Friday, 21 December 2012

Lm Kevin O'Shea CSsR: Phaolô và Thư Côrinthô số 1



PHAOLÔ
và một lần thất bại  
tại Athens
Phần 3

Thư Côrinthô số 1
(tiếp theo)

Đến đây, tưởng cũng nên xét kỹ hơn về văn hoá của dân con thành Côrinthô. Họ đâu có là người gốc Do thái đâu . Và, ơn cứu độ mà người Do thái có được là nhờ Thiên Chúa can thiệp coi đó như chóp đỉnh lịch sử của mối tương quan giữa Ngài và dân con được chọn, thôi. Trong khi đó, Côrinthô lại là môi trường của dân con ngoại Đạo. Nên, ơn cứu độ chỉ đến với cá nhân mỗi người qua quan hệ mật thiết với ngẫu thần nào đó đã thuần phục và sẻ san thân phận bí nhiệm của họ. Điều này cắt nghĩa tại sao dân thành này lại có đến hai trạng thái tâm tình vừa phấn chấn vừa lãnh đạm do chủ nghĩa cá nhân tạo thành. Nói cho cùng, thần tính của họ đã được cứu rỗi, nhưng xác phàm lại không được chú tâm. Họ thực thi mọi mệnh lệnh để đưa vào với “bí nhiệm của phụng thờ sùng bái” sau khi được thánh Phaolô khai tâm mở trí. Họ cũng có đảng phái chính trị, vẫn thường kết nối với các lối giải thích khác nhau về những bí nhiệm của việc phụng thờ, sùng bái thần linh.        

Thánh Phaolô từng nói cho người dân ở đây biết về quá trình ngoại đạo của họ, nhưng ông vẫn giữ tâm trạng hạ xuống thấp niềm phấn chấn khi xưa vẫn có, để tỏ bày niềm ưu tư nối kết với Đức Kitô, Đấng chấp nhận đóng đinh vào thập giá để thánh-nhân đi vào con đường có thập tự bằng tinh thần vâng phục cao hơn, ngõ hầu lĩnh nhận ơn cứu độ trọn vẹn cho thân xác yếu hèn đã phục sinh.

Người dân ở đây thắc mắc nhiều về tính dâm đãng, cùng lối sùng bái ngẫu thần và ân huệ thu hút người nghe cũng như bản chất của thân xác ngang qua phục sinh/trỗi dậy. Họ gửi đến thánh Phaolô một danh sách có ghi đầy đủ những thắc mắc/vấn nạn về thế thái nhân tình ở Côrinthô vào lúc thánh-nhân lưu lại tại Êphêsô giữa thập niên ’50, sau Công nguyên. Thánh Phaolô, khi đó, đã có thư hồi đáp cho họ sau khi ông rời trại giam nơi đây –và việc này xảy đến sau thời gian ông viết bức thư nổi tiếng gửi giáo đoàn Philípphê.

Một trong các lập luận biện chứng mà ông đã có về cộng đoàn Côrinthô là để xem người dân ở đây sinh hoạt tụ tập ra sao, vào buổi Tiệc Thánh. Thoạt nhìn, nhiều người nhận ra rằng: thành-viên cộng đoàn này vẫn đang lẩn quẩn ở đâu đó, không nhất định. Chừng như, họ chỉ muốn tổ chức các buổi họp mặt theo thể thức chỉ thế thôi, tức: vẫn thực hiện cùng một kiểu, làm cùng một thời như mọi người. Trong khi đó, thánh Phaolô lại muốn họ tuân thủ lề lối có hơi khác. Nhưng, ở đây, có lẽ cũng nên đặt vấn đề hỏi rằng: cuối cùng thì ai là người giành được thắng lợi? Câu trả lời: dĩ nhiên, người đó không thể nào là Phaolô thánh-nhân được. Làm sao ông lại có thể vượt thắng những người cứng đầu cứng cổ như dân con thành Côrinthô được như thế.

Với thánh Phaolô, tham dự Tiệc Thánh là cốt để tín hữu mình đến với nhau mà tưởng nhớ và thực hiện buổi tiệc họp mặt cùng với Chúa và có Chúa hiện diện ở với mình. Một số chức sắc có thẩm quyền trong cộng đoàn, là những người đăng cai tổ chức các buổi tụ tập ở “căn-nhà-nguyện-đường” của ai đó, cho thích hợp. Cung cách họ thực hiện buổi Tiệc Thánh cũng hệt như mọi bữa tiệc khác, tức: do các đấng bảo trợ người Hy Lạp hoặc La Mã vời họ đến. Nghĩa là, vẫn thừa-mứa đủ mọi thứ từ của ăn cho đến thức uống, nhưng trên thực tế, họ lại làm theo hai cách thế rất khác biệt. Cách thứ nhất, giống hệt như mọi buổi tiệc khác là: mọi người mang đồ mình nấu nướng đến nơi họp, rồi kéo nhau ra một góc nào đó mà thưởng lãm theo nhóm của mình. Cách thứ hai, là thực hiện theo kiểu bữa Tiệc Ly có Chúa chủ trì, tức: sẻ san hết mọi thứ, cho mọi người. Cách này thích hợp với cung cách tạo dựng cũng rất mới. Thật cũng dễ đoán được tâm tình của thánh Phaolô vào các buổi như thế; nhưng, do tính “yếu kém” rất mới mẻ của mình, thánh-nhân lại không thể đưa ra lập trường tư riêng của ông, nên ông đành phải nhượng bộ. Vì thế nên, ông đã yêu cầu các vị nào có khả năng hoặc khá giả, nếu được, hãy ăn uống trước ở nhà rồi hẵng đến. Và cứ thế, thánh-nhân còn đề nghị với tất cả mọi người có mặt ở buổi Tiệc, hãy bẻ bánh vào lúc sớm và sau đó, trong lúc ăn, hãy chuyền thức uống cho các nhóm nhỏ hoặc cho mọi người, có mặt ở buổi Tiệc.   

Một lập-luận thường gây tranh chấp khác nữa, là về tình dục và quan-hệ dục-tính giữa nam/nữ. Bằng vào truyền thống của người Do thái và của riêng ông có thị kiến sống động, thánh Phaolô chủ trương nam nữ phụ-thuộc vào nhau chứ không chỉ sinh hoạt một chiều. Và lập trường này xuất phát từ việc nam nhân phối kết với nữ giới. Theo tôi, thánh Phaolô tiến xa/tiến mạnh hơn cả nền thần học phổ thông của người Do thái về vấn đề này, nữa. Ông đã nhận thức sự việc là nam-nhân cũng như nữ giới phải phụ thuộc lẫn nhau bằng hôn nhân phối kết tựa hồ động thái hiệp thông kết-hợp giữa các đối tác qua đó sự việc phục sinh/trỗi dậy rất mỏng mảnh là do ở người thuộc phía bên kia. Ông nhận thấy “đối tác” phía bên kia, không là ai khác nhưng cả hai đã “nên một” với Đấng đã trỗi dậy như họ, và trong họ. Có lẽ việc đó còn hơn cả chuyện trở thành người dân thành Côrinthô, cũng rất rõ. Thánh Phaolô không thể là người thắng cuộc được, dù ta có diễn giải sự việc theo cung cách của tín hữu Đức Kitô tốt đẹp đến thế nào đi nữa, ông vẫn là người thất bại ê chề do có hiểu lầm và sai sót trong nhận định từ phía người Côrinthô.   

Ở đây nữa, ý niệm về cộng đoàn nay đã đổi thay cũng rất nhiều. Nói nôm na, thì mẫu mã/hình thái của người La Mã là ý niệm chủ chốt về cộng đoàn từng kéo theo nhiều dị biệt cũng như sự bất bình đẳng và cạnh tranh giành phần thắng lợi về cho mình; trong khi đó, loại hình cộng-đoàn do thánh Phaolô thiết lập là cộng đoàn mang tính “trút sạch”/trống rỗng lại dẫn đến động thái công bằng và hợp tác. Đặc biệt hơn, đây là động-thái tạo sự đối thoại với người dân thành Côrinthô mà thánh nhân chủ trương phải đi xa hơn cả vào khi ông bị giam giữ tại trại tù ở Êphêsô lúc đó ông cũng suy tư theo cung cách đặc trưng có hiểu biết, rất lý lẽ về công việc của Chúa tác động lên thế giới gian trần.

Trong khi đó, người La Mã chỉ muốn tập trung tư-duy vào những gì thuộc về con người, của con người; hoặc nhiều lắm, họ cũng chỉ quan tâm/để ý đến những gì là con người với tư cách xác thịt mà thôi, tức: về sự việc thông thường của văn minh nhân loại, vào thời đó. Người La Mã chỉ đặt ưu tiên vào các suy tính khôn khéo và về con người khôn lanh/linh lợi, ưu tiên cho thực quyền và những kẻ ỷ rằng mình có quyền, ưu tiên cho sức mạnh và người cường tráng. Còn, thánh Phaolô lại khác, ông chỉ tập trung suy nghĩ vào sự khùng điên/rồ dại, vào chính sự yếu kém cũng như kẻ yếu hèn, trong đó có chính ông.

Bốn chương đầu của thư thứ nhất gửi con dân thành Côronthô cũng tựa hồ như một bài bình luận rất dài để bàn về những gì được ghi trong thư Philípphê ở đoạn 2 câu 6-11. Chính đó, là tiến trình “trút sạch” thành hư luống của Thiên Chúa là Cha Đức Kitô và là tiến trình phục sinh/trỗi dậy nói chung, từng kích bốc đặt nặng việc sử dụng sự yếu kém cho mục đích giống như thế. Dĩ nhiên, sự việc ấy dù sao cũng mang tính cách ít bi đát hơn là việc đóng đinh vào thập giá; bởi, đây là khả năng đã suy yếu khi phải đối đầu giải quyết những chuyện thường ngày. Và đây còn là “tiến trinh” rất phục sinh. Lại nữa, ngay như thư thứ hai Côrinthô đoạn 11 câu 22-33, thánh Phaolô còn đi đến chuyện khuấy động sự yếu kém cả cho chính ông, tận bên trong con người mình.

Họ là người phục vụ Đức Kitô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh! Có ai yếu kém mà tôi lại không cảm thấy mình yếu kém? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên sùng sục không?

Nếu phải tự hào, thì tôi sẽ tự hào về những yếu kém của tôi. Thiên Chúa, Đấng đáng chúc tụng muôn đời, là Cha của Đức Giêsu, biết rằng tôi không nói dối. Tại Đamát, tổng đốc của vua Arêta đã cho lính canh gác thành để bắt tôi. Nhưng người ta đã cho tôi vào một cái thúng, rồi thòng qua cửa sổ dọc theo tường thành. Thế là tôi thoát khỏi tay ông.”
(2Cor 11: 23-33)

Thánh Phaolô nhất quyết kiến tạo sự sống rất phục sinh cho chính mình và ông vẫn tự coi mình là đồ đệ hăng say/nhiệt nồng của Đức Chúa, bởi ông biết rõ mình là như thế. Và, người Côrinthô không thể khuynh loát lợi dụng câu nào, chữ nào của ông hết. Ông bắt đầu nói lên sự thật, để bảo họ: “Kìa! Đã bao lần tôi loanh quanh luẩn quẩn bên cạnh các cạm bẫy đặt để cho tôi. Chỗ nào, tôi cũng làm thế, và bà con cũng nên làm theo kiểu của tôi đi là vừa - bởi đó chính là cung cách đích thực mà người con của Đức Chúa rất nên làm.” Thế nhưng, những người nghe ông nói, họ đâu có làm theo lời ông khuyên, bởi họ không thể chấp nhận những lời lẽ như thế được. Kịp lúc ấy, ông lại nói:“Tôi từng ghi thư cho bà con rất nhiều lần và gửi cho các nơi khác nữa; và này! bà con hãy cứ xem các thư do tôi viết, bà con sẽ thấy những điều tôi đề nghị với mọi người.”

Hệt như thế, dân con thành Côrinthô chẳng buồn tin vào những lời tựa hồ như thế, nữa. Kết cuộc, là thánh Phaolô phải thực hiện vai trò của người chuyên cảm kích/khích lệ chứ không là kiểm soát viên của ai, cho ai. Ông có thể khuất phục họ từ khoảng cách nào đó cũng khá xa, bởi ông viết thư này là viết từ Êphêsô rồi gửi về cho người dân thành Côrinthô, ngay tức thì. Cả vào lúc cãi vã/biện luận với họ cũng thế, khi đó ông đâu có lưu lại tại Côrinthô, đâu. Sau bao lần nhượng bộ đến độ như “xuống nước”, thế mà họ vẫn không tin vào điều ông trần tình đến độ cứ để mọi chuyện đổ lên trên người ông. Thành thử, khi đã nhượng bộ cả đường lối suy tư/xét đoán tốt đẹp là thế rồi, thông thường làm được chuyện này cũng là điều phải lẽ, nhưng ông chẳng thực hiện được đường lối do mình chủ trương như dạo trước. Đó chính là cách diễn tả động lực phục sinh/trỗi dậy ngay bên trong con người mình. Nay, thì ông không còn ưa thích những kiểu cách như thế nữa.                

Có thể, có người lại sẽ bảo: tôi đây, cũng chẳng ưa gì động lực phục sinh với trỗi dậy hết, nhưng chỉ muốn vứt bỏ những thứ đó vào một xó nếu như tôi buộc phải nghe/biết những điều đại loại như vậy. Thế đấy! Dân thành Côrinthô khi xưa cũng từng làm thế với thánh Phaolô, dù đó không là thói quen họ vẫn làm vào dạo trước. Họ chỉ muốn bàn luận điều gì mà họ cho là quan trọng, lớn lao hơn mà thôi. Và, Phaolô thánh-nhân vẫn cứ thua hết thua cuộc này, rồi lại thất thế cả chuyện khác. Quả nhiên, động lực phục sinh/trỗi dậy đã thực sự khiến thánh Phaolô trở thành người thua cuộc tự bẩm sinh. Và đó là bài học quý giá dành để cho ông cách đặc biệt.

Bài học đây, không chỉ là lối học bình thưòng, chín chắn của những người từng trải nghiệm qua nhiều năm tháng với ngày giờ. Đó không chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng về mặt tâm lý, rất bình thường mà thôi; nhưng theo tôi, đó là cung cách để ông được học và học được những gì khác với điều mình nghĩ: có lẽ ông cũng chẳng bao giờ được học và cần học những điều như thế nữa. Và, điều đó khiến ông suy tư nhiều hơn, chẳng hạn như có lần ông từng nói: “Lâu nay, chẳng phải là tôi từng nói cho mọi người biết hết mọi sự sao? Và, chẳng phải là tôi đã kể cho mọi người nghe làm sao, biết thế nào, chứ?” Và từ đó, nó bắt đầu hiển hiện trước mắt ông ngày càng giống như lý thuyết rất tốt đẹp, nhưng không bao giờ là thực tại hiển hiện trước mắt ông. Thế rồi, ông lại đã loanh quanh nói nhiều hơn nữa về thực tại rất rõ ràng. Đồng thời, ông lại cũng đi đến trạng thái bớt đi việc áp đặt nó lên mọi người và nói cho họ biết thực tại ấy hiện thực đến thế nào đối với ông. Và chung cuộc, là ta cũng đã thấy đôi chút về con người của ông ngày càng tốt đẹp hơn.

Ở phần cuối thư thứ nhất Côrinthô, nhất là chương 13 và thư thứ hai Côrinthô, đặc biệt ở cuối thư, thánh Phaolô lại đã tìm cách nhè nhẹ đưa điều này vào khuôn khổ của công việc mà ông từng sử dụng. Ông có nói: “Phục sinh nói chung ư? Vâng, đúng thế. Và đó chính là phần dạo đầu để đi đến một đổi thay cuối cùng về thế giới bạo tàn này, theo cung cách rất chính trị. Vâng. Cuối cùng rồi thì sự thay đổi toàn bộ thế giới gian trần cũng sẽ làm cho mọi người kết hợp hài hoà mà thương yêu nhau, để rồi sẽ có buổi tiệc cánh chung với đủ mọi thực khách cùng đến với nhau mà thưởng lãm. Quả thật rất đúng. Tôi có được điều đó là nhờ đã rút tỉa đôi điều từ học thuyết cánh-chung-luận của người Do thái và tôi đưa những chuyện của Đức Giêsu Kitô vào trong đó. Và, đó chính là chủ đích tôi nhắm đến.” Thế nhưng, nay ông lại nói: “Bà con biết đấy. Những gì sẽ xảy đến, khi toàn bộ việc chữa lành toàn thể vũ trụ nhân trần đã hiển hiện, thì tất cả sự việc xảy đến lúc đó sẽ chỉ duy nhất nói lên có một lời. Và, lời đó là: Tình yêu, thôi”

Ông còn đưa vào cụm từ “Tình yêu”, nhiều sắc thái và chiều sâu mà theo tôi nghĩ ông chưa từng thấy được vào lúc trước. Đó đích thực là Tình yêu theo cung cách rất mới. Thứ tình không chứa chấp bạo lực hoặc động thái khống chế. Tình yêu đây, không là lối yêu đương theo kiểu dục vọng như của người dân thành Côrinthô. Và, cũng không là lối thương yêu theo cảm-nghiệm thiêng liêng đầy tính xuất-thần của Artêmi. Đó là Tình yêu mà ông hướng đến; hướng một cách chậm rãi nhưng dồi dào/sung mãn, vuợt khỏi kinh nghiệm mà họ không chịu lắng nghe, và cũng phải nhượng bộ những thứ cần thiết, như những kẻ khờ dại từng có cảm xúc yếu kém, rồ dại khổ đau vì hư luống, “trút sạch”. Từ đó, ông gặp được tình yêu theo kiểu cách mà trước đó có lẽ ông đã không muốn thực hiện. Phải chăng đó là tình yêu thương con người? Đúng thế. Phải chăng đó là Tình yêu của Thiên Chúa? Vâng, tôi vẫn nghĩ như vậy. Thế nhưng, sau một thời gian ngắn, thánh Phaolô lại nghĩ Thiên Chúa cũng là Đấng dại khờ giống như ông. Và, Ngài cũng thực hiện tình yêu điên dại như ông đang thực hiện, ở đây. Ngay lúc này. Nhưng, dứt khoát đó là cuộc vận động nơi thánh Phaolô, và đó là tất cả sự nhỏ bé có ở nơi ông, nếu ta dùng lối nói như thế để tiến bước về phía trước hoặc mường tượng về thể loại yêu thương mình phải có ở mọi nơi, trước khi vũ trụ phàm trần vui lòng mặc lấy nó. Và thánh Phaolô cũng thừa biết là mọi sự sẽ không thể thành tựu được nếu tình thương yêu này chưa hiển hiện với mọi người. Tôi nghĩ: đó chính là tâm trạng rất khác biệt nay hiện rõ tận bên trong con người của ông.

Thế nhưng, ngay lúc đó, ông lại đã nhận ra rằng bước tiến mà ông thực hiện việc dấn thân và tầm kích của sự lặng êm ông đang sờ chạm là yếu điểm rất không ngờ, và cũng chẳng mời mọc dân con trong thành đi vào với tình thương yêu tối thượng là hiệu quả cho thấy Thiên Chúa đang hoạt động. Và tên gọi ông đặt cho hoạt động tối thượng này là Thần Khí. Thần Khí đây, không nên hiểu theo nghĩa Ngôi Ba ở Ba Ngôi Thiên Chúa. Và cũng chẳng là Thần khí do Chúa định liệu, chút nào hết. Cũng không hẳn là Thần Khí Chúa đến vào Lễ Ngũ Tuần theo ngôn từ được thánh Luca diễn tả. Ở đây, thánh Phaolô đã thực sự nối kết cụm từ “thần khí” vào với thứ gì đó để ông có thể đi dần vào sự thể thưa dần và ít dần đi. Và, ông coi đó như điều kiện tiên quyết để ta có thể sờ chạm được những gì là dồi dào, sung mãn. Chính đó là sự việc rất đẹp. Là, thay hình đổi dạng thành tình yêu qua sự “trút sạch” thành hư không, trống rỗng. Đó, còn là đặc tính rất biến thái của ý niệm Tình yêu. Là, sự thể rất dễ nể, đầy quyền thế. Từ hư không, ta sẽ kết thúc với sự thể là “cuối hết”, tức Ômêga. Và, chính nhờ Thần khí nối kết người này với người khác , lấy từ người này đem đến với người khác.

Theo tôi, thì đây rõ ràng là cung cách của thánh Phaolô đã đáp ứng lại cảnh tình của dân con thành Côrinthô trong hoàn cảnh rất dị biệt. Chính vì thế, mà nhiều người ở đó cũng chẳng muốn tạo cho mình, tình cảnh đó.

Thánh Phaolô cũng tìm cách quảng bá điều đó cho dân thành Athens trên đường đi Côrinthô vào lúc đầu; và, cũng chẳng thấy ai buồn hỏi han hoặc bén mảng gì chuyện này cả. Đó cũng là lý do khiến ông chào thua tại Athens và đã đi về với Côrinthô.

Thật sự thì, một số nhân vật cứng rắn tại Côrinthô từng chán ngấy lối cảm nghiệm về sự việc lớn lao chẳng tạo được gì cho mình, đã quyết định là họ có thể quan tâm tìm về với động thái như thế. Chính vì lý do đó, thánh-nhân mới thiết lập cộng đoàn Côrinthô theo kiểu cách của riêng ông. Lúc đó, có đong có đếm cho kỹ cũng chỉ thấy không hơn 50 người hiện diện ở cộng đoàn sở tại.

Tác giả Jerome Murphy-O’Connor đã làm một số công việc tuyệt vời rất nhiều năm, để dõi theo và tìm ra danh tánh của các vị được nêu tên trong các thư của thánh Phaolô; và cả đến các gia đình nối kết với các vị này, cuối cùng ông cũng chỉ tìm ra không đầy 50 vị. Và, có lẽ tầm kích cộng đoàn nơi đây cũng chỉ bấy nhiêu, thôi. Có thế, mới hiểu được làm sao cộng đoàn này lại có thể tụ tập ở sau vườn nhà hoặc tại “căn-nhà-nguyện-đường” rộng lớn hơn. Có lẽ vì thế mà cộng đoàn đó chẳng bao giờ cần đến chung cư hoặc biệt thự đặc biệt nào hầu tổ chức các buổi tụ tập nguyện cầu ngay tại chỗ. Có lẽ đó cũng là sự thể nhỏ bé rất đặc trưng từng biến cải con người của thánh Phaolô và cả cộng đoàn ở đây nữa, ngõ hầu có được sự cởi mở độc đáo, đúng yêu cầu. Và, có lẽ cũng chính ông từng định danh sự cởi mở độc đáo này là “tình thương yêu” và đặt tên cho việc vận động chuyển luân từ người này đến người khác là “Thần khí”. Xem thế, thì chính ông đã tạo mẫu mã rất khác biệt cho “cộng đoàn” mình.

Ngôn ngữ Hy Lạp có cụm từ “Koinonia” đồng nghĩa với tiếng “communio” tiếng La-tinh để nói lên tinh thần “chung phần hợp tác” dù chỉ một số nhỏ chứ không phải toàn bộ. Chính đó là sự “chung phần” tận bên trong và cũng là “hợp tác” rất sâu thẳm trong tiến trình trọn vẹn. Đó, còn là sự thể để ta đi vào tận bên trong và có được cảm nghiệm về những gì xuất từ phần sâu thẳm, rất “ở trong” ấy. Toàn thể cộng đoàn ở đó, nay bắt đầu nhận ra rằng có thể là họ không làm được gì về chuyện đó, nhưng họ lại đang làm được rất nhiều thứ về chính nó. Ở nơi đây, đã thấy sự triển nở rất lớn mạnh bên trong con người của thánh Phaolô. Nói khác đi, nghĩa là bảo: ta có thể hiểu được rằng: nếu lúc đó, mọi người hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của Đạo Chúa, thì có lẽ họ sẽ khuyên: “Hãy quên chuyện ấy đi. Chúng tôi đang có ở trong người những sự việc còn thích thú hơn nhiều.” Quả có thế. Cũng có thể, là thánh Phaolô đã chấp nhận sự thật từ sự việc ấy nhất là vào thời gian ông càng ngày càng thêm tuổi. Và theo tôi, thánh Phaolô đã sờ chạm vào thứ gì đó thực tiễn hơn cả những điều ông từng nói với dân con cộng đoàn và người khác, khi còn trẻ. Nói cách khác, đó là lúc ông có được thuật hùng biện vững chắc và lãng mạn hơn lúc đầu. Và, trong thuật-ngữ phục sinh/trỗi dậy nữa. Càng về già, ông càng thực tế chứ không chỉ lãng mạn, bàn toàn chuyện dưới đất nhiều hơn trên trời, rất lý thuyết.

Chính đó là lý do khiến tôi đã nói ở phần đầu, là: theo cung cách rất nghịch thường, thì “Roma” tức “Amor” đọc ngược lại, theo nghĩa rất “yêu đương” của tiếng La-tinh. Văn chương/văn hoá La Mã vẫn quan niệm tình thương yêu rất thiếu sót. Cái hay ở thánh Phaolô, là: ông đã đưa ra loại hình tình yêu tối hậu, không giống mảnh vụn riêng tư của thần tính mà đúng là hệ thống chính trị của riêng ông thay cho hệ thống của La Mã. Ông đề nghị như thế cho thành phố nào của đế quốc La Mã đã “sẵn sàng”. Đây là sự triển nở rất lớn rộng không chỉ với thánh Phaolô thôi, mà còn cho toàn bộ thần học mục vụ của “Hội thánh” theo đúng nghĩa. Xin mở thêm một dấu ngoặc ở đây để ta có thể nhắn với nhau rằng: hãy quên đi những bất đồng nho nhỏ ở Antiôkia giữa thánh Phaolô và thánh Phêrô và Giacôbê khi trước. Bởi, đó chỉ là buổi tập huấn ban đầu về sự sống sau này mà khi đó ông chưa mường tượng ra, thôi.

Một trong các chìa khoá chính của lập trường này, là ở chương 2 thư Philípphê mà tôi vừa đọc đoạn diễn giải từ thư thứ nhất Côrinthô chương 1-4, là như thế. Ở đây, tôi cũng xin nói thêm một điều này, là: ta có thể thêm những điểm như thế vào thư thứ nhất Côrinthô ở chương 13 cũng là chương đề cao tình yêu, và lòng mến agapè như ca vịnh để tuyên dương/đề xuất. Và, nếu muốn đi sâu hơn vào thư thứ 2 Côrinthô ở đoạn 5, ta sẽ thấy được tất cả đã bao hàm cách tuyệt vời mọi công tác ở đó. Đấy là lý do khiến tôi bắt đầu bằng thư Philípphê trước đã, sau đó mới xét đến thư Côrinthô. Theo dõi chuyện này, ta còn thấy nhiều điều hơn thế. Và đây nữa, vẫn là cung cách diễn tả cách tốt nhất về cảm nghiệm gọi là con đường Đamát, là như thế.

Cũng trong khuôn khổ triển khai tình tự ấy, quan điểm của thánh Phaolô về phục sinh còn ghi đậm chiều sâu hơn thế nữa. Nói cách khác, dân con thành Côrinthô của thánh-nhân, nói theo triết lý, thì họ đều là những người theo triết thuyết Plato cũng sâu sắc. Có thể, những người như thế đều đã chấp nhận sự bất tử của thần tính rất linh hồn. Thế nên, khi thánh Phaolô đề cập đến việc phục sinh/trỗi dậy của thân xác, họ lại cho đó chỉ là chuyện tầm phào, vớ vẩn. “Bề ngoài” của Đức Kitô Phục sinh có thể cũng không thích hợp với họ cho lắm. Vì thế nên, thánh Phaolô mới tạo thêm sắc thái cho tư tưởng của ông. Ông bắt đầu bằng việc nói rất rộng về tiến trình phục sinh rất chung chung như một bản dạo đầu cho công cuộc biến đổi chung cuộc của toàn thế giới, đi vào tình trạng gọi là Omega, rất “cuối hết”. Xem thế thì, đã có sự công bằng chính trực cho tất cả mọi người, ở dưới thế cũng như ở nơi cao vời vợi ấy. Và thánh nhân cứ thế nhấn mạnh điều này, là tiến trình phục sinh rất chung nay đã khởi sự lớn mạnh rộng khắp. Và Thiên Chúa, ngang qua Đức Giêsu Kitô rất sống động ở trong ta, và cả nơi đặc tính yếu kém của ta nữa, cuối cùng cũng đã rửa sạch được chuyện bê tha/\ tồi tệ, của thế giới. Đức Giêsu và cả chúng ta nữa, là thân mình của Thiên Chúa, đều ở trong thân mình có Thần khí Chúa tác tạo ra uy lực ở đây, ngay bây giờ. Bằng vào tư tưởng này, thánh Phaolô muốn nói đến thân mình thực tế rất “yếu kém” của ta được Thần khí biến đổi để trở thành sự thể đích thực trong thân mình rất chính trị, thời hiện tại, nhất là khi ta sống hiệp thông san sẻ Tiệc Thánh đích thực. Và, thánh Phaolô còn đi xa hơn nữa bằng cách đề ra lập trường tư tưởng bảo rằng: không phải cái chết thể xác hoặc sinh lý cuối cùng sẽ thắng thế, mà là bạo lực, chí ít là cái chết rất bạo tàn để cuối cùng các vị tử đạo đều được xác nhận qua sự công bằng của Thiên Chúa. Và, đó mới là sự yếu kém của chúng ta.

Ở đây, nhiều người vẫn cố gắng đi tìm diện mạo tâm lý của thánh Phaolô. Trái lại, tác giả Murphy O’Connor lại đã có một số nhận xét về điều đó. Ông từng nói: ngôn từ mỉa mai/châm biếm của thánh Phaolô về Côrinthô và cả chuyện thánh nhân từng giận hờn/cau có này khác đều là chuyện bên lề, mà thôi. Sự thể về ông lại cứ hành xử theo cung cách của chính trị gia vui tính hoặc ngay cả đến tâm tính phẫn nộ/thiếu kềm chế đã khiến ông sai trệch một đôi lúc. Tác giả đây, không nghĩ rằng thánh-nhân đã bỏ phí thì giờ để cứ phải đề cập đến tư tưởng của mình về các ý niệm triết học, và ông đã để chuyện ấy chuyển sang cho Apôllô, người đệ tử rất mẫn cán của chính ông.                                                             

                                                            --------------------                     
                                                                                                                 (còn tiếp)




--------------------------------
Lm Kevin O’Shea, CSsR –
Mai Tá lược dịch.

No comments: