Thursday 16 October 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Kinh-nghiệm thần-bí qua cung-cách từng trải rất Ấn-giáo



Chương Bẩy 
Cứu-Chuộc thế-gian
qua các đạo trên trần-thế
(bài 37)


                     

Phần 4:
Kinh-nghiệm thần bí
qua cung-cách từng trải
rất Ấn-giáo


Với Ấn-giáo, kinh-nghệm từng-trải sâu-xa nhất về thần-bí, lại là thứ kinh-nghiệm về “ngã” theo cung-cách rất chất-ngất. Kinh-nghiệm đầy chất-ngất ở Ấn-giáo, có “bản ngã đã lạc mất” lại được bảo là đã biến-dạng để đi vào nhận-thức tuyệt-đối. Thật không rõ, là nhận-thức về tính Tuyệt-đối, có khác với “ngã” thực-hữu hay không? Chỉ biết là, mọi khác-biệt đều biến dạng nơi “vô thường/vô ngã” của mọi sự, tức tính tiêu-cực nơi con người. Đây, là điều mà phần lớn những người sống ở trời Tây, hay gọi đó là kinh-nghiệm về “hư không/trống rỗng”, tức tính tiêu-cực của cái-gọi-là “Siêu Bản-chất”.

Những ai có kinh-nghiệm như thế, lại vẫn hiểu rằng: đây không là kinh-nghiệm về “hư-vô/tiêu-cực” chút nào hết. Bởi, qua kinh-nghiệm, ta thấy được sự giải-thoát không chỉ với lỗi/tội ở mọi dạng-thức, mà là giải-thoát khỏi “Maia, Nữ-thần tiêu-cực”, để rồi ta được phép sinh-xuất khỏi vòng quay thời-gian đang quay nhanh, hoặc khỏi mọi bất-ngờ/tạm bợ theo cách tương-tự. Khi ấy, ta sẽ thấy “gương phản chiếu” của “Ngã” cơ-bản, vẫn trú-ngụ ở trong ta. Đây, là sự chuyển-biến từ cái “tôi” sang cái “nó”, rất tuyệt-đối. Nhưng, cái “tôi” hoặc cái “nó” ấy, có là thứ tuyệt-đối để ta tháp-ghép vào bên trong đó hay không, đó mới là vấn-đề? Và, đây cũng là thứ “nhập thiền” theo kiểu yoga, cốt biến-đổi “ngã” của ta thành thứ gì đó phụ-thuộc vào cái “nó” như thế ấy. Ta sử-dụng cái “nó” càng nhiều bao nhiêu, sẽ thấy sự khác-biệt giữa “ta” và “nó” càng loãng nhạt và mờ dần bấy nhiêu…

Sankara, là nội-dung tốt-lành của cái “nó” là thế đấy. Nhưng, nội-dung đây, lại song-hành với Đức Grêgôriô thành Nyssa, với cả Dionysius, Eckhart và ở thời-đại của riêng ta, nó lại cũng giống cả với Don Cupitt, nữa. Hơn nửa thế-kỷ qua, nhiều ví-dụ cho thấy Kitô-hữu sống đời ẩn-dật chốn tu-trì đạo-hạnh như: Jules Monchanin, Henri Le Saux, Bede Griffiths, Sara Grant  vv..cũng từng có kinh-nghiệm như thế.

Abhishiktananda (Le Saux) là học-giả từng phấn-đấu cả đời mình với cái “vô ngã/vô thường” để đưa nó vào cả Đạo Chúa. Nhiều năm trước, ông từng cố gắng chuyển-tải tâm-thức “vô ngã/vô thường” vào Đạo Chúa Kitô nữa. Và, những năm cuối, ông đi đến kết quả là: đã thực-hiện được các bước nhảy vọt để vào với “vô ngã/vô thường” ấy…


a.    Đến hôm nay, ta trải-nghiệm được cũng khá nhiều về khái-niệm “vô ngã/vô thường”, nên có lẽ ta cũng có khả-năng tìm gặp được sự bình-an hài-hoà kiểu của Đức Grêgôriô đấng-bậc tu-trì khắc-khổ, ở Đạo Chúa.

b.    ‘Thế giới ở trời Tây chắc chẳng khi nào chấp-nhận là thực-sự có thứ gì ngoài tầm-kích hiểu-biết tường-tận mọi sự, có cảm-thông. Cảm-thông/am-tường tạo ưu-tiên lên cả ý-niệm hiện-hữu’, nữa.

c.    “Ơn Cứu-Chuộc tạo khái-niệm huyền-nhiệm và tính-chất xã-hội duy-nhất chỉ cho những người không thức-giấc kịp hầu nhận-thức là: Đạo Chúa lâu nay được củng-cố để trở-thành thứ tôn-giáo đích-thực. Đạo Chúa, xem như thế, cũng là Đạo của ‘vô ngã/vô thường’, thôi’.

d.    ‘Nhiệm-tích Nhập-thể’, tự bản-chất, cũng biểu-tỏ một trải-nghiệm về ‘vô ngã/vô thường’ rồi.

e.    ‘Danh-xưng đích-thực của Đức ‘Kitô’ là TA CÓ. Và, kinh-nghiệm thực-thụ của Đạo Chúa là kinh-nghiệm về ‘vô ngã/vô thường’ lâu nay vẫn sống thực qua việc hiệp-thông giữa người với người’.

f.     ‘Phải chăng, ta có khả-năng định-danh/định-hình tâm-thức của Đức Giêsu với các kinh-nghiệm về ‘vô ngã/vô thường, không?’

g.    ‘Nếu nhận-thức huyền-nhiệm không liên-quan gì đến tín-điều về Chúa Ba Ngôi, về Nhiệm-tích Nhập-Thể hoặc Ơn Cứu-Chuộc, thì toàn-bộ nhận-thức ấy cũng sẽ sụp-đổ, một ngày nào đó, thôi.’


Sara Grant, là vị thức-giả từng nghiên-cứu/học-hỏi về Sankara, tức hiền-triết Ấn-giáo sống vào thế kỷ thứ 9; và, bà cũng nghiên-cứu cả triết-học của thánh Tôma Akinô nữa; để rồi, đúc-kết tư-tưởng của riêng bà trong tiểu-phẩm mà bà đặt cho nó đầu-đề khá dài dòng, là: ‘Lời xưng-thú của người đi Đạo nghĩ về vô ngã/vô thường’. Trong sách này, bà có viết: “Tin Mừng, từng dẫn-đưa ta về với vô ngã/vô thường, thật cũng không có gì là lạ!” (xem B. Malkovsky, Advaita Vedanta and Christian Faith, Journal of Ecumenical Studies 36 (1999) tr. 397-422).
          
                                                         --------------                          
                       


                                                                                                                                    (còn tiếp)

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: