XUẤT
HÀNH
1.
Dẫn nhập sách Xuất Hành.
Sách xuất hành, tập sách thứ hai trong ngũ
kinh được người Do Thái gọi là “Torad
”, thường được dịch là Lề Luật. Sách Xuất hành đề cập đến việc thành
lập dân được chọn và việc thiết lập lề luật và tôn giáo. Trình thuật được ghi
lại thông qua khung cảnh cuộc đời của Môsê. Hai đề tài chính trong Xuất hành:
việc giải phóng khỏi Ai Cập và giao ước tại Sinai. Hai đề tài được nối kết nhau
bằng 1 đề tài phụ là cuộc hành trình trong sa mạc.
Sách Xuất hành là trung tâm của Cựu ước khi
trình bày cho chúng ta một Thiên Chúa giải thoát con người. có thể nói, Sách
xuất hành là Tin Mừng thời Cựu ước. Sách nầy, mang lại cho Do Thái giáo và Đức
Tin Kitô giáo, định hướng khác hẳn các tôn giáo khác. Thiên Chúa không đến để cho
người ta tôn kính hay chỉ vẽ con đường linh đạo thường thấy ở các tôn giáo khác,
nhưng Ngài đến để chọn lựa một dân và rồi thông qua họ mà Ngài hoạt động giữa
lòng lịch sử nhân loại. Thiên Chúa tự mặc khải mình cho Môsê, vì Ngài
muốn chọn cho mình một dân riêng. Đó chính là Israel, như lời hứa với tổ phụ
Abraham. Các Kitô hữu về sau nhận ra chân dung Đức Yêsu chính là Môsê mới.
Chính Ngài sẽ khai mào cuộc mạo hiểm mới và những hình ảnh trong Cựu ước được
tìm thấy trong thực tại Hội Thánh như vượt biển Đỏ là phép Rửa, tảng đá phát
sinh dòng nước là Đức Kitô …
Tuy nhiên, Xuất Hành, trong ý nghĩa đầu
tiên: Cuộc giải thoát khỏi nô lệ và sự chọn lựa của dân Israel. Thiên Chúa đem
Israel ra khỏi Ai Cập, như người hộ sinh đem đứa trẻ sơ sinh khỏi bụng mẹ. Các
trình thuật trong sách Xuất Hành dẫy đầy những chuyện hay. Những chuyện nầy dệt
nên những bức tranh hoành tráng chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu các ý nghĩa của nó .
Cuộc xuất hành trở về Đất Hứa của Israel
diễn ra khoảng năm 1240 trước công nguyên, khi mà người Ai Cập trổi dậy nắm giữ
lại vương quyền tuyệt đối, các dân du mục lưu cư trên lãnh thổ nầy không còn
được tôn trọng. Nhiều nhóm trong số nầy phải trốn chạy để tránh các khoản thuế
hà khắc hay lao động cưỡng bức, trong đó có hậu duệ của Yuse ngày xưa. Chính
trong bối cảnh nầy mà có cuộc xuất hành trốn chạy trong đêm và bị binh đoàn Ai
Cập truy đuổi và họ chỉ được cứu thoát nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa. Vị thủ
lãnh dẫn đầu cuộc trốn thoát đó đã giải thích cho họ biết biến cố đó là do chính
Thiên Chúa độc nhất, Thần của cha ông họ, chọn họ làm dân
của Ngài đã cứu họ. Thời gian lưu lại
trong sa mạc Sinai là thời gian họ được trao luật Thiên Chúa và huấn luyện sao
để trở thành dân riêng của Ngài .
Trong Xuất Hành chúng ta gặp thấy lịch sử
nhưng ngoài ra sách còn tường thuật nhiều hơn nữa mà lịch sử hiểu theo nghĩa
hiện đại không đồng thuận. Sách không phải là tác phẩm cuả một tác giả,
nhưng là thành quả của một quá trình lâu dài và được dùng dưới nhiều phương
thức khác nhau để nói lên lịch sử xa xưa. Hình thức cuối cùng, được các tư tế
định hình vào thời lưu đày Babylon trở về. Họ tập hợp các kỷ niệm, các bản văn,
biên soạn và triển khai theo phương thức mà dân Israel phải nhìn lại quá khứ của
mình để hiểu chính mình. Làm như thế, các soạn tác chỉ cho dân đương thời nhận ra cách cha ông làm Dân Thiên Chúa và đến lượt họ, họ
phải thực hiện tiếp như thế nào . Chính từ đây mới có quan niệm về một
dân đông đảo được huấn luyện, có tổ chức, có Thánh điện trong sa mạc, có tư tế,
có cả công nghệ đúc kim loại ( thế mới đúc được bò vàng ) và đám dân nầy bước
đi như một con người duy nhất, được nuôi dưỡng bằng Manna trong suốt bốn mươi
năm. Toàn dân đã được trang bị cẩn thận để tiến vào Hứa Địa.
Chúng ta, những Kitô hữu ngày nay, phải đối
diện với một thực tại lịch sử kép: Lịch sử của khoa học và lịch sử đã huấn
luyện dân Israel ngày xưa, dân Chúa ngày nay. Lịch sử đầu tiên, cho chúng ta nhận
biết Thiên Chúa thật sự đi vào nhân loại và hoạt động như thế nào, đồng thời mở
ra cho thấy: phương pháp sư phạm rất kiên nhẫn của Ngài. Lịch sử thứ hai cho
chúng ta là những kẻ đón nhận Ngài, biết chúng ta là ai và chỉ mang trọn vẹn ý
nghĩa với ai thực sự đón nhận Đức Kitô là gia nghiệp.
Chúng ta không tách rời hoàn toàn hai lịch
sử ấy nhưng thông qua các trình thuật mà cảm nghiệm thấy Thiên Chúa hằng sống, Đấng Giải Thoát
Israel, được các soạn tác ghi nhận để truyền cho chúng ta ngọn lửa đã được thắp
sáng từ núi Sinai .
2
. Môsê được kêu gọi và giao sứ mạng .
2.1
Dung mạo Vị Cứu Tinh trong Cựu Ước.
Trong cuối thập niên sáu mươi của thế kỷ
trước, các nhà điện ảnh làm một tập phim hoành tráng với tựa đề “
Mười điều răn ” mô tả cuộc vượt thoát cảnh nô lệ của dân Israel dưới sự
dẫn dắt của Môsê khỏi AiCập. Tất nhiên phim ảnh thì phải có hư cấu mới hấp dẫn
người xem, trong đó có câu chuyện tình tay ba giữa Môsê, Pharaoh và vị công
chúa xinh đẹp. Tuy nhiên, thiết nghĩ cần nói trước với các anh chị, phim ảnh
làm méo mó đi sứ điệp mà Kinh Thánh muốn truyền đạt, tạo cho người xem cái cảm
tưởng sự kiện trên phim ảnh diễn ra thực như buổi tường thuật tại chỗ như chúng
ta đang xem tivi ngày nay một phóng sự nào đó. Vậy, Môsê, Ông là ai?
Trước
tiên, chúng ta cần loại bỏ cách hiểu của Mặc khải trong Kinh Thánh cách thô thiển. Khi trình bày về Môsê như vị
cứu tinh đưa dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập, các trình thuật đã được biên tập
để nói cách Thiên Chúa cứu độ dân Ngài.
Môsê, Nhân vật nổi bật trong ngày đầu của
Israel, khi trở thành 1 dân được định danh, khó vạch rõ dung mạo, tâm tình,
hoạt động. Kinh thánh không thõa mãn những yêu cầu sử hạnh con người đó, chỉ
cho thấy tính chất vị cứu tinh là thế nào:
Yannes, Yambres là các đại pháp sư Ai Cập, báo
trước cho Pharaoh về sấm 1 trẻ nhỏ Do Thái sẽ hủy diệt Ai Cập khi đến ngày cùng
tháng tận ( Safer ha Yashar), dẫn dân Do Thái khỏi Ai Cập. Pharaoh và những
người khôn ngoan, dân Ai cập kinh hãi, bàn mưu kế để thoát hiểm. Lệnh tru diệt
trẻ em Do Thái được ban hành.
Amran, người chi tộc Lêvi, đề nghị mọi người
không sinh con 1 cách vô ích: Hãy ly thân. Ông làm gương trước bằng cách ly
thân với vợ là Yokhabed, không biết bà đã có thai được 3 tháng. Myriam, nữ tiên
tri, con gái ông cho biết : Chính ông sẽ sinh vị cứu tinh cho dân tộc. Ông tái
hôn bà Yakhabed. Điều đó lý giải: Môsê sinh ra đã ba tháng mà không bị phát hiện. Môsê thoát nạn và được
công chúa Ai cập nuôi nấng cách kỳ diệu. Môsê nghĩa là được vớt lên khỏi nước.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát họa chân
dung 1 vị cứu tinh cùng với những kỳ tích. Sau nầy, Matthêu cũng dùng chính những
hình ảnh nầy mô tả triệu báo sinh nhật của Vị Cứu Tinh Yêsu.
2.2
Môsê ở Ai Cập.
Dòng dõi Lêvi thuộc nhóm di dân cầu thực,
hoặc là tù binh. Công việc họ phải làm nặng nhọc như: hái nho, đào hầm mỏ, xây
dựng. Khá hơn là viên chức nhỏ, ký lục. Muốn thế, họ cần được đào tạo dưới
quyền quản đốc của các mệnh phụ quý tộc. Điều nầy giải thích về thiếu thời của
Mô sê.
Môsê được đào tạo thành viên chức nhưng vẫn
giữ liên lạc họ hàng thân tộc. Lúc nầy Ai Cập có chiến tranh với Hattu nên phải
đề phòng bằng cách xây tường lũy, kho tàng. Nhân công chính là các dân du mục
lưu cư, tù binh, bao gồm cả Israel. Dân du mục thường chuộng tự do tất nhiên
chống đối. Bị cưỡng bách là việc dễ hiểu.
2.3
Môsê tại Madian.
Trong 1 biến cố, Môsê phải trốn sang
Madian, một bộ tộc du mục có họ hàng thân tộc với dân Israel. Ông có cơ hội
sống đời tự do phóng khoáng như các tổ phụ từng sống. Sinh con, lập nghiệp.
Cuộc đời của ông sẽ đi vào quá khứ như 1 thường nhân nếu không có sự can thiệp
của Thiên Chúa. Trong 1 lần chăn thả súc vật tại Khoreb, Thiên Chúa đã thay đổi
tận cùng cuộc đời Môsê.
2.4
Ơn gọi của Môsê.
Thiên Chúa tỏ mình cho Môsê như là Thiên Chúa
của tổ tiên ông, mang tính liên tục, dấu chỉ Thiên Chúa trung tín, sống động (
nghe, nhìn, yêu thương). Với lời kêu gọi và sai đi, Môsê thoạt đầu đã năm lần
bảy lượt chối từ. Có lẽ đây là kinh nghiệm của ngôn sứ khi nhận ra tình trạng
bất xứng của mình trước Thiên Chúa và lời mời gọi của người. Thiên Chúa đã gọi,
tất nhiên ân sủng sẽ được ban cho người thừa sai thi hành sứ vụ. Môsê cũng thế.
2.5
Mặc khải Danh Đức Chúa.
Khi được hỏi về Danh Thiên Chúa để loan báo
cho dân, Môsê được cho biết Ngài Là YHWH ( Yahveh). Dịch nghĩa văn vẻ “ Ta là Đấng hiện Hữu”. Nhưng như thế
cũng chưa diễn đạt được sự huyền nhiệm sâu thẳm thần tính của Ngài :
-
Thiên
Chúa làm cho có, hoặc Có đó.
-
Ta là
ai, việc đó không phải việc của ngươi.
-
Chính
là Ta ( Chúng ta sẽ thấy Chúa Yêsu mặc khải về Ngài với từ nầy trong Tân Ước) ,
hãy tựa vào Ta… Ta là Ta.
Mặc khải về hình thức có Tên, nhấn mạnh đến sự hiện
diện của Ngài. Ngài long trọng cam kết sự sự hiện diện của Ngài. Mặt khác, điều
nầy lại không phải thuộc tính đích thực của bản chất YHWH. Bản tính Thiên Chúa
vô phương đạt thấu, Ngài cho biết Ngài điều khiển hoàn vũ theo ý định Ngài. Chỉ
duy nhất Ngài : Đấng hiện hữu. Tất cả còn lại là không.
(Các anh chị lưu tâm đến việc mặc khải nầy để có thể
hiểu về tuyên ngôn Nước Trời về sau, trong các Mối Phúc Thật)
3.Xuất hành khỏi Ai Cập.
Sách xuất hành sử dụng thể văn truyền kỳ, chung chung
mang âm hưởng thiên anh hùng ca, thường được kể lại, diễn kịch, dưới lều trại, trong các chợ phiên để ca tụng kỳ công Thiên
Chúa đã cứu thoát Israel khỏi ách nô lệ. Chính vì thế chúng ta cần châm chước
nhiều với các biến cố có tính cường điệu:
-
Pharaoh
: một vị tướng lĩnh biên thùy nào đó.
-
Tai
ương : phóng đại các hiện tượng tự nhiên ngày nay vẫn còn xãy ra.
-
Vượt
Biển Đỏ : Thủy triều lên xuống…
Khía
cạnh lịch sử, dân Do Thái bị bắt bớ đọa đày có lẽ vào thời SETI (1314-1232) và
biến cố xuất hành dưới thời RAMSES II (1298-1232). Tuy nhiên, chúng ta không
quá quan trọng về lịch sử theo nghĩa cận đại nhưng theo những gì soạn giả nhân
danh Thiên Chúa để nói với mỗi người.
3.1. Lễ Vượt qua ( Paskha)
Nghi
tiết nầy có từ rất lâu trong dân du mục, bán du mục. Nghi lễ không cần tư tế,
bàn thờ. Quan trọng là: dùng máu bôi lên cửa lều trại để xua đuổi tà thần xấu
xa. Vào khoảng trăng rằm mùa xuân, người ta bắt con chiên non béo tốt, cho ở
gần gia đình, hàm ý như 1 thành viên. Sau đó, người ta giết thịt, lấy máu bôi
lên lều trại. Chiên được nướng, đơn giản vì không cần dụng cụ, ít hao nước, ăn
với ít rau đắng mọc hoang trong sa mạc, có độc nhưng như là gia vị.
Đến
thời Môsê, nghi tiết vượt qua nầy có ý nghĩa thánh sử: Đánh dấu việc Thiên Chúa
can thiệp để cứu dân khỏi ách nô lệ Ai Cập, một việc làm công chính mà Thiên
Chúa vì trung tín với Lời Hứa, đã thực hiện. Nghi thức nầy xãy ra sau tai ương
giáng xuống Pharaoh và vương quốc. Trong đó, việc tường thuật giết con đầu lòng
người Ai Cập, gây cho người đọc khá nhiều phản cảm. Vậy chúng ta hiểu các vấn
đề nầy thế nào?
3.2. Các tai ương gieo xuống
Pharaoh và Ai Câp.
Rất nhiều và rất nhiều anh chị trong các
khóa học hay có dịp đọc các đoạn trình thuật nầy tỏ ra rất bất bình, cảm thấy
Thiên Chúa thật bất công giáng họa trên dân Ai Cập, trừng phạt tập thể. Đặc
biệt với tai ương thứ 10: giết con đầu lòng người và vật Ai Cập, hình như để
chứng tỏ uy quyền tối thượng.
Ngoài ra, khi trả lời các chất vấn nầy, do
nhiều nguyên nhân, người trình bày không diễn đạt được tường tận nên cũng tạo
sự bất mãn ngấm ngầm trong lòng các học viên. Quả thật, đây là một trong nhiều
đoạn trình thuật khó nuốt trôi khi miêu tả Thiên Chúa vốn mệnh danh là Thiên
Chúa tình yêu, lại ra tay thanh trừng sắc tộc. Cứu lấy một đám dân nầy mà tàn
sát dã man vô số kẻ khác. Một Thiên Chúa được miêu tả như thế, người Ai Cập
ngày nay khi đọc, làm sao có thể tin yêu, phó thác trọn vẹn được? Một Thiên
Chúa như thế, liệu có đáng cho chúng ta tin theo? Vậy, đâu là ý nghĩa trình
thuật nầy đề cập đến?
Phải nói rằng, trình thuật về tai ương
giáng xuống Pharaoh và người Ai Cập không phải là sự trừng phạt tập thể nhưng
diễn tả tính liên đới. Nếu lưu ý, tường thuật miêu tả khi nghe triệu báo về vị
cứu tinh Israel sinh ra, Pharaoh và triều thần cùng dân chúng đều kinh hãi, bàn
mưu và cùng đồng phạm trong quyết định giết trẻ em sơ sinh.
Pharaoh và vương quốc của mình được biên tập
như tiêu biểu cho quyền lực xấu xa tàn ác, thống trị, nô lệ con người, cụ thể
là người Do Thái. Thiên Chúa giết con đầu lòng người và vật Ai Cập là dấu chỉ
Thiên Chúa tận diệt tới tận mầm mống của sự dữ để giải phóng con người khỏi ách
nô lệ ( Khi đề cập con đầu lòng , là đề cập tính kế thừa liên tục ).
Thật
ra, trình thuật nầy mang sứ điệp tiên tri. Bằng cái chết và sự phục sinh của
Đức Yêsu Kitô, Ngài đã tiêu diệt tận cùng ách nô lệ tội lỗi do tên ác thần
tròng vào nhân loại, mà đỉnh cao của sự dữ là cái chết. Do đó, khi đọc tới đoạn
văn nầy, các anh chị đừng bận tâm theo nghĩa đen mà các tư tế viết lại để mang
lại một ý nghĩa tuyệt đối về ơn cứu độ Thiên Chúa đã làm cho Dân mà Ngài chọn.
Câu chuyện Thần hủy diệt Vượt Qua mà không
giết con đầu lòng người Do Thái, khi thấy dấu máu chiên con bôi trên cửa nhà,
cho chúng ta sứ điệp gì trong ngày hôm nay ?
Trong một lần trao đổi với nhau sau buổi
hướng dẫn, chúng tôi chợt nhận ra, cần chia sẽ với các anh chị thêm về sứ điệp
nầy: Hiện nay, với chủ trương hạn chế sinh sản bằng bất cứ giá nào của nhiều
chế độ, cộng với truyền thông lệch lạc, nhiều cha mẹ, thân nhân của các thai
nhi nhẫn tâm loại bỏ con mình. Đa phần trong các thai nhi đó chẳng phải
là con đầu lòng? Thế thì: Ai là người giết con đầu lòng? Con người lệch
lạc hay Thiên Chúa? Chính thủ lãnh thế gian nầy: satan, lung lạc và điều khiển
tay chân nó thực hiện tội ác ghê gớm, che đậy dưới nhiều lý do hoa mỹ. Đối với những kẻ có Máu Chiên Con ( nghĩa là
những người thật sự nhận lấy Đức Yêsu Kitô là Chiên Thiên Chúa) Đấng đã lấy máu và cái chết khổ nhục trên Thập
giá cùng sự phục sinh vinh hiển, đóng
dấu ấn Máu Cứu độ vào cửa tâm hồn, thì các lý do vô luân của ác thần vô phương
xâm nhập được ngôi đền Thánh Thần, là thân xác họ, thì con đầu lòng họ được cứu.
Trình thuật nầy cho người tín hữu chúng ta ý
nghĩa mới: Máu chiên con xưa kia xác nhận giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài
đã tuyển chọn giữa các dân khác. Thiên Chúa sẽ để cho Đức Yêsu chết và sống lại
trong dịp lễ Vượt Qua. Như vậy , máu của Đức Yêsu sẽ xác nhận giao
ước mới giữa Thiên Chúa và nhân loại. Lễ Vượt Qua mới sẽ là lễ mừng con người
được giải thoát hoàn toàn nhờ giá máu của Đức Yêsu Kitô. Mỗi thánh lễ cử hành,
đều nhắc nhở chúng ta thập giá và sự phục sinh của Ngài, đã qui tụ những người
ý thức mình đã được giải thoát và nay cần dấn thân vào công cuộc giải thoát cho
nhân loại.
3.3
. Xuất hành .
Chúng ta không ngộ ngận Israel làm một cuộc
xuất hành ngoạn mục như trong phim ảnh sau đêm can thiệp hiển hách của Thiên
Chúa. Thực tế, để tránh sự truy lùng của quyền bính biên thùy Ai Cập, họ phải
lén lút ra đi bằng nhiều phương tiện và người
dẫn đầu là Môsê, có kinh nghiệm đi lại trong sa mạc.
Trình thuật mô tả ngày hôm sau toàn dân
Israel rộn ràng lên đường làm cuộc phiêu lưu kỳ vỹ tiến về Đất Hứa dưới sự lãnh
đạo của Môsê và các cộng sự. Phải nói là phiêu lưu vì khi tiến về Đất Hứa, họ
không có một chỉ dẫn nào cụ thể phải đi tới đâu, tổ chức thế nào mà chỉ có một
niềm tin duy nhất vào sự quan phòng của Thiên Chúa. ( hệt như hình ảnh ngày nào
tổ phụ Abraham lìa bỏ quê hương để theo lời gọi của Thiên Chúa) Trình thuật
dùng hình ảnh Thiên Chúa ban ngày đi trước họ trong cột mây để dẫn đường, ban
đêm trong cột lửa để soi sáng và dân Ngài có thể đi cả đêm lẫn ngày.
Ngay từ đoạn văn khởi đầu ra khỏi Ai Cập
nầy, chúng ta dễ dàng nhận thấy ý nghĩa muốn đề cập . Đây là hình ảnh lý tưởng khi
đoàn người được nhận ơn Cứu Độ, trở thành đoàn người tự do khỏi ách nô lệ
của satan, nhận lấy Thiên Chúa làm gia
nghiệp và bước đi vững vàng trong ân nghĩa dư tràn của Ngài. Đây cũng là hình
ảnh của Ngày Yahveh, ngày Cánh Chung khi Thiên Chúa hiển trị “dưới
đất cũng như trên trời ”
3.4 Biển
Đỏ .
Các anh chị nào nếu có dịp xem bộ phim “ Mười điều răn ” sẽ thấy vẻ hoành
tráng khi dân Israel vượt qua biển giữa hai vách tường nước cao vòi vọi, bên
trên bờ là Môsê với tay cầm gậy đưa cao. Các tình tiết trong phim được lấy cảm
hứng từ thiên anh hùng ca trình thuật trong chương 14 của sách Xuất hành.
Chương nầy nói gì ?
Pharaoh và triều thần nuối tiếc một nguồn
lực từng phục vụ nên ra quân truy đuổi, hy vọng buộc đám dân vừa nếm mùi tự do
lại lâm vào cảnh nô lệ cho họ. Đám dân vừa tập tễnh biết tự do, đã vội lên
tiếng trách móc Môsê và Thiên Chúa mà quên khuấy ngay kỳ công Thiên Chúa đã làm
cho họ. Đức Tin không bám rễ sâu vào lòng, khi có biến cố thử thách là dễ bị
chối bỏ và trở về ngay thân phận nô lệ tội lỗi. (Chúng ta sẽ thấy lại
hình ảnh nầy trong Tin Mừng Mt 12,43-45 và Lc 11,24-26 với đề tựa Quỷ phản công
)
Tuy
nhiên, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, đã không bỏ mặc con người yếu hèn kém
tin. Trong trường hợp nầy cũng vậy, Ngài đã cho Môsê đưa gậy trên biển và nước
rẽ hai, toàn dân an toàn vượt biển. Chiến mã và kỵ binh Ai Cập thấy thế cũng
tràn xuống, đuổi theo, nước biển đổ ập vùi chôn họ. Thật ra thì các trình
thuật cổ xưa hơn, không cho các chi tiết rõ ràng và chỉ nói những kẻ đuổi theo
được phát hiện phơi thây trên bờ biển. Đoạn trình thuật này có ý nghĩa Thiên
Chúa phù trợ dân Ngài. Các anh chị cũng nên biết sự thực thì không phải dân Do
Thái ra đi một cách rầm rộ khí thế nhưng là các cuộc đào thoát nhỏ lẻ trong đêm
và bị truy kích, có thể trong khi mãi mê truy kích như thế, quân binh Ai Cập bị
thủy triều cuốn phăng đi. Thế là dưới ngòi bút và dưới nhãn quan lòng tin, các tư
tế nhận thấy đây là ơn Đức Chúa đã làm cho tổ tiên mình nên biên tập lại cho
khí thế.
Ý
nghĩa thứ nhất chúng ta rút ta được là những người như Môsê phải chiến đấu để vực dậy anh em mình và làm
cho họ thành những người tự do . Chính những người được chọn lựa phải cũng cố
lòng tin của anh em . (
Phêrô sau nầy cũng được trao phó sứ mạng nầy và qua ông là các kẻ kế nhiêm, thí
dụ như Đức Gioan Phaolô II, Benêđíchtô 1…
) Thủ lãnh thế gian cũng như Pharaoh xưa kia, không dễ dàng buông tha những nô
lệ của mình và không từ bỏ thủ đoạn nào để tái lập ách thống trị trên những
người được cứu rỗi. Chúng ta là những người còn kém tin, nên những biến cố
trong cuộc đời, những thử thách đôi khi nghiệt ngã, dễ làm chúng ta buông xuôi
trách móc ngược lại. Nhưng Thiên Chúa,
Đấng Cứu Độ chúng ta không để mặc chúng ta trong cơn thử thách.Thông qua Hội
Thánh, Thiên Chúa không ngừng gia ân để cũng cố chúng ta được bền đổ và vượt
qua biển Đỏ của chính mình để vào Đất Hứa, nhờ công nghiệp của Môsê mới là Đức
Yêsu Kitô. Sau nầy khi dạy cho chúng ta cầu nguyện tại Kinh Lạy Cha, Ngài đã
chẳng hướng dẫn chúng ta xin cho khỏi sa cơn thử thách đấy sao. Câu chuyện từ
Cựu ước mà được sáng tỏ trong Tin Mừng là vậy. Càng thấy sự mỏng dòn yếu kém
thì chúng ta càng khẩn thiết xin lòng thương xót vô biên của Đức Chúa .
Đối với anh chị, những người sẽ là tân
tòng, bài học nầy còn có ý nghĩa tuyệt vời hơn: Khi chịu phép thanh tẩy, anh
chị cũng bước qua khỏi biển Đỏ, theo lời mời gọi và ân sủng của Thiên Chúa. Anh
chị đã dứt khoát bỏ lại sau lưng cuộc đời trước kia và bắt đầu khám phá một
khung trời tự do mới, tự do con cái Chúa. Chúng ta sẽ không làm việc đó
một mình nhưng cùng cộng đoàn những người tin dưới tác động của Thánh Thần
Thiên Chúa
4. Hành trình trong sa mạc.
4.1 Vai trò Môsê.
Môsê
không phải nhà cầm quân đánh giặc, đã có Yoshuê. Ông cũng không phải người
hướng đạo, đã có dân Madian dẫn đường. Ông cũng không phải trông nom lễ tế, đã
có Aaron cùng các tư tế. Môsê là người cầu nguyện.( Xh 17,8-16)
Cầu
nguyện là thân thiết với Thiên Chúa (Xh 24,8-18;33,18). Ông chịu lấy những chỉ
thị Thiên Chúa mà ban xuống cho dân bằng các sấm ngôn cũng như luật lệ. Phân
giải các tranh chấp giữa các bộ tộc. Hun đúc, tôi luyện họ trở thành 1 dân, có
liên lạc với nhau theo truyền thống đạo giáo Đức Chúa truyền.
4.2 Sự nghiệp Môsê.
Môsê
được xem như người sáng lập nên 1 dân và ban bố lề luật theo lệnh truyền của
Đức Chúa. Ông có ảnh hưởng trên các bộ tộc, đặc biệt bộ tộc xuất phát từ Yuse
là Mơnasse và Ephraim, tôi luyện cho họ lòng sùng bái Đức Chúa, chuẩn bị cho
dân đón nhận giao ước với Đức Chúa.
4.3 Trong sa mạc.
Sa mạc,
trong kinh thánh gồm 2 hình thức cựu trào. Dân Israel không ưa gì sinh hoạt
trong sa mạc. Cain, có tội mà bị lưu vong trong sa mạc. Ismael, dân du mục tha
phương trong sa mạc. Như thế, sa mạc là nơi cư trú của những kẻ bị trục xuất,
ngoài vòng pháp luật. Sa mạc còn là nơi mãnh thú, quái vật, tà ma quỹ dữ ẩn
náu. Con chiên (dê) mang tội ( bouc émissaire) bị đuổi vào sa mạc, làm mồi cho
Azaxel quỷ sứ ăn. Như thế, sa mạc là nơi thử thách.
Tuy
nhiên, dưới nhãn quan của các ngôn sứ, sa mạc được coi như thời thanh xuân của
Israel. Đây chính là ý nghĩa Sách Xuất Hành muốn đề cập đến: Tôn giáo Israel
toàn vẹn và trung tín dưới sự dẫn dắt của Đức Chúa. Trình thuật cuộc hành trình
40 năm trong sa mạc như là cuộc tẩy luyện, lột xác của con bé lọ lem ngốc
nghếch, được cứu thoát khỏi thân phận nô lệ, trỏ thành người yêu kiều diễm của
vị Thần Duy Nhất. Chẳng thế mà về sau các ngôn sứ, nhất là Hôsê, xem như là giai
đoạn trăng mật giữa đôi hôn phối mà tuyệt đỉnh là hôn ước Sinai.
Tất
nhiên, để đạt được hôn ước nầy, hai bên đã không ngừng thử thách nhau, đòi hỏi
cũng như đáp ứng. Các câu chuyện về bánh Manna, chim cút, Nước từ đá… là hình
ảnh cho các thử thách, đáp ứng nầy.
5. GIAO ƯỚC SINAI.
5.1 Giao ước trong Cựu Ước.
Cựu
Ước là 1 chuỗi các giao ước mà trong đó ân sủng luôn đi trước. Ân sủng là nền
tảng của lề luật, là phương cách sống để kết thân với Thiên Chúa. Được thể hiện
bằng các lời chúc lành, chúc dữ :
-
Giao
ước với Noê : diễn tả ý định phổ cập, đại đồng của Ơn Cứu Độ.
-
Giao
Ước với Abraham : bước đầu cụ thể hóa Ơn Cứu độ nơi một dòng tộc.
-
Giao
ước Sinai: Giao ước tuyệt đỉnh của Cựu Ước, nền tảng cho mọi giai đoạn Thánh sử
Cựu Ước.
-
Giao
Ước David : Lời Hứa vô điều kiện về thực hiện ơn Cứu độ cùng tận.
-
5.2 Tính chất giao ước.
-
Được
xây dựng trên sáng kiến tuyệt đối của Thiên Chúa. Ngài tự do lựa chọn chứ không
tự buộc mình vào liên đới với một dân nào đó, do tư cách của họ.
-
Giao
ước của Thiên Chúa đáng tin cậy, không bội ước, thay đổi thái độ. Sự trung tín
của Thiên Chúa là nền tảng để mỗi người trong giao ước có thể xây dựng một đời
sống vững vàng, chổ nương tựa bền vững. Tuy nhiên, trung tín là trung tín với
LỜI của Ngài chứ không lệ thuộc vào sự trung tín của dân. Sự trung tín nầy vô
điều kiện.
-
Hứa và
giữ Lời của Thiên Chúa là một. Chính vì thế Thánh sử mới có 1 hướng đi, quá khứ bảo đảm cho tương lai để tiến đến
tột cùng : LỜI Thiên Chúa trở thành 1 nhân vật : Lời đã thành xác phàm và ở giữa
chúng ta.
5.3 Giao ước Sinai – Thập
giới.
Khi
đề cập đến giao ước Sinai, không ít người tín hữu chẳng nhận ra ân huệ Thiên
Chúa trao ban. Thật thế, nhìn về khía cạnh luân lý, người ta xem thập giới như
những điều buộc phải thế nầy, thế khác mà không phải là ân huệ, cảm thấy nặng
nề khi gìn giữ.
Khi
con người mất đánh mất mối thâm tình với Thiên Chúa, con người đánh mất luôn
phẩm giá cao quý “ giống hình ảnh Thiên Chúa”. Mối quan hệ với Thiên Chúa đổ vỡ
dẫn đến việc con người không còn làm chủ được bản thân, tương quan nhân ái với
nhau. Thay vào đó, bạo lực trở thành động lực phát triển và chi phối con người.
Hành vi tiêu biểu của loài thú.
Với
Thập giới trên núi Sinai, Thiên Chúa đã tiến hành một bước quan trọng để khôi
phục phẩm giá con người. Ân huệ ban sự sống là như thế. Thập giới như những mốc
cắm chặng để con người được bảo vệ khỏi những sa đọa.
Trong
ba giới đầu tiên, Thiên Chúa muốn con người nhìn nhận lại mối quan hệ Đấng
Thánh – Thụ tạo. Chỉ khi nhìn nhận Thiên Chúa là tất cả trong cuộc đời, con
người mới thấy sự yếu đuối mỏng dòn để được Ngài nâng đỡ, mới có năng lực để
xây dựng mối tương quan với nhau trên căn bản con người
Các
giới răn thứ tư trở về sau, cho con người khuôn phép để sống xứng đáng với vị
thế con người, tách con người thoát bản năng thú vật. Con người cần cư xử với nhau đúng mực, giới hạn cái tôi vị kỷ, đã
là nguyên nhân gây đổ vỡ ban đầu.
Sau
nầy, khi nhìn lại những ân sủng Đức Chúa đã thực hiện nơi Dân của Ngài, các
ngôn sứ có lý khi xem Thập giới như Cây Trường Sinh, được ban cho nhân loại.
Những ai ăn trái nầy, họ được sự sống đời đời Thiên Chúa trao tặng. Ân huệ nầy
không chỉ dành riêng cho Israel, nhưng còn được ban tặng cho toàn thể nhân
loại.
5.4 Đặc ân của giao ước.
Khi
nhận lấy giao ước, dân Israel được hưởng các ân sủng của Đức Chúa, làm họ trở
nên cao quý trước muôn dân :
a / Israel trở thành “ một dân thánh ” nghĩa là dân được
thánh hiến cho Thiên Chúa. Thuộc về Thiên Chúa thì gọi là thánh. Israel
là vương quốc mà vị vua duy nhất của vương quốc nầy là ĐỨC CHÚA. Chính vì
thế nhiệm vụ trước tiên của lãnh đạo Israel
là thiết lập công lý. Dân Israel là những người tự do chỉ thuộc về Thiên Chúa
nên không được để lây nhiễm bời các ngẫu tượng, các tập tục ô uế và các giá trị
sai lầm của các nước khác .
b / Israel
là “ một vương quốc tư tế ”. Trong tôn giáo, tư tế là người đến gần Đấng Thánh
và là người trung gian giữa Ngài và con người. Thế nhưng với đặc ân nầy thì
toàn dân Israel
được nhận biết và đến gần Thiên Chúa theo cách mà các dân khác không có. Họ sẽ
nhận được các lời Thiên Chúa hứa cho loài người và Ngài phái đến cho họ các
ngôn sứ để họ là người đầu tiên được hiểu biết rõ ràng những đòi hỏi của công
lý và tình huynh đệ .
Các
đặc ân trên giúp chúng ta hiểu điều sau nầy Đức Yêsu nói với các tông đồ trong
buổi Tiệc ly về Giao ước mới (Mc 14,24 ) Trong lời cầu nguyện kế tiếp, Ngài đòi
hỏi các người tin trở nên dân mới, thánh hiến cho Thiên Chúa và là tư tế của
Thiên Chúa trong thế giới hôm nay. Các đặc ân nầy chính là vương tử , tư tế và
ngôn sứ mà mỗi người khi chịu phép thanh tẩy nhận được vậy .
6
. Lề luật .
Thập giới được xây dựng như một khung sườn
quy định cách thức dân Israel phải ứng xử thế nào trong mối tương quan với
Thiên Chúa và với anh em. Lề luật Môsê được mặc khải, là bánh ( lương thực)
Thiên Chúa nuôi dưỡng Dân. Triển khai chi tiết hơn , các thủ lãnh trong dân hình
thành các lề luật chi tiết để tiện quản trị dân chúng ngày một thành một xã hội
phức tạp. Các luật nầy gồm cả những quy định về vệ sinh, sức khỏe cộng đồng.
Chẳng may, con người vốn hay cực đoan, dần biến lề luật thành gánh nặng trên
đầu cổ dân, biến thành công cụ bóc lột và tránh né nghĩa vụ đối với đòi hỏi của
Thiên Chúa. Đức Yêsu đã có thái độ đối với cách hành xử lề luật kiểu nầy trong
cuộc đời rao giảng của Ngài, đặc biệt trong chương nói về sự Công Chính Mới.
Môsê đã dẫn dân Israel đi đến đất hứa với bao lo
toan nhưng chính Thiên Chúa quan phòng đã gìn giữ và huấn luyện dân Ngài . Khi gần đến Đất Hứa , ông
giao quyền cho Yoshuê và không lâu từ trần trong ân nghĩa Thiên Chúa .
Chúng ta sẽ theo dõi tiếp phần lịch sử Cứu Độ
trong chương tiếp theo ./.
No comments:
Post a Comment