Monday 17 December 2012

Lm Kevin O'Shea CSsR: Phaolô và một lần thất bại tại Athens (tiếp theo)



PHAOLÔ
và một lần thất bại  
tại Athens


Thư Côrinthô số 1

Tóm lược

Với thánh Phaolô, Corinthô là miền đất rất tập trung, từng khiến thánh-nhân đưa vào hoạt động khá nhiều ngày. Côrinthô, còn là tổng-hành-dinh của thánh Phaolô ở Hy Lạp, nơi ông từng lưu lại để sống những tháng ngày dài đằng đẵng, lâu hơn nơi khác. Và cũng ở nơi này, thánh Phaolô đã làm rất nhiều thứ cho bà con trong cộng đoàn. Nơi đây, thánh-nhân đã ghi khá nhiều thư, để rồi sau này hội thánh gộp chung lại chỉ gồm hai thư mục vụ rất nổi cộm. Côrinthô, là thủ phủ địa đầu nổi sóng rất sôi động. Cộng đoàn ở đây, có lối sống loạn luân, mất căn bản đạo đức về mọi mặt, chí ít là mặt tình dục. Người dân ở nơi này, vẫn tự hào về bản chất tư riêng/độc đáo của họ, nên cứ đòi quyền sống tự do ngõ hầu khống chế hết mọi người.

Dân thành Côrinthô đã từng cười khẩy thẳng vào mặt thánh-nhân, khi ông nói nhiều về giá trị của yếu kém lẫn khổ đau cả về mặt chính trị lẫn mục vụ. Tức, những điều tương tự như trạng thái ngu si, dại khờ, mất uy tín. Qua đối thoại với người dân thường sống ở đó, thánh Phaolô lại biết về sự thể cũng rất thực chứng tỏ “yếu kém” chính là tên gọi của trò chơi sự sống rất không đạt. Rằng: cuộc sống bình thường ở đời cũng rất chán. Thứ chán ngán, thấy rõ ở những cãi tranh, giành giựt và lý luận. Và, thánh-nhân dù khởi sự hay kết thúc các tranh cãi đó, ông vẫn như người thua cuộc như từ thuở mới vừa sinh. Sự thể này, khiến thánh-nhân đã nhất quyết ngưng lại, không còn tìm cách trở thành quan thày hoặc đấng bảo trợ cho bất cứ ai đi nữa; nhưng đã biết tặng ban cho dân gian nhiều lợi lộc về linh đạo. Thánh-nhân đã khởi sự cuộc sống giống như họ và trong họ bằng cách tự trút sạch thành hư không, trống rỗng.

Thánh Phaolô lại đã chiến đấu phản chống lại thói quen rất “mất nết” của họ vẫn diễn ra ở Tiệc Thánh. Thánh Phaolô chống đối cả lề lối suy tư về giá trị đạo đức mỗi khi họ ăn các thứ thịt nào đã cúng bái thần linh. Thánh nhân phấn đấu, chống lại lập trường gồm những thắc mắc cứ hỏi rằng: có được phép thiết lập hôn nhân giữa những người cùng huyết tộc, hay không? vv.. Làm như thế, thánh-nhân lại đã để vụt mất đi một số khá đông những người có thái độ tồi tệ như thế. Mất mát này, tệ đến độ ông phải nhượng bộ cả đến cung cách phán đoán rất đúng đắn trong nhiều sự việc, bất chấp cả sự kiện ông được mặc khải/soi sáng từ trên, coi đó như kinh nghiệm mục vụ. Nhưng, ngang qua những người ở đây, thánh Phaolô lại khám phá ra một loại hình yêu thương rất khác biệt, mà ông chưa biết. Tức, loại hình mà thời đó, mọi người vẫn gọi là lòng mến/thân thương rất agapè. Hơn nữa, đó là loại hình mục vụ đích thực được thể-hiện với họ và cho họ.      
   
Thánh-nhân lại đã viết lên một thể loại ca vịnh dành cho những người có lòng mến/thân thương ở ngay giòng đầu trong thư gửi dân thành Côrinthô đoạn 13; và ông cũng gửi cho các thừa-tác-viên kể trên một thư khác, tức thư thứ hai Côrinthô đặc biệt là đoạn 5. Xem thế thì, cuộc sống đã trở thành tiến trình hoà giải không ngừng nghỉ, giữa những người chưa đạt ước nguyện, như vừa nói. Với Phaolô, là vị thánh từng khám phá ra rằng mình còn phải đi thêm một đoạn đường dài hơn nữa, mới “thành đạt” như dự kiến.

                                                            ----------------------

“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của thiên thần đi nữa, mà không có được đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ chụp choeng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được đức tin mạnh đến độ có thể chuyển núi dời non, mà nếu không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì cả. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hoặc phát chẩn, hay nộp cả thân xác tôi hằng chịu thiêu đốt, mà tôi lại không có được đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến luôn nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy được điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ ta để mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ là nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Rồi ra, có ngày cũng sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Cuối cùng rồi cũng chẳng còn.”
(1 Cor 13: 1-8)


Côrinthô

                                    “Chẳng phải ai cũng có thể đến được với Côrinthô.
                                    Ôi chao là, Ô hô! Ô hô!”
                                    (Horace)

Qua cuộc sống đầy bức bách như thế, làm sao thánh Phaolô lại có thể thực hiện được nguyên tắc sống theo cung cách phục sinh, được? Theo tôi, đó là tính “nghịch thường” trong toàn cuộc đời của ông. Nói như thế có nghĩa: thánh-nhân đâu đã thành công trong việc cải-hoán toàn-bộ thế giới tận thâm căn. Sống ở đời, nói theo ý nghĩa chỉ về đế quốc do ngoại bang chủ xướng toàn những o ép, bức bách phải nói là: thánh-nhân đã hoàn toàn thất bại, thật thê thảm. Bản thân ông đã sống một cuộc sống yếu kém, ốm đau, nhục nhã, lúng túng đủ mọi điều, hết sầu buồn lại đến khổ đau, mất tiếng đến độ tinh giản xuống tầm mức dám yêu thương cả giới đối lập sừng xỏ nhất của chính mình. Rồi có lúc, ông cũng bị vị hoàng đế khùng điên tên Nêrô ở Rôma ra lệnh hành xác cho đến chết, nữa.

Thành thử, vấn đề đặt ra hôm nay, là: chủ nghĩa duy thực tiễn, là nguyên tắc phục sinh/trỗi dậy đã trở thành hiện thực với cuộc sống của thánh Phaolô. Chính tại Côrinthô này, người đọc thư thánh Phaolô, đã nhận rõ được điều đó, cũng rất sáng.

Thư thứ nhất Côrinthô, là thư nói về chuyện xác phàm/thể lý. Về vị thế xã hội, với những bất đồng và bất ổn trong công tác phục vụ của Hội thánh. Và, về diện mạo của tín hữu Đạo Chúa vẫn cứ phải trường mặt ra với công chúng trong môi trường sống, rất ngoại Đạo. Đây là thư mục vụ thấm nhuần cảm xúc thực tiễn hơn mọi thứ.
                                                            -------------------


Năm 44 sau Công nguyên, Côrinthô được Xêda cho xây dựng lại thuộc địa của người La Mã và khi đó, nơi này được gọi bằng cái tên rất Latinh, như: Laus Julia Corinthiensis. Hoàng đế Augustus trước đây từng tuyên bố nơi này là tỉnh lỵ nằm bên trong thuộc địa La Mã. Tiếp đó, tức vào năm 49 sau Công nguyên, hoàng đế Clauđia lại đã quyết định tống xuất tất cả mọi người gốc Do thái phải rời khỏi Rôma, ngay lập tức. Bởi thế nên, Prisca và Aquila đã phải đi đường vòng ngang qua Rôma mới đến được Côrinthô để gặp thánh Phaolô, ở đây. Sở dĩ có chuyện như vậy, là vì nền kinh tế của Côrinthô lúc đó đã đến hồi tăng trưởng cũng khá mạnh. Nơi đây, vẫn thấy nhiều vách đá vôi, cả đến bức tường thành thẳng đứng cao 6 thước nằm giữa biển I-ô-a-nia và Êgê. Nó đi dần về với vùng Isthmus tiếp giáp Pêlêpônnêsus để đi thẳng vào đất liền lục địa của Hy Lạp. Nơi đây, là Acrôpôlis của Côrinthô, một trong các thủ phủ phong phú nhất Hy Lạp, với 4 hải cảng chính cũng rất lớn. Nơi này, còn có số dân đến từ khắp chốn. Họ đến rồi đi, như những người lữ hành ngoài biển cả và trên bộ. Thật ra, Côrinthô đã kiểm soát hầu như toàn bộ tàu bè từ các bến bờ cả ở phía Đông lẫn trời Tây của Địa Trung Hải. Ngay các thủy thủ khi ấy cũng chẳng bận tâm đến chuyện thuận buồm xuôi gió dọc duyên hải, lại chỉ thích băng ngang lộ trình Côrinthô và Isthmus mà thôi.

Người La Mã những muốn tìm cách thuần-hoá tất cả mọi tôn giáo địa phương mà họ gặp. Họ muốn tháp nhập tôn giáo đó vào với đền thờ sùng bái đủ mọi thứ thần linh đến từ nước ngoài hoặc của La Mã, rồi khống-chế các đạo ấy bằng việc sùng bái thần-nhân là hoàng đế của mình. Các tôn giáo ở địa phương quanh thành phố Côrinthô thời đó, là đạo giáo rất nực cười, chẳng có gì phải bàn cãi. Căn bản thì, đây là tôn giáo của thần Aphrôđite, tức nữ thần tình ái rất phổ biến. Nay, nếu dùng từ ngữ cho văn vẻ, có lẽ ta phải gọi toàn thành phố này là động điếm vĩ đại, mới đúng. Nói cách khác, có thể bảo đây là thủ phủ “đèn đỏ” tai tiếng nhất hạng trong toàn cõi Hy Lạp. Ngay như ngôn ngữ nước này còn có cụm từ Corinthiazein là từ ngữ được dùng để chỉ “lối hành xử giống như người Côrinthô”, tức: cứ ăn nằm chung chạ bừa bãi cả vào lúc và nơi không đuợc phép, nhất thứ là khi có tàu bè vừa cập bến. Người Côrinthô là loại người rất tự hào và độc lập. Việc này có lẽ do tình hình kinh tế ở đây đang vào hồi sung mãn, phong phú. Côrinthô, còn có số dân cư gốc Do thái cũng khá đông, phần lớn trong số này đều là di dân đến từ La Mã.

Có thể nói Côrinthô thời đó là thành phố nhố nhăng của Hy Lạp. Nơi đây thường có các vận hội Isthmus độc đáo và phổ biến hơn thế vận hội Olympíc rất nhiều.

Côrinthô là tụ điểm tập-trung khá cá biệt trong toàn bộ đời sống và công cuộc thừa sai của thánh Phaolô. Có thể nói mà không sai lầm rằng: tại nơi đây, thánh-nhân từng hoạt động cho chốn miền này nhiều hơn và bền bỉ hơn bất cứ nơi nào khác, trước đó. Ông lưu lại nơi này một thời gian cũng khá dài; có lúc ông ở lâu đến 18 tháng trời liên tục, không buồn về. Ông ghi khá nhiều thư cho Côrinthô hơn bất cứ cộng đoàn nào khác. Đó là chỉ nói đến thư thứ nhất và thứ hai Côrinthô thôi, chứ chưa nói đến phương cách mà Hội thánh dùng để gộp các thư này lại với nhau. Trên thực tế, thánh Phaolô từng viết nửa tá thư để gửi cho cộng đoàn Côrinthô tổng cộng, bằng cách này cách khác, gom gộp các thư lắt nhắt, vụn vặt làm nhiều mảng. Tóm lại, có thể nói: Côrinthô hiện diện trong tâm can thánh Phaolô, cũng rất nhiều.

Noí đến đây, cũng nên nhớ rằng: hoàng đế Augustus vẫn có hệ thống quản cai và bảo trợ đền thờ cùng thần linh theo cách rất riêng của ông. Ông còn là quan thày của toàn đế quốc La Mã thời đó, tức thế giới. Ngược lại, thánh Phaolô cũng có hệ thống trút sạch/tự hạ của riêng mình. Ông là người từng biến mình thành hư không, trống rỗng vì lợi ích của toàn thế giới chứ không chỉ riêng cho cộng đoàn này khác. Khác biệt ở đây phản ánh lên đế quốc La Mã cũng rất mạnh bằng cung cách đối đầu với tôn giáo khác nhau, ở trong vùng.

Đến lúc này, thánh Phaolô lại đã đồng hành và nói với người dân thành Corinthô như sau: “Kỳ thực, tôi chẳng ưa gì thói tục loạn luân ở đây hết. Cũng thế, tôi cũng chẳng thích thú gì khi nhận ra những ảnh hình về tâm-lý tự-tạo mà bà con đây từng có. Vẫn biết rằng bà con ở đây rất tự hào về chính mình. Nhưng lập trường của tôi, là: ta phải làm sao để trở nên yếu kém hơn và khùng điên hơn khi tiếp xúc trực tiếp với Chúa. Đó là những gì mà động lực phục sinh/trỗi dậy đã và đang thực hiện cho quý vị. Và, sự việc mà động lực này diễn tả, là: ta càng ngày càng cận kề, không bằng uy lực của mình, cho bằng lòng ao ước muốn khuynh loát/không chế người khác, về tình dục và sự yếu kém của chính mình. Đây là sự đối đầu hoàn toàn có tính chống báng lối sùng bái nữ thần Aphrôdite.”

Đó là lời thánh-nhân nói với người dân thành Côrinthô, đại loại rất thẳng thừng và dứt khoát. Tuy nhiên, ta vẫn có thể bảo: dân-cư ở đây không mấy sốt sắng/hỷ hoan đón nhận ý kiến này, bởi họ là đám quần chúng luôn tự cao, tự mãn lại cũng chẳng ưa thích những người muốn chỉ bảo mình lối sống giống hệt người khác.     

Tác giả Tom Wright có lần cũng đề nghị, và theo tôi ông có quan điểm rất đúng, là: 4 chương đầu của thư thứ nhất Côrinthô, ta nên đọc và coi đó như một bình luận về những gì được viết ra ở chương hai trong thư gửi giáo đoàn Philípphê thôi. Bởi, qua đó, thánh Phaolô nhận ra được giá trị cũng đáng tin về những gì khiến ông phải chịu đựng về chính trị hơn các kinh nghiệm từng trải về tu đức/linh đạo -đó là nói mà không có thành kiến gì hết về thứ tự thời gian của các thư, như ta biết.

Từ lúc đó, thánh Phaolô tiếp tục đề cập đến giá trị của những yếu kém, khùng điên và bất phổ cập: đại loại cũng tựa hồ như hành xử bê bết về tình dục hoặc thái độ tự cao/tự đại của người dân thành Côrinthô. Thánh Phaolô lại đã khám phá ra điều đó và ông bắt đầu nhận thức rằng: đây chính là loại hình về động lực phục sinh/trỗi dậy đã đánh động ông biết chừng nào. Điều đó không là ý tưởng khiến ta có thể đưa ra thị trường tư tưởng được. Thật cũng khó mà nói với mọi người về chuyện đó; và khó tạo được bất cứ hồi đáp nào tốt đẹp, phi trừ do người “khùng điên” nào đó phản hồi. Và như thế, họ lại coi thánh Phaolô như người lẩm cẩm không còn tâm trí để chú ý đến những chuyện “thiên hạ sự” như ở đây. Theo suy nghĩ của người La Mã và người Hy Lạp, thì thực sự đây chỉ là chuyện khùng điên/rồ dại, thôi. Tiếng Hy Lạp có cụm từ “moria”, có nghĩa: phải là những tay khùng điên/dại khờ ghê lắm mới có những suy nghĩ như thế; và họ vẫn nghĩ: thánh Phaolô khi xưa chỉ là người đệ nhất dại khờ nên mới chấp nhận cung cách sống như thế; và không những thế, ông còn điên dại đến độ cứ tìm cách thông truyền chuyện ấy cho người khác nữa.

Đương nhiên, với người Do thái, thì: đó là tai tiếng. Là, thứ gì đó khiến họ không thể bỏ qua.  Thành thử, thánh Phaolô ngày càng thấy mình khổ đau, bi quan, yếu kém, tức: động thái dại khờ thật đúng nghĩa. Và, đó là: hành xử tai tiếng hiểu theo nghĩa của người gốc Do thái, lúc bấy giờ. Thành thử, càng ngày, thánh Phaolô càng đi đến kết cục bằng thổ lộ:”Lạy Thiên Chúa, đây là tên gọi của trò chơi rất chết tiệt.” Một trò chơi gây tỉnh thức rất đặc biệt. Chính ra, ta có thể hiểu rõ rằng lời ông nói như thể bảo: “Tôi vẫn nghĩ là tôi hiểu được động lực phục sinh/trỗi dậy này. Sự việc, quả thật là “quỉ tha ma bắt” không hay ho chút nào.”

Với thánh Phaolô, sự thể càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Ông gặp rắc rối ngay bên trong cộng đoàn Côrinthô do ông thành-lập. Thánh-nhân tìm được nơi tá túc và có công ăn việc làm ngay ở Côrinthô. Mỗi ngày, ông và những người trước đây tin vào phục sinh/trỗi dậy đã quần tụ trước tiệm bán cá mòi ở dưới phố, để nguyện cầu. Mỗi sáng Chúa nhật, tất cả đều đến đó suốt buổi, để cùng ăn và cùng tham dự Tiệc Thánh với nhau. Tất cả đem đến đây phân nửa lợi tức mình kiếm được trong tuần và họ còn đem của ăn/thức uống có sẵn ở nhà mình mang đến mà ăn chung. Xong đâu đấy, họ đem những thứ đó cho những người sống ở vùng chung quanh và phân phối cho những người đang có nhu cầu khẩn thiết nhất. Với thế giới phục sinh/trỗi dậy, thật ra ta không được phép để thành phần khó nghèo, thiếu thốn mãi cứ nghèo trong cộng đoàn mình sống. Họ là những nguời tin vào cuộc sống không kỳ thị. Họ lập thành những nhóm nhỏ cố ý lật đổ bỏ đi mẫu mã nào mang tính chất kỳ thị để được chấp nhận vào với thế giới rộng lớn hơn.

(xem Chrys C. Cragounis, A House Church in Corinth: an inquiry into the structure of early Corinthian Community.)

Ở Côrinthô, chẳng nhà nào có phòng ốc rộng đủ để có thể chứa hơn 40 người đến tham dự. Nhà cửa ở nơi đây, đuợc xây dựng trên các khu vực như ốc đảo, luôn quay hướng vào phía trong rồi lại kéo về tận sân bãi nội-ô của thành phố. Mỗi lần hội họp, người yếu kém nghèo đói đành phải đứng đứng ngồi ngồi cứ lố nhố ở trong sân, mà thôi.

Tuy nhiên, các nhóm nhỏ như thế –dù chỉ gồm khoảng 50 người là tối đa, vẫn trở thành những người kèn cựa, mâu thuẫn nhau rất nội bộ. Họ trở thành những người chuyên tranh chấp/đố kỵ lại cứ hay đưa ra đôi ba thắc mắc, hỏi rằng: làm sao để ta có thể tụ tập thoải mái mà dự Tiệc Thánh? Người giàu thì mang thức ăn của mình đến, nhưng lại không chịu sẻ san cho ai hết. Người nghèo cũng đến dự, nhưng chẳng có gì mang theo để gom góp mà ăn chung. Thánh Phaolô phản đối những chuyện như thế và ông thất bại rất nhiều lần: bởi, người ở đây quá cứng đầu cứng cổ, chẳng nghe ông. Họ tranh chấp nhau cả những chuyện ăn uống, tức: những thứ mà người nào cũng có thể mua ở cửa hàng thịt thà trong vùng; có điều là: thịt thà đó lại là thứ thịt mà dân ngoại đã đem cúng cho thần linh tại đền thờ ngoại giáo mà họ gọi là idolythata. Thánh Phaolô có lần từng thổ lộ: “Thịt nào cũng là thịt, bà con hãy mua về mà ăn, bởi dù có ăn đồ cúng cũng đâu có nghĩa là ta chấp nhận đạo của tà thần đâu chứ”. Nói là nói thế, nhưng rồi ông cũng quay ngược lại và nói khác đi: “Ừ! làm gì thì làm, ăn gì thì ăn, miễn đừng làm cho người đồng môn/đồng loại mình bị “cớ vấp phạm” do việc ta làm là được.”

Thật ra, ông cũng đã thua thêm một lần nữa, trong vụ này. Thua, là thua khi tranh chấp về quà tặng linh-đạo –tiếng Hy Lạp gọi là charismata tức: ơn huệ thu hút người nghe, như thể chỉ mỗi dùng miệng lưỡi thôi nhưng lại thu hút khá nhiều người đến với mình. Thánh Phaolô, có lần lại vẫn nói: “Bà con ta đừng ầm ỹ lên mà làm gì. Đừng coi những thứ đó như cái gì cao siêu mầu nhiệm cả đâu. Chỉ mỗi Tình yêu mới là chuyện chính yếu”. Nhưng, xem ra họ chẳng chịu nghe thánh-nhân khuyên bảo điều gì hết. Thành thử, ông lại thua trận một lần nữa. Thật ra, người ở đây họ tranh chấp/xung khắc với ông cả về chuyện thực thi tình dục (tiếng Hy Lạp là: porneia tức dâm đãng). Về, bản chất tự nhiên của cơ thể con người sau khi đã phục sinh/trỗi dậy. Về, tính cách hợp pháp của việc tỏ cho người khác biết mình xinh đẹp rồi cứ rối lên mà dụ dỗ/hấp dẫn người khác để họ biết mình xinh đẹp rồi quyến rũ xác thịt nguời khác đó. Thánh Phaolô cứ tranh luận mãi những chuyện như thế; và lần nào ông cũng thua. Muốn biết rõ chuyện tranh chấp giữa thánh-nhân và dân thành Côrinthô, ta cứ mở thư thứ nhất Côrinthô ra mà nghiên cứu, sẽ thấy liền.

Thánh Phaolô độ ấy, trông như nguời yếu ớt. Nói rõ hơn, trông ông giống hệt kẻ khùng điên/rồ dại chuyên nói về phục sinh/trỗi dậy để rồi lại kết thúc bằng tình tự chán nản/ngán ngẫm, đến buồn cười. Ông hy vọng rằng: rồi ra, dân Israel cũng sẽ thấy lập trường do ông chủ trương, nhưng thực tế vẫn không phải thế. Bởi, họ chẳng nhận ra được điều gì. Vì, bi kịch cuộc đời vẫn xảy đến, rất rõ rệt. Bi kịch, là ở chỗ: mặt trái cuộc đời vẫn cứ ngày này qua ngày khác, liên tục hiển hiện. Nó khiến ông phải bỏ nhiều thời gian ra để học một điều, là: uy lực Phục sinh rồi ra sẽ chuyển đổi cả thế giới nhân trần, nhưng có thể sẽ không ngang qua ông, ngay khi đó. Khi đó, là lúc ông chỉ tạo cho mình mỗi sự yếu kèm, nghèo hèn, bất lực và chỉ ngang qua uy lực phục sinh/trỗi dậy mới thực sự cải-hoán công việc của ông.    

Ông gọi đây là “kenosis”, tức trút sạch, và biến mình thành hư không/trống rỗng. Ông có được tư tưởng này, là rút tiả từ bài ca vịnh của tín hữu thời tiên khởi trong thư gửi giáo đoàn Philípphê, ở chương 2, như sau:

Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết uy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô là Chúa".
(Ph 2: 6-11)

Thánh-nhân đã chấp-nhận một thứ hư không/trống rỗng trong đời mình. Thế nên, chương 3 của thư, còn nói rõ:

“Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô, tức: sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin. Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết. (Ph 3: 7-11)

Thánh Phaolô đi đến kết cục bằng cách nhất quyết không trở thành đấng quan thày/đỡ đầu cho thành viên cộng đoàn Côrinthô, hoặc quan thày/bảo trợ đầy thiên tính, cho họ. Cộng đoàn ở đây, đâu cần quan thày nào hết. Bởi, họ chỉ là và vẫn là cộng đoàn trống rỗng, rất hư không. Thánh Phaolô là người thua cuộc rất lớn trong số những người thua cuộc ở đó. Chính vì thế, ta mới thấy được rằng: động lực phục sinh/trỗi dậy cũng chỉ cải-hoán rất chầm chậm cung cách sống của thành phố, rất như thế.        
                                                            --------------------                     
                                                                                                                 (còn tiếp)

--------------------------------
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch.

No comments: