêsu biết rõ nếu Ngài không khiến họ ngã gục, thì họ sẽ giết Ngài. Nhưng Ngài không nghĩ đến chuyện thoái hoá, rút lui. Nên, họ nắm bắt Ngài. Ngài từng bảo những người theo Ngài rằng đó mới là ý-nghĩa của sự sống. Mất đi sự sống của chính mình do mình có tình thương-yêu, mới là sống.

Sống phục-vụ kẻ khác đến mức độ việc ấy dẫn đưa mình vào chỗ chết, cũng không sợ. Dù đó có là nguy cơ, đau-khổ hoặc bị bỏ rơi, quên-lãng, thì không ai nghĩ mình là anh-hùng và cũng chẳng ai thán-phục điều mình dám làm, nhưng điều đó vẫn là điều phải lẽ đáng làm, nếu người theo Chúa quyết thương yêu mọi người. Đó vẫn là chuyện đáng làm và phải làm.

Hồi-hướng trở về với Đạo Chúa, không có nghĩa mua chuộc, thuyết-phục bằng cách này hay cách khác như một ý-nghĩ vô-hại cho người khác. Điều này thật nguy hiểm. Nguy hiểm như sống ở xứ miền đất nước Afghanistan. Ở nơi đó, nền văn-hoá bộ-tộc thời cổ vẫn được duy-trì. Trong khi Đạo Chúa nói: mọi chia cách về văn-hoá, sẽ được vượt thoát trong Đức Kitô bất kể ta là “Hy-Lạp hoặc Do-thái”. Ở nơi mà phụ-nữ bị trừ-khử và được coi như dân đen hạng thứ không có chân trong nền văn-hoá, thì Đạo Chúa lại bảo: Nơi Đức Kitô, không phân-biệt nam/nữ. Kitô-hữu không nên sống nơi nào mà phụ-nữ không được coi trọng và đồng quyền như nam-giới.

Với người phương Tây, điều này cũng nguy hiểm không kém. Đạo Chúa có phải là mối đe-doạ cho cuộc sống ở phương Tây? Có thật đúng thế không?                       

Triết-gia Kierkegaard có lần nói: người phương Tây từng tìm cách sống như thế, tức mua chuộc, thuần-hoá Đạo Chúa; nhưng họ thấy nó không được, nên đã thôi. Cũng có lần, nhiều người từng thử thuần-hoá Đạo Chúa bằng việc dùng thuế má để tặng thêm cho người giàu và tài-trợ các công-ty dầu-lửa đồng thời cắt đứt công ăn việc làm của người nghèo. Làm thế, chỉ có lợi cho doanh-thương, chứ không giúp con người phục-vụ lẫn nhau và tạo cuộc sống tốt đẹp cho nhau. Làm thế, như thể đem nhiều lợi-nhuận đến cho các cầu thủ bóng bầu dục và quần-vợt vốn đã giàu hơn là ban phát công việc cho công-nhân bên ngoài xã-hội. Cách sống như vậylại  giáo-dục trẻ em để chúng lớn lên và sau này trở-thành nhà tư-bản. Đó không là văn-hoá Đạo Chúa. Khi thực-hiện công-cuộc thừa-tác ở bất cứ nơi nào ta đặt chân đến, ta sẽ không là Đạo Chúa bị thuần-hoá.

Giả như, ta chủ-trương cho Kitô-hữu trở nên đông-đảo bên trời Tây này, thì thử hỏi khi ấy ai sẽ là người sống Đạo đích-thực như Đức Chúa dạy bảo? Phải chăng khi ấy sẽ có đe-doạ trầm-trọng cho nền văn-hoá khác với Đạo Chúa chăng? Và, Đạo của Chúa, khi ấy, sẽ là tôn-giáo sống bất cần luật-lệ chứ? Cũng có thể, đó sẽ là mối đe-doạ cho nền kinh-tế, chính-trị, văn-hoá, cũng chưa biết. Có thể, nó sẽ biến-cải mọi sự, cũng không chừng! Có thể, nó sẽ đổi-thay hệ-thống giá-trị xưa nay ta từng chủ-trương, cũng nên. Và đây sẽ là điều gây kinh-hoàng, sửng-sốt hoặc thứ gì khác nếu hành-xử giống như thế…      

Câu chuyện của Abdul Rahman cho ta thấy bản-chất rất đáng gờm của Tin Mừng đầy ý-nghĩa. Đứng truớc toà, Abdul Rahman có nói: anh muốn chết cho niềm tin của anh mà thôi; và những người có mặt hôm ấy đều đã sẵn sàng giết anh cũng vì thế… Đây không là thảm-kịch cốt dung-dưỡng hoặc tạo tự-do tôn-giáo; mà là sự đối đầu giữa nền văn-hoá đang tiến-triển với bậc thày “đáng gờm” mà nhiều người chưa từng nghe biết, Ngài chính là Đức Giêsu thành Nazarét Đấng kình-chống kẻ chuyên quyền làm bậy chứ không phải những kẻ khó nghèo, thua thiệt.

Tuy nhiên, cũng chớ nên lo ngại nhiều! Toà xử từng phán quyết rằng: vụ xử Abdul Rahman là vụ việc mang tính tâm-thần, mà thôi. Và khi đó, họ cũng có đề-cập đến Đức Đức Giêsu, nhưng lại không nói đến chúng ta, là các “Kitô khác” vẫn từng theo Chúa. Ta cũng đã chuyển-hoá cuộc sống rất Kitô, để trở-thành thứ gì đó đầy ý-nghĩa và lý lẽ có nền văn-minh/văn-hoá đang diễn-tiến rất tôn-trọng.

Hãy tự hỏi, việc gì xảy đến nếu ta trở-thành lớp người mang trong mình nhiều tính tâm-thần và sống thực điều mình xác-tín với tư-cách Kitô-hữu, đây? Cũng có thể, những người như thế sẽ không chém giết ai trong ta. Nhưng, họ chỉ phớt lờ chẳng để tâm gì đến ta, hoặc nhiều lắm cũng chỉ đưa ta vào viện tâm-thần nào đó, thôi.     

Tác giả Luke Fay, trong “A Long Harvest” có trích bài tự-sự của Alec Guiness với chương đoạn có tên Blessing in Disguise khi ông thủ vai Linh mục Brown trong phim hình-sự của Chesterton. Phim này, được dàn dựng ở Burgundy. Guiness lại đã viết:


Cuộc đấu súng ban đêm diễn ra tại ngôi làng nhỏ toạ-lạc trên đồi cao, cách khu Macon có vài phút đi bộ. Dân làng và trẻ em tụ-tập quanh đó để san-sẻ niềm vui kích ngất. Chuyện xảy ra ở trong phòng giống nơi này, khoảng-cách chừng 3 cây số. Khi hoàng hôn sụp xuống, tôi mặc nguyên chiếc áo dòng mầu đen, cứ thế leo bước trên con đường lộng gió đầy bụi cố tới được ngôi làng nhỏ. Có lẽ họ cần tôi ở lại ít là  bốn tiếng, sau đó tôi trở xuống trạm xe lửa cho kịp giờ, thì nghe có tiếng gọi tôi bằng tiếng Pháp “Mon Père!” Quay lại, mới thấy đó là cậu bé chừng 7, 8 tuổi đứng đó nắm tay tôi, rồi bi bô nói đôi điều gì có vẻ thích thú lắm. Cậu rất vui, không để tôi đi khỏi. Tôi nói không nên lời vì tiếng Pháp tôi hoàn toàn dốt đặc. Dù tôi là người xa lạ, nhưng cậu bé thấy tôi ăn mặc theo kiểu linh-mục nên rất tin tưởng. Cuối cùng, cậu lại nói thêm một câu tiếng Pháp: “Bonsoir, mon père” sau đó cậu đi dần vào chốn lặng thinh của chiều tà.” ( A Long Harvest ­ tr. 169)


Mỗi khi có người đáng tin tưởng nghe ta nói điều gì, ta vẫn nên rao giảng Tình thương-yêu không bờ bến của Chúa cho mọi người. Vừa qua, cha giáo đây lại cũng nói về cuốn sách mang tựa đề: “Đặt tên cho ân-huệ” trong đó ông giúp một số người chúng ta vào buổi cuối tuần để chuẩn bị dọn bài suy-niệm mỗi Chúa Nhật. Rao giảng Ơn Cứu-Chuộc hôm nay, ta cần cảnh-giác về tính mỏng dòn trong hy vọng…

Nói thế, có nghĩa: ta đang ở vào giai-đoạn mới trong lịch-sử Đạo Chúa rất cần nói rõ cho mọi người hiểu: thế nào là Ơn Cứu-Chuộc. Khi theo dõi sự việc diễn ra ở Công Đồng Vatican 2 và các cuộc cải-tân vào những ngày sau đó, ta cũng đã “hiện-đại-hoá” cuộc sống Công-giáo của ta. Thế-giới nay đổi-thay và trở thành thời hậu-cận-đại. Đây là thế-giới đã để mất các giá-trị đạo-đức và đã thua cuộc không còn hy-vọng tích-cực nào khác nữa.

Nay, Hội-thánh yêu cầu ta tái-khám-phá xem ta có trung-thực và đáng tin cậy nữa không, và ta có tỏ cho mọi người biết mình là ai và cuộc sống trong Đức Kitô và với Đức Kitô có là cuộc sống rất đáng sống, không? Và, nếu ta làm được thế, thì ta đang tiếp-tục công cuộc Cứu-chuộc cho ai? Cho mọi người, trong đó có Công-giáo, Kitô-hữu dù rất mộ-đạo hay không ngoan đạo vẫn tham-gia dự-phần vào với dân con trưởng-thành trong Đạo.

Nhưng đặc biệt hơn, nơi giáo-dân ở xứ họ, vẫn luôn có hai loại người: một là những người vẫn buồn rầu với quá khứ và hiện-tại của họ, chí ít là do Giáo-hội tạo nên; và những người kia đang bị thế-giới hiện-thời làm tan vỡ mộng-đẹp, để rồi vẫn thấy thiếu nhiều điều để còn tin. (Điều-hợp-viên tĩnh-huấn vào tháng 2/2005 cho tỉnh Dòng Úc Châu và New Zealand, Thái Lan, Singapore..)              



Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch

No comments: