PHAOLÔ
và một lần thất bại
tại Athens
Phần 4
Thư Côrinthô số 2
Cộng đoàn Côrinthô chưa bao
giờ là cộng đoàn dễ ưa hoặc dễ chịu cả. Tất cả mọi rẽ chia, đối nghịch đều phát
xuất từ sự thể là mọi người quá đặt nặng tin tưởng vào tính chất cởi mở và ‘cho
đi’ của Thần Khí rồi đã quyết chí tìm đến đổi thay và xử trí. Kết quả, như các
thư từ/giao dịch với thánh Phao lô cho thấy, có những mẩu vụn thư nhắn gửi đến
đã chứng minh là: vẫn còn đó nhiều ưu tư cũng như bức bách, trăn trở.
Thư Corinthô số 1 không giúp
ích được nhiều người. Bởi, sau đó vẫn có nhiều thư khác đã được viết xem như
thể:
1.
Thánh Phaolô đã phải vội vã ghé thăm Corinthô, xứ miền
đầy khổ đau;
2.
Thánh Phaolô vẫn cử đại diện đến thăm thủ phủ này;
3.
Thánh Phaolô đành phải ghi một thư khác khá nghiêm
trọng gửi về cộng đoàn. Thư đó được viết trong tình trạng đầu óc suy sụp đến độ
‘hôn mê’ như được kể ở 2 Cor 2:3-9
4.
Titô đến đến báo tin cho Thánh Phaolô biết bức thư
nghiêm trọng ấy, đã đạt được kết cuộc khá khả quan.
Và rồi sau đó ta lại có thư Côrinthô
số 2. Tuy thế, thư này là sự kết hiệp của ít nhất hai bức thư. Hai thư chính yếu
này là:
Lá thư đầu, là để
cử hành việc giải hoà giữa thánh Phaolô và dân con thành Corinthô : chương 1-9.
Thư sau gồm các
chương từ 10 đến 13...
Toàn bộ thư đầu có 2 đoạn nhỏ
không ăn khớp với nhau cho lắm. Cũng có thể đó chỉ là trích đoạn được rút từ
các thư nào khác chứ không từ thư Corinthô đầu, thôi.
Đoạn 6, câu 14 đến đoạn 7 câu 1 bàn về trạng thái lo sợ
người ngoài.
Đoạn 9 từ câu 1 đến 15 là để gửi cho hội thánh ở Galát
bàn về tiền thu thập nói chung.
Sức mạnh thù địch từ bên
ngoài cộng đoàn lâu nay lại đã phá rối Cộng đoàn ở đây. Họ đến với cộng đoàn
đem theo mẫu mã về những điều mà tiếng Hylạp gọi là ‘theios aner’, tức nhân vật thần thánh hiểu theo nghĩa: chính họ đã
được thấy Đức Giêsu, và đã hồi hướng trở về. Điều này dẫn đến nhiều xung khắc
phản kích lập trường đặc biệt của Thánh Phaolô, nên vẫn cần đến hoà giải/hoà
hợp cả dân nước. Thánh Phaolô vẫn nhấn mạnh về sự kiện ‘Đức Kitô chấp nhận chịu
đóng đinh vào thập giá’, thế nên việc hoà giải hoà hợp chỉ có nghĩa giới hạn
như vậy, thôi.
Lại có sự thể là người
Côrinthô vẫn cứ loay hoay/xoay vần giữa các lập trường cố hữu liên quan đến
việc “tự dung tha” cho đến quan điểm chủ thuyết khắc kỷ đặt sai mục đích. Thánh
Phaolô nhân thấy thấm mệt nhưng cũng đã tìm cách giải quyết mọi sự bằng một
đường lối khá chính đáng để họ sống cho thích hợp
Thư Côrinthô số 2 ở đoạn 11
câu 21-33, thánh Phaolô liệt kê ra một danh sách kể về các nỗi khổ mình từng
chịu. Ông nói đến sự yếu kém, ốm đau, âu sầu, khổ ải –tức những điều hoặc các
sự việc mà thế giới Hy Lạp từng bỏ phế,- chỉ cốt nhắm vào thân xác toàn hảo của
con người. Thánh Phaolô chấp nhận sự bất toàn và gánh chịu mọi nhục nhã lẫn đớn
hèn xảy đến với ông. Điều này từng khiến cho Hội thánh ở Côrinthô lấy làm bất
mãn, cự tuyệt. Thánh Phaolô cũng đã đề cập đến các sự kiện quá quắt khiến ông
ưu tư nhiều về những hành xử từng khiến ông ưu phiền/nhục nhằn trong cuộc đời.
Ưu và nhục đến độ thánh nhân đã phải nghĩ đến việc tự làm khổ mình xuống mức độ
hạ thấp, rất trút sạch. Ông không còn tin tưởng vào một ai. Đây chính là trạng thái ộng định-vị chính mình vào với Đức
Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Và, ông cũng đã tìm ra lý lẽ để thấy được
rằng Đức Chúa Phục Sinh đã hoạt động tích cực ngang qua ông.
Cuối cùng, ông lại đã đi đến
giai đoạn coi mọi sự chỉ như một thất bại và cỏ rác; tức, thứ mà người Do Thái
tốt lành vẫn luôn trân trọng. Ông đã tụt hạ xuống trạng thái rất thấp đến độ tự
biến thái thành hư không, trống rỗng (xem Siguard Grindheim, The Crux of
Election, 2003).
Nay, là lúc thánh Phaolô sống
đích thực ý nghĩa của tình yêu thương con người đến độ không có gì làm mình tự
hào, hoặc cao cả. Và tình thương yêu ấy là thứ chính trị rất mới mẻ đáng được
thay thế để đối mặt với loại chính trị đầy khuynh loát/khống chế của đế quốc.
Ông đã để cho 2 lập trường sống ấy đối đầu giáp mặt với nhau, không kiêng nể.
‘Kể từ nay, chúng tôi không còn biết một ai theo
quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Đức Kitô theo quan điểm
loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Ngài như vậy nữa.
( 2 Cor 5:16)
‘Già lão/cổ xưa’ đây, chính
là biểu tượng nói về sự rẽ chia, phân cách. Đây là thế giới của những xu hướng
kỳ thị sắc tộc. Một thế giới đầy những cách ly, bạo tàn. Thứ thế giới của cạnh
tranh /giành giựt chỉ nhằm lợi dụng người khác. Một thế giới cứ chăm chăm chú
chú nhằm loại bỏ những người mình không mấy thích thú. Là, thế giới chẳng biết
cách tập họp nhau lại mà hoà hợp. Một thế giới chỉ biết sống với ưu tư/lo lắng
vẫn quyết rằng Đức Chúa của mình bị chia năm xẻ bảy, xa lánh/tách rời, chỉ chăm
chút giữ lối sống bê tha, tiêu cực. Thế giới ấy đầy dẫy những lỗi lầm và sai
sót khiến họ cứ lo ngại mình không thể nào hoà giải/hoà hợp được với Thiên Chúa
do bởi những điều mình đã làm đáng cho mình hủ hoá thành hư không, trống rỗng;
đồng thời tự mình tạo lấy cho mình tình huống không có giá trị gì ở bên trong;
hoặc chẳng có gì để tự mình tự hào với Đức Chúa, hết.
Lập trường già nua/xưa cũ ở mọi
việc, nay quá lỗi thời nên đã bị cất bỏ đi và lập trường mới mẻ khác đã xuất
hiện. Lập trường mới mẻ là thế, nay xảy đến một thế giới trong đó có Thiên Chúa
vẫn từng nói: “Nay Ta về với các ngươi. Ta vực các người trỗi dậy từ cõi chết. Ta
đòi các người đến để sở hữu mà lo lắng chăm sóc yêu thương, bao bọc các người và
đặt các người vào với cuộc sống của Ta. Ta sống cuộc sống của các ngươi cùng
với các ngươi. Ta vui hưởng cuộc sống với ngươi và Ta đưa các người tháp nhập
vào ở trong Ta’. Đây là thế giới biết tôn kính/trân trọng và yêu thương nhau.
Tức, thế giới của sự hiệp thông/nối kết rất quan hệ. Một thế giới trong không
còn chỗ cho tranh chấp/lũng đoạn giữa con người và Thiên Chúa; và cũng chẳng
còn phân ly cách biệt nào giữa con người với con người. Bởi lẽ, thế giới này đã
thay đổi, một lần là tất cả’.
‘Cho nên,
phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có
đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng
ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải.19
Thật vậy, trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Ngài.
Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà
giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa
dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em
hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã
biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công
chính trong Ngài. (2 Cor 5: 17-21)
Tác giả Michael Gorman (x.
Reading Paul, Eugene, Cascade Books
2008 tr. 8.) đã tìm cách viết về chuyện ‘Thánh Phaolô bị lên án’ rất như sau:
Thánh Phaolô đã diễn giảng
rất nhiều điều và sau đó lại lý giải mọi sự bằng vào thư mục vụ kết hợp cộng đoàn
khác biệt, sau đó ông còn cắt nghĩa thêm bằng Tin Mừng đầy những truyện kể có
tính cánh chung và có cả nền thần học chính trị theo kiểu cách rất khác biệt
quyết đề cập đến các luận đề như:
1.
Nối tiếp vào với câu chuyện của Isarael; và
2.
Khác biệt hẳn lời lẽ kể về đế quốc La Mã và các quyền
bính từng tập trung vào Đức Giêsu là Đấng Thiên sai chấp nhận chịu đóng đinh vào
thập giá và Ngài đã sống lại.
Chuyện Ngài mặc lấy thân xác
làm người, rồi lại sống như con người và bị đóng đinh vào thập giá cho đến
chết. Một cái chết được Thiên-Chúa-là-Cha chứng giám và tuyên dương Ngài bằng
sự sống lại và nâng nhấc/thánh-hoá Ngài trở thành Đức Chúa. Ngài khai mạc kỷ
nguyên mới bằng vào tạo dựng vũ trụ gồm mọi thành viên, trong đó loài người đã
thiết lập giao ước rất trung kiên và họ đã đáp trả bằng một niềm tin rất hãnh
tiến, quyết từ bỏ chính mình bằng cam kết tham gia vào với cái chết và sự sống
lại của Đức Chúa; và
a.
Mọi thành viên đều được xác chứng và tái tạo tương
quan giao ước phải lẽ/đúng đắn với Thiên Chúa và với người đồng loại;
b.
Tất cả được tháp nhập chung vào Và lại cứ chan
hoà thân mình đặc biệt của Đức Kitô ở
trần thế là Hội thánh, tức cộng đoàn thay thế các nhóm người đã có đó, vẫn
cương quyết để Xêda và vua chúa ở thế trần quản cai bằng các đặc trưng đi ngược
lại Lời Chúa ở Tin Mừng.
c.
Và rồi lại hoà trộn theo tư cách cá nhân riêng lẻ vào
với Thần Khí của Con Thiên Chúa đến độ bao gồm cả cuộc sống lưỡng nguyên vốn dĩ
tập trung vào cuộc sống giáng trần và hướng vào công cuộc tái lâm của Chúa, để
bắt chước Đức Kitô mà chấp nhận thập giá, tức luôn tin tưởng và hy vọng vào
Chúa cũng như thương yêu người đồng loại và kẻ thù của mình nữa. Tình yêu như
thế được đánh dấu bằng sự an hoà hội nhập bằng vào vị thế vui vẻ thực hiện
trước những điều như sau:
1.) Trở về lại với
Đức Kitô
2.) Người chết
trỗi dậy để rồi sẽ đi vào cuộc sống vĩnh hằng
3.) Hoàn toàn đổi
mới công cuộc tạo dựng vẫn liên tục.
--------------------
(còn tiếp)
--------------------------------
Lm
Kevin O’Shea, CSsR –
Mai Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment