Wednesday 8 October 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu Chuộc, cốt-cách kinh-nghiệm của Kitô-hữu



Chương Bẩy 
Cứu-Chuộc thế-gian
qua các đạo trên trần-thế
(bài 36)


                     

Phần 3:
Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo
là cốt-cách kinh-nghiệm
của Kitô-hữu

Quả thật, ta luôn cần Đấng Cứu-chuộc ở với ta. Và duy-nhất, chỉ một Đấng Cứu-chuộc là Đức Kitô, Đấng phú-ban cho ta quà-tặng vượt trên ta nữa. Và Ngài, vốn là Đấng siêu-việt nên quà-tặng Ngài ban, là sự sống vĩnh-cửu ta đạt được sau khi chết, nhờ sống lại.

Bởi, Ơn Cứu-chuộc là tiến-trình cốt chỉnh-sửa cá-thể mỗi người chúng ta cho lành-mạnh hơn tất cả mọi sự thể, để rồi ta không vướng mắc vào thứ lỗi/tội nào hết. Sức khoẻ của tâm-thân, là sự an-lành/hạnh-đạo, đã nên thành-toàn nơi tính thánh-thiêng của Ơn Cứu chuộc, cũng ra như thế.

Giáo hội đuợc Chúa trao cho trọng-trách cưu-mang Ơn Cứu-chuộc, cách đặc biệt. Chúng dân muôn nước đều nhận ra Ơn Cứu-Chuộc ở trong và ngang qua Giáo-hội. Trên thực-tế,  Ơn Cứu Chuộc Ngài phú-ban thường bị hệ-thống-hoá như một thể-chế ở đời thường. Nói rõ hơn, Giáo-hội thường đi đến quyết-định cũng khá lạ, là: Những ai ở ngoài Giáo-hội, sẽ không có được Ơn Cứu-chuộc và sẽ chẳng được Chúa Cứu-Thế lo cho con người mình bất cứ thứ gì. Chính vì thế, ta phải hiểu cụm-từ “kết-án chung-cuộc”, thật ra, không thể áp-dụng cho những người sống “ngoài” Giáo-Hội được.

Đạo Chúa thẩm-định vị-thế để ta bàn-luận, gồm quá-trình/lai-lịch trong đó có:

-sự phân-biệt (tức: trở-nên-một với Chúa và trong Chúa, đảm-bảo sự khác-biệt với Chúa – là việc tập-trung nhấn mạnh lên sự khác-biệt hơn cả việc “trở-nên-một”) 

-Tình thương, là việc cho đi chính mình khi ta quan-hệ với người khác. Là: đi ra ngoài mà đến với những người có cuộc sống rất khác hoặc giữ đạo khác với mình.

-Mục-tiêu hoặc cùng-đích của sự sống đã trở nên mới mẻ, vượt lên trên những gì có trong ta một cách tự-nhiên được Chúa phú-ban, ngang qua ân-huệ.

Chỉ có Đạo Chúa mới coi sự kết-hợp khiến cho con người được thăng-hoa đi vào với sự sống của Ba Ngôi Đức Chúa. Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo trở-thành sự cứu-độ con người từ chốn “Niết Bàn”/“trở-nên-một” rất cơ-bản!


Khai-sáng nơi nhà Phật:
cốt-cách kinh-nghiệm từ Phật-tử


Đạo nhà Phật, cũng sử-dụng cụm-từ “độ-trì” nhưng lại mang ý-nghĩa giải-thoát ta khỏi cảnh-tượng ngu-si/dốt-nát, nhờ sự khai-sáng, tuyệt-diệt cái “ngã” sai lạc (đúng hơn phải nói: đó là sự hủy-diệt hoàn-toàn lý-lịch sai-lạc vốn dính vào với “ngã”). Và, Từ-bi/Hỷ-xả là kết-quả của việc diệt “dục” bên trong “Ngã”.     

Đối lại, Đạo Chúa coi Ơn Cứu-chuộc như tiến-trình không bị triệt-tiêu, nhưng tháp-nhập và hội-nhập vào bản-thể con người. Bản-thể của ta hiện-hữu mà không bị tắt ngúm hoặc hủy-diệt, nhưng vẫn vĩnh-cửu trong Chúa. Kitô-hữu sinh ra, là để thương-yêu người đồng-loại như yêu-thương chính mình; còn, người nhà Phật lại vẫn nghĩ: không “ngã” nào trên đời khiến con người biết yêu-thương người khác, hết.       

Với nhà Phật, sống là truy-tầm cái “Ngã” đích-thực, vượt mọi thể-hình hoặc thể-loại nào vốn có. “Ngã” đích-thực, là lối nói một chiều về “vô ngã/vô thường” đã lạc mất; nên con người cứ luyến nhớ điều đó, cách khôn nguôi.

Ta để lạc mất nó, là do thế-giới có thiếu-hụt căn-bản. Thế-giới ta sống, là sống hữu-hạn, không miên-trường, lại đem cái “Dục” vào thân; đồng thời, lại dính-liền với cái “Dục” ấy. Các yếu-tố này, là căn-nguyên/cội-nguồn hi-hữu tạo nên Khổ đau, âu sầu, dị-biệt.

Bằng vào Tông-thư “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy-Vọng”, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mô-tả Phật-giáo như thứ tôn-giáo tiêu-cực trong đó người nhà Phật tin rằng thế-giới là ác-quỉ, bắt nguồn từ sự-dữ mà ra. Trong khi đó, Đức Bênêđíchtô 16, khi còn là Hồng Y Ratzinger, lại viết một câu như thể bảo: Đạo Phật tự tạo cho mình thứ “Dục Tự-tại”. Thật ra thì, ngôn-từ do các đấng bậc trên cao sử-dụng là cốt để so với Ơn Cứu-chuộc Kitô-giáo, cũng hơi quá đáng và không thích-hợp cho công-cuộc Đại-kết. Theo nhà Phật, thế-giới ta sống, không là thế-giới đích-thực mà chỉ là Khát vọng. Là, “Lòng Dục”, tức: nguồn-gốc của sự dữ. Nó còn có nghĩa như thứ gì đó dính-liền một cách không thích-đáng vào bản-thể con người.

Nơi thế-giới Tây phương, Phật-giáo được tô vẽ bằng hình-ảnh của cái mà người nhà Phật gọi là “sắc-sắc-không-không”. Bởi: điều đó nói lên tính cơ-bản của mọi sự và của chính “ngã”, tức: chính sự “Hư không”, “Trống rỗng’. Và như thế, nó có nghĩa ‘không-là-gì-cả’. Điều này, quả thật, không có thực. Với nhà Phật, ‘sự trống rỗng’ không có nghĩa: ‘không-là-gì-cả’, mà là trạng-thái súc-tích/đầy tràn cách vô-tận, mà không bị bất cứ thứ gì có thể cắt/xẻ thành nhiều thứ/nhiều sự, được. Và, dịch cho sát nghĩa, phải gọi đó là trạng-huống của ‘sự - không – có – gì’, hết.

Ở trời Tây, Đạo của Phật thường được giới-thiệu như thứ đạo cổ-võ cho việc chấm-dứt sự hiện-hữu của con người. Điều này, không mang ý-nghĩa đúng cho lắm. Thật ra, đạo của Phật biện-hộ/cổ võ cho sự chấm-dứt nhận-thức theo cách sao đó, về hiện-hữu của chính con người chúng ta.


Ở thế-giới này, ta được coi như thành-phần mà thuyết “Luân-Hồi” gọi là sự tái-sinh liên-tục thành nhiều kiếp, để đi vào tình-trạng rất thực, hệt như thế. “Ngã” đích-thực, là: “Vô ngã đã lạc mất”, nay gọi là Niết-Bàn. Nó trụ trong ta và nổ bùng từ bên trong. Và, khi ta tiếp-cận nó, chuỗi luân-hồi nhiều kiếp này sẽ chấm-dứt. Cũng nên mở dấu ngoặc để ghi thêm ở đây một câu hỏi, rằng: Nụ cười hiện trên mặt Đức Phật, xảy đến từ lúc nào?

Sự sống là Đạo. Là, còn Đường giúp ta sống hết kiếp này đến kiếp khác, hầu tiếp-cận Niết-Bàn. Nơi đây, có cuộc sống hài-hoà, sâu-sắc hơn cả sự tách-bạch giữa những gì là thánh-thiêng và trần-tục. Nó nâng nhấc trạng-huống ta đang sống, để trở-thành tình-trạng ‘cứ để chuyện ấy xảy ra’. Nó sờ/chạm được cả cái “Vô ngã và vô thường” của nhà Phật, nữa.

Tứ-bảo nơi Đạo của Phật, gồm: Phật, Pháp, TăngTừ-Bi-Hỷ-Xả là lý-tưởng có được từ Boddhisattva, nói về những người đạt chốn “Sáng” đi vào sự sống rất năng-động vì người khác và cho người khác.

Nhà Phật vẫn quan-niệm, rằng: ngoài Đạo của Phật ra, không có sự Khai Sáng nào hết.

Đạo của Phật còn đề ra một quá-trình/lại-lịch để ta bàn-luận tiếp, về:  

            -việc “trở-nên-một” quyết loại-trừ mọi khác-biệt ở đây đó;
            -Tình thương = “vô ngã” vượt mọi quan-hệ, mọi sự dính liền vào cái “vô thường”;
            -chặng cuối của việc Khai Sáng là đi vào những gì đã có ở đó.

Đạo của Phật (và đạo khác ở châu Á) vẫn coi ‘sự hiệp-nhất’ như chân-lý hầu thăng-hoa mọi “vô ngã/vô thường”, đều ra thế.                       

                                                                --------------                          
                       



                                                                                                                                    (còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     
       

     

No comments: