Thursday, 30 October 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR Ơn Cứu Chuộc: Kinh-nghiệm thần-bí nơi đạo Hồi: thách-thức niềm-tin Hồi-giáo



Chương Bẩy 
Cứu-Chuộc thế-gian
qua các đạo trên trần-thế
(bài 38)



                     
Phần 5:
Kinh-nghiệm thần-bí nơi đạo Hồi:
thách-thức niềm-tin Hồi-giáo


Với đạo Hồi, mọi ngôn-sứ trích-dẫn ở Kinh-thánh, đều là một. Điều này có nghĩa: các ngôn-sứ, đều làm chứng cho bản-chất ban-sơ của con người như tạo-vật hoàn-toàn khuất-phục một Đức Chúa. Không Giao-ước nào, mang nhiều tính “cổ-sử” như Giao-ước đầu đời, về tạo-dựng. Bởi, bằng vào giao-ước này, con người đã khuất-phục Đức Chúa ngay từ thuở ban sơ chưa có thế-giới. Điều này, cũng trùng-hợp với việc tạo-dựng và trùng cả với việc Thiên-Chúa thiết-lập Giao-ước với “người-đầu-tiên-Ađam-là-thọ-tạo. Và, “thọ-tạo-đầu-đời-là-Ađam” đã biết khuất-phục Thiên-Chúa, từ muôn năm trước.

Cụm-từ “Hồi-giáo”, dịch cho sát, là: thứ đạo khuất-phục Thiên-Chúa Tối-Cao. Bởi, bản-thể người là “tạo-vật thuần-thục”, tức: tên gọi của người Hồi-giáo có uy-lực. Và, đó cũng là điều mà thần-học-gia Karl Rahner, từng bảo: ta nên gọi họ là nhóm “Hồi-giáo khuyết-danh”, mới đúng. Những gì tốt-lành, ta có được từ Thánh-kinh Do-thái-giáo và Kinh Sách ở Đạo Chúa, là truyện kể về thứ đạo rất khuất-phục (mà ta gọi đạo của họ là Hồi-giáo) tức: của chúng-dân ngang qua niềm tin vào Thiên-Chúa Độc Nhất, rất Vô-Thường. Đây là sứ-điệp Chúa mặc-khải cho các ngôn-sứ như: Abraham, Môsê và Đức Giêsu. Với Đạo Hồi, sứ-điệp này bị người Do-thái khi xưa và Đạo Chúa lâu nay hủ-hoá, nên đã trở-thành tệ-hại như hôm này.

Người Đạo Hồi thường nói: Thiên-Chúa đã mạc-khải chính Ngài qua lịch-sử. Nhưng với Đạo Hồi, thì những gì Chúa mặc-khải ở kinh Koran, không liên-quan đến lịch-sử, gì hết. Họ vẫn nghĩ: chính Thiên-Chúa đích-thân truyền-ban sứ-điệp của Ngài (tức kinh Koran) qua trung-gian tổng-lãnh thiên-thần Gabriel đến với Ngôn-sứ Mohammed để hiện-thực. Thông-điệp Ngài ban-truyền, không bị hủ-hoá chút nào hết, bởi Thông-điệp ấy không nối-kết với lịch-sử của dân con phàm-trần. Thông-điệp này, là những gì đến từ môi/miệng Chúa và ngôn-sứ Mohammed chỉ là người chuyển-tải nó theo cách tinh-thông, trong-lành thôi. Bằng vào cung-cách ấy, ngôn-sứ Mohammed đã chỉnh-sửa các ngôn-sứ khác, trong đó có cả Đức Giêsu, của Đạo Chúa.             

Ngôn-sứ Mohammed đã làm thế đối với Kinh Koran. Thật ra thì, Kinh Koran lại đã xác-nhận, thay thế và hoàn-thiện-hoá sứ-điệp khuất-phục được Chúa ban cho con người như đã kể ở Thánh-Kinh. Kinh Koran, trở-thành thứ kinh chuẩn-mực để chọn ra bất cứ chương/đoạn nào trong Kinh-thánh mà người chọn/tuyển nghĩ rằng: chương ấy đáng được ta lưu-giữ. Nói thế, cũng như thể bảo: Kinh này, mượn tạm tư-tưởng của các Giao-ước, gồm Cựu và Tân-ước. Nhưng, các vị lại loại-bỏ các chương/đoạn lấy từ bối-cảnh lịch-sử xuất-hiện ở nơi đó, rồi tháp-nhập và sắp xếp lại cho mới mẻ. Chẳng hạn, Kinh Koran giữ lại sự-kiện Đức Giêsu sinh ra, do bởi Đức Nữ Đồng Trinh Maria, là nhờ vào quyền phép của Chúa Thánh Thần.

Nhưng, Kinh Koran lại “im hơi lặng tiếng” không nói gì đến Bài-Giảng-Trên-Núi do Đức Giêsu thực-hiện ở Tân-Ước. Kinh Koran, còn lặng câm cả về cái chết của Đức Giêsu trên thập-tự và về sự Sống Lại của Ngài, nữa. Abraham, tổ-phụ của lòng tin nơi người trải-nghiệm về sự khuất-phục Thiên-Chúa Độc-Nhất Vô Nhị.

Hồi-giáo không am-hiểu Đạo Chúa và Do-thái-giáo. Đạo Hồi, cũng không am-tường nguyên-lý cùng kinh-sách căn-bản của Đạo, nói chung. Mọi ý-tưởng về Đạo của Ngài ở Kinh-thánh, đều tùy vị-trí tiên-khởi của mặc-khải, nơi lịch-sử. Thiên-Chúa ở Kinh-thánh, là Đức Chúa của lịch-sử, trước khi Ngài là Chúa Tể vũ-trụ. Thiên-Chúa của Do-thái-giáo và Đạo Chúa đã viết nên lịch-sử, trước khi được viết thành Kinh Sách hoặc trước khi Ngài mặc-khải bất cứ sứ-điệp nào. Chỗ đứng của các ngôn-sứ trong Kinh-thánh, với tư-cách là người làm chứng cho Chúa, đã diễn-giải việc tùy-thuộc thứ-yếu vào sự hiệp-thông của chính Chúa trong sự-kiện lịch-sử.

Đó, cũng là lý-do cho thấy tại sao Đạo Chúa không công-nhận Kinh Koran như Lời Mặc-khải cho con người qua ngôn-sứ Mophammed được Chúa gửi đến. Đây, cũng là lý do cho thấy: tại sao Hồi-giáo lại khước-từ không công-nhận Đạo Chúa và Do-thái-giáo vào thời trước. Nói theo ngôn-từ Đạo Hồi, thì họ đã bóp méo sứ-điệp Chúa gửi nơi chính Kinh/Sách của họ.

Đối-ứng với việc này, Hồi-giáo lại cởi bỏ tính “trở-nên-một” thực-thụ của Đức Chúa. Từ đó, Đạo Chúa trở-thành Đạo Độc-nhất vô nhị có Thiên-Chúa là Đấng Độc tôn/Duy-nhất trên mọi sự. Người Hồi-giáo, cũng dư biết rằng: Do-thái-giáo và Đạo Chúa tự coi là Đạo Độc-thần, nhưng lại không nghĩ rằng: họ đích-thực đạt tính-chất “Trở-nên-một” không phai-mờ ở nơi Chúa.

Hồi-giáo khẳng-định tính trường-cửu của Thiên-Chúa Độc-nhất qua câu nói: tính giản-dị tuyệt-đối của Đức Chúa Độc-nhất rất lớn lao. Vấn-đề đây, là khuất-phục/thuần-thục sự “Nên-một” của Thiên-Chúa. Khuất-phục, với bất cứ ai hoặc thứ gì khác, là chuyện không thể do tư-duy mà có: vì đó không là Đạo Hồi. Đây, là việc không thể thương-thảo với bất cứ thứ gì. Đức Allah ở Đạo Hồi, không gọi bằng Cha được; và cũng không thể bảo: Ngài có lòng xót thương hết mọi loài. Thiên-Chúa là Đấng Độc-nhất và Duy-nhất. Ngài lớn-lao cao-cả hơn những gì ta có thể suy-tưởng. Thuộc-tính căn-bản và thiết-yếu của Thiên-Chúa, Đấng Độc-nhất và Duy-Nhất chính là sự Cao cả, mà Kinh Koran Hồi-giáo vẫn thường gọi. Họ coi Allah, là Đấng cao cả theo nghĩa đích-xác là bởi Allah không thuộc thế-giới lịch-sử chút nào, nhưng Đức Allah của họ đã ra khỏi nơi đó, cách toàn-vẹn.

Đó, là lý-do cho thấy: tại sao Hồi-giáo không am-hiểu hoặc chấp-nhận Chúa Ba Ngôi hoặc mầu-nhiệm Nhập Thể bao giờ hết. Họ vẫn nghĩ: chấp-nhận Chúa Ba Ngôi, là: ta đi ngược lại tính-chất “độc-nhất vô nhị” của Chúa, rồi. Và Nhập-thể, hiểu theo tính lịch-sử, sẽ nghịch-chống tính siêu-việt tuyệt-đối của Thiên-Chúa. Ý-niệm về Giao-ước do Thiên Chúa thiết-lập với loài người, trong đó có quan-hệ hai chiều về tình-yêu, họ xem đó là chuyện phi-lý. Với người Hồi-giáo, Thiên-Chúa có thể không có con trai. Bởi, nếu bảo thế, thì ta ăn nói làm sao về các thế-hệ có được từ nơi Chúa để rồi sẽ chỉ tư-duy về các thế-hệ trần-tục mà thôi. Với họ, không có Đấng trung-gian nào giữa Thiên-Chúa và loài người. Bởi thế nên, Đạo Hồi không có từ-vựng nào tương-đương với các tên gọi như: giáo-hội, xứ đạo, hàng ngũ giáo-sĩ hoặc các phép bí-tích.



Tư-duy
theo tổng-thể      

Vấn-đề ở đây, là: tính siêu-việt của Đức Giêsu nằm ở Ơn Cứu-chuộc toàn-thể thế-giới. Theo tôi, sự thật hiển-nhiên cần được diễn-giải một cách mạnh-mẽ. Ta không thể đơn-giản chỉ nói rằng: Đức Giêsu là biểu-tượng siêu-đẳng cho Ơn Cứu-chuộc. Là tín-hữu Đức Kitô, ta nói thế còn được, chứ là Phật-tử, hẳn ta sẽ nghĩ đó là Đức Phật, hoặc ai đó trong số các Phật sống, chứ? Có lẽ, cũng nên khẳng-định rằng: ảnh-hưởng ta có trong đầu, là do sự hiện-hữu của Đức Giêsu một cách tư riêng/cá-thể đối với mọi người nơi ta, để ta được chung-phần tham-gia vào Ơn Cứu-chuộc. Và, cũng nên khẳng-định thêm rằng: không ai khác, lại độc-quyền sở-hữu Ơn Cứu-chuộc, cả. Và, không có bất cứ người nào lại sẻ-san Ơn ấy mà không do Ngài, hoặc không ở trong Ngài, được.     
              
Có thể nói một cách ngay-chính rằng: ngày nay, ta khám phá ra sự cởi-mở rất mới mẻ, mở rộng lòng ra với các tôn-giáo khác về Ơn Cứu-chuộc. Theo tôi, ta nên phân-biệt các nhóm nào có nền văn-hoá hoặc xã-hội vốn dĩ quan-tâm đến việc này (như: Phật-giáo chẳng hạn) và kinh-nghiệm đặc-trưng kết-nối sự việc ấy, chính là truyền-thống đạo-giáo. Với tôi, tầm quan-trọng là nằm ở kinh-nghiệm, tức: các vấn-đề mà nhiều nhóm hội/đoàn-thể trong xã-hội đã đi tụt xuống thành chuyện chính-trị, tựa hồ như các nhà phân-tích thời-cuộc mới đây từng nhận-định. Nói chung, thì kinh-nghiệm của người châu Á là kinh-nghiệm về sự tử-tế (như Phật-giáo, là một ví-dụ cụ-thể); về sự kích-ngất (như ở Ấn-giáo). Còn với người phương Tây, thì kinh-nghiệm là kinh-nghiệm về tính Tuyệt-đối, trong đó có sự “tách bạch” khỏi lịch-sử, như người Hồi-giáo từng quan-niệm; hoặc: là kinh-nghiệm về sự dính-dự với lịch-sử, như Đạo Chúa chủ trương. Và, việc này được tô vẽ thêm bằng sắc mầu đặc-biệt của châu Âu, là xứ miền vẫn coi mình là Đệ nhất Thế-giới.

Thật khó đưa ra câu hỏi hầu như không thể giải-đáp cách thông-suốt cho ý-tưởng như: xét các kinh-nghiệm vừa kể, thì kinh-nghiệm nào là thứ “tốt lành” nhất? Nói theo toán-học, thì: chừng như ta vẫn tìm cách bảo rằng: mọi sự và mọi thứ vẫn ngang bằng/đồng-đều, duy có kinh-nghiệm tốt-lành hơn mọi thứ, đó là: sự mâu-thuẫn theo thuyết lưỡng-nguyên thường-tình, ở đời thường. Và, đó cũng là lý-do cho thấy: tại sao đấy không chỉ là vấn-đề về niềm tin mà thôi. Nhưng theo tôi, điều đó còn được coi như vấn-đề của triết-lý lành/đẹp, nếu Giáo-hội ta chỉ mỗi nhấn-mạnh lên nguyên-lý về tính ưu-việt của Đức Giêsu là Đấng Cứu-Chuộc, cần lưu-giữ. Chỉ một lối thoát độc-nhất cho nguyên-lý ấy, là khi con người dần dà lãng-quên, để nó trở-thành vấn-đề “chính-trị”, mà thôi. Nói như thế, tức bảo rằng: ta không nên nhấn mạnh nhiều lên quan-điểm khác-biệt nơi Đạo Chúa, trong khi ta lại cứ cho rằng mình vẫn tôn-trọng các đạo khác. Tuy nhiên, việc này cũng chẳng giải-quyết được gì. Và, ta lại cũng không thể thoát ra khỏi sự mâu-thuẫn vẫn có, trong mọi sự.

Chỉ một cách duy-nhất khiến ta có thể đeo đuổi, là: nhìn vào trong và ngang qua huyền-nhiệm về sự “chết dần mòn”. Một số thần-học-gia cũng từng tham-gia đường-lối này, khi họ cho rằng: quan-điểm chung-cuộc mang tính “cánh chung” sẽ áp-dụng cho việc Chúa tái-lâm, một lần nữa. Với tôi, việc ấy còn quá bí-nhiệm. Nên, tôi chỉ muốn xét về kinh-nghiệm mỗi người chúng ta khi đi dần vào cõi chết, theo cung-cách tư-riêng của mỗi người. Bằng kinh-nghiệm này, tôi sẽ đề-nghị với anh em ở đây, là: ta hãy giáp mặt với Đức Giêsu đang sống động cả trước lẫn sau ngày Ngài Phục Sinh, quang vinh. Giáp mặt, mà không cần khẳng-định mình là ai? Tín-đồ nào, trong cõi nhân-sinh trước khi chết, tức: mình có là Phật-tử, hoặc đạo-hữu Ấn-giáo, hay tín-đồ Hồi-giáo hoặc Kitô-hữu không? Và, cũng không cần biết mình có nghe biết gì về Đức Giêsu hay không. Điều này, đặt mọi người chúng ta vào cương-vị đồng-đều. Nhưng, sự việc hỏi như thế sẽ đặt câu hỏi theo cách nào đây?

Ở đây, tôi có ý-định thuận theo nhận-định của tác-giả Jacques Maritain, khi ông cả quyết rằng: tâm-linh người phàm không sử-dụng hoặc phát-tiết mọi sinh-hoạt cũng như năng-lực nội-tại của mình, khi tạo hình-hài cho xác-thể. Tâm-linh con người, hẳn có nhiều thứ hơn thế, mà có lẽ, đó lại là lý-do cho thấy: tại sao ta hay gọi đó là “thần-tính”. Và có lúc, ta lại cũng gọi đó là “linh hồn”. Hiện khi ta còn sống , thì không thể nào để thần-tính ấy tiếp-cận cái ngoại-lệ trong chính “thần-tính” của riêng ta, và ở cả lai-lịch của ta nữa. Nhưng, mọi sự sẽ đổi-thay khi ta chết đi, hoặc theo cách tốt-đẹp hơn, khi ta ở vào tiến-trình chết dần mòn. Và khi ấy, chức-năng thông-tin của thần-tính sẽ ngưng-trệ và về sau, ta lại có thể bảo: năng-lượng của thần-tính vẫn quen đưa thông-tin cho xác-thể, biết mọi sự và được kéo về với chính thần-hồn đến độ: thần-hồn sẽ còn năng-động thực-sự hơn; và sẽ sinh-động một cách đầy chủ-động hơn bao giờ hết. Và huyền-nhiệm, là ở nơi và ngang qua động-tác đang chết dần mòn, thì: thần-tính/tâm-linh ta, ngay khi đó, sẽ tiếp-cận tất cả mọi thứ của thần-hồn và các thứ ấy chính là ta. Đó, chính là kinh-nghiệm ta có những khuôn mặt/diện-mạo của bản ngã thâm sâu nơi ta được mặc-khải vào lúc nào đó, mà thôi.

Có những trường-hợp ai đó phải có “ơn gọi” rất đặc-biệt/đặc-trưng mới có thể tiếp-cận sự-thể bí-nhiệm được; và, chỉ khi đó, mới có một ít nhận-thức nhờ cố-gắng khai-thác chúng trong lúc còn sống sót ở cõi này. Việc của ta, ở đây, là sống bằng niềm tin và bằng hình-thức trí-tuệ mà Chúa tặng ban cho ta và ta dâng nó cho Chúa ngang qua nguyện cầu cùng hy vọng, khiến cho kinh-nghiệm trọn-vẹn sẽ là của ta vào ngày ta đi vào cõi chết. Xem thế thì, đây sẽ là cuộc cách-mạng về ngôn-từ. Riêng tôi, lại vẫn hy-vọng rằng học-giả Jacques Maritain là ông già “nhà quê” sinh ra ở xứ miền Garonne, nước Pháp là người đệ-tử bé nhỏ của Đức Giêsu, Đấng từng chết đi trong cuộc sống giản-đơn có chiêm-nghiệm, nên đã nhận ra đó là sự thật có thực. Ông cũng từng khám phá ra các giới-hạn nơi cuộc sống của người Công giáo thời cận-đại. Và, ông lại cũng khám-phá ra cả giới-hạn của nền thần-học đầy những ý-niệm cũng như ý-tưởng, để chiêm-niệm.

Tôi cũng hy vọng rằng: những điều đề-cập ở đây, cũng không đi trệch cuộc bàn-luận về các đạo-giáo ở thế-trần. Không đạo nào, kể cả Đạo Chúa, lại sẽ không đặt nền-tảng trên vấn-đề này, khi việc “chết dần mòn” lại đã hiện đến. Mà, tất cả lại sẽ được củng-cố hầu thêm sức sống. Khi chết rồi, ta không còn là Công-giáo, Phật-tử hoặc tín-đồ Ấn-giáo hoặc người theo Đạo Hồi, nữa. Tất cả chúng ta là một. Nhưng, có cái gì đó, nhiều hơn thế. Theo tôi, khi đã mở rộng thần-hồn và thần-tính của mình ra rồi, ta sẽ nhận ra được điều đó cho mọi người chúng ta, bất kể ta thuộc lãnh-vực tôn-giáo nào đi nữa, cũng sẽ giáp mặt trực-thoại với Đức Giêsu sống động, là Đấng từng kinh qua nỗi chết, để đi vào sự Sống Lại. Ta sẽ ngạc-nhiên khi khám-phá ra rằng: không chỉ mỗi ta là người sống thọ đến tuổi nào, mà là: ta sống ở trong Ngài và với Ngài ra sao, đến mực nào thôi. Điều, đưa ta vào với nhiệm-tích “Sống trong Đức Kitô”, tức không người nào trong ta, lại có hiện-hữu xa cách/tách rời, hết. Không ai trong ta, lại có bất cứ hiện-hữu nào ngoài việc “sống-trong-Ngài”. Dù, ta có tạo được sự khác-biệt thế nào đi nữa, ta chỉ làm thế trong hiện-hữu kết-hiệp với Ngài và trong Ngài, thôi.

Và chỉ mỗi việc “sống-trong-Ngài là Đấng từng chịu-đóng-đinh-và-sống-lại”, thì sự việc ấy mới xảy đến, thôi. Mọi sự Ngài làm và chịu đựng trước khi bước vào nỗi chết đều được lưu-giữ, siêu-thăng và biến-đổi hình-hài thành hữu-thể-dễ-tổn-thương-nhưng-đã-sống-lại. Cũng một trình-tự như thế, sẽ xảy ra với ta, là: “ở trong Ngài”. Và, chính khổ-đau và cái chết của ta cũng sẽ được lưu-giữ, siêu-thăng và biến-đổi trong Ngài. Tác giả F. X. Durwell từng cố dạy ta như thế, trong một thời-gian rất lâu.

Làm sao ta biết được điều ấy sẽ xảy ra, trong Đức Giêsu? Chứ không bảo: đã xảy ra với Đức Phật-Thích-Ca hoặc Krishna hoặc Ngôn sứ Mohammed? Tất cả đều nói được rằng: ta chẳng có cách nào để chứng-thực điều đó, hết. Thế nhưng, theo tôi nghĩ: điều này hàm-ngụ giáo-huấn ta vẫn có lâu nay từ Giáo-hội, bằng niềm tin; tin rằng: Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu-Chuộc và Ngài chỉ là Đấng Cứu-Chuộc Duy-nhất đối với ta, và cho tất cả mọi người chúng ta, ở thế-trần.           




                                                  --------------                          
                       


                                                                                                                                    (còn tiếp)

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: