Suy niệm Chúa nhật thứ II mùa Vọng năm C
“Dù đời sống quanh co, nhiều khúc rẽ”
Và phù du
như một giấc chiêm bao
Tôi vẫn nuôi niềm hy vọng, ước ao
Chân tiếp bước, mong đời mình ý nghĩa.”
Tôi vẫn nuôi niềm hy vọng, ước ao
Chân tiếp bước, mong đời mình ý nghĩa.”
(thơ của SC)
Lc 3: 1-6
Với nhà thơ, đời sống của con người nhiều
quanh co. Khúc rẽ. Rất phù du. Với nhà Đạo, đời người gồm cuộc sống, nhiều hy
vọng. Ân huệ. Ý nghĩa.
Trình
thuật hôm nay, thánh Luca ghi lại lời thánh Gioan kêu gọi, vẫn vang vọng. Thánh
nhân gọi, là mời gọi mọi người hãy dọn đường, để Chúa đến. Gọi và mời, hãy dọn
đường giống tiên tri thời trước từng lên tiếng. Gọi và mời như thế, thánh nhân
đưa ra cả tình hình chính trị lẫn tôn giáo, thời của Chúa. Gọi và mời, hãy dọn
đường, để Chúa thực hiện ơn cứu độ bằng kinh nghiệm khổ ải. Bi ai.
Kinh nghiệm bi ai và khổ
ải, có kèm truyện kể về chính Ngài. Truyện, không giống như cổ sử La -
Hy/Babylon, mang tính hoang đường. Thần thoại. Truyện các thánh kể, là sử hạnh
có thời gian. Không gian. Có đặc thù, mọi người chọn làm quê hương. Quê hương
Ngài chọn, là lịch sử. Có chữ viết. Có tình tiết. Cốt truyện.
Đặc thù Chúa tỏ bày hôm
nay, thấy rõ ở giọng nói. Có âm lượng. Tỏ bày hình hài/diện mạo, lẫn âm sắc.
Nhất nhất, mang tính chất Galilê/Do Thái. Rất A-ram. Sống động. Quê nhà. Nét
riêng. Sống động ở nơi Ngài, còn chứa đựng đặc thù hoàn vũ, biểu tỏ cho dân con
mọi thời am hiểu, nhờ mầu nhiệm Phúc Âm. Nét riêng tư - đặc thù, là điểm son
được nhắc nhiều trong lời tuyên tín, có câu kinh. Là, lời kinh tuyên xưng niềm
tin nơi Ngài. Với Ngài.
Trình thuật, nay kể về
một nhân vật nổi bật, mang tên Gioan Tẩy Giả. Thánh nhân được Chúa chọn để loan
báo Tin Vui Đấng Cứu Độ, đang kịp đến. Ngài kịp đến, vẫn đem theo lời gọi và
mời rất thánh: “Hãy dọn đường Chúa đi!” (Lc
3: 4) Lời nhắn gửi đến dân con nhà Đạo, rất hôm nay.
Về lời nhắc nhở của thánh
Gioan, sử gia Luca lại đã viết:“Ông đi
khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi mọi người chịu phép rửa, tỏ lòng
sám hối, để thứ tha.” (Lc 3: 3) Xem như thế, lời kêu gọi từ thánh Gioan,
gồm tóm 3 phạm trù nối kết nhau, rất chặt chẽ, đó là: phép rửa, sám hối và thứ
tha.
Phép rửa, là Bí tích
Thanh Tẩy ban cho dân con nhà Đạo ngõ hầu người người được tháp nhập vào cộng
đoàn dân con Chúa. Tẩy và rửa, là tác động huyền nhiệm mà dân con của Chúa vẫn
tỏ lộ bằng động thái đầm mình sông Gio-đan. Đầm mình, để chứng tỏ niềm ao ước
sàng sạch mọi tàng tích xấu xa, trong quá khứ.
Sàng sạch điều xấu xa,
không phải là động tác máy móc, rất ma thuật. Nhưng, là cử chỉ tỏ bày một nuối
tiếc. Sám hối. Rất quyết tâm. Bằng ngôn ngữ rất thánh mà sử gia Luca đã sử
dụng, thanh tẩy là động tác thật tình sám hối. Sám hối, theo nguyên ngữ “metanoia” tiếng Hy Lạp, không là tiếc nuối/hối hận về những lỗi lầm mình vướng
mắc. Nhưng là, đổi thay toàn bộ. Rất tận gốc. Đổi và thay, trong tương quan ta
có, với Chúa. Với mọi người. Thay và đổi, rất chân phương. Thật tình. Triệt để.
Thay đổi hoặc hồi hướng, là hành động lôi kéo động thái biết bỏ qua mọi lỗi lầm. Tiếng Hy Lạp gọi đó là aphesis, tức Thứ tha. Thứ
tha, còn mang thêm ý nghĩa của khai sáng. Giải toả. Chừa lối đường, để đi. Thứ tha, để ta xa rời mọi xích
xiềng của lỗi phạm. Tức, Ác thần. Sự xấu. Thứ tha đây, còn được hiểu như trút
được gánh nặng, đang đè chụp. Như tàu không gian vừa buông thả bình nhiên liệu,
vẫn đeo mang bên hông mình. Thứ tha, còn là hoà giải với Chúa. Với những người làm ta đau đớn. Buồn bực. Sầu
khổ. Thứ tha, là hoà giải với kẻ gây xung đột. Rẽ chia. Thứ tha và hoà giải, là chữa lành. Kiện toàn con người cho
vẹn toàn. Hơn khi trước.
Thế đó, là cung cách mỗi
người “dọn lòng để Chúa đến”. Thế đó, là âm vang Cựu Ước, được Hội thánh rút ra
từ sách tiên tri Ba-rúc hầu đưa vào bài đọc 1 thánh lễ hôm nay. Thế đó, là kinh
nghiệm bản thân ta nên có, ở thâm tâm. Là, kinh nghiệm về quyền uy cứu độ của
Đức Chúa. Thế đó, còn là cung cách giúp ta mở lòng ra với quyền cao uy nghi của
Thiên Chúa. Qua Đức Kitô.
Đáp lại lời gọi mời, theo
nhiều cách thức:
Cách thứ nhất, vào mùa
Vọng, ta có thói quen cử hành mừng kính ngày sinh của Chúa. Ở mùa này, ta được
nghe lại lời gọi mời có thử và có thách. Thử thách, trong thanh tẩy. Thử thách,
bằng sám hối. Với thứ tha. Thử và thách, là chuyện xảy đến, đã từ lâu. Nhưng
vẫn cần đến canh tân. Cải hoá. Cải hoá, để xác nhận sự dấn bước quyết về với
cộng đoàn tình thương, con của Chúa. Dấn bước, để tháp nhập vào Thân Mình trọn
vẹn của Chúa. Dấn bước về với Chúa, để rồi Chúa sẽ đến với ta. Ngang qua người
khác.
Cử hành mừng kính ngày
Chúa đến, là để lòng mình mở rộng, mà hồi hướng. Trở về. Rộng mở/trở về, để ta
sẽ vào phần thâm sâu của tâm trí, mà đổi thay. Rộng mở/trở về, để còn biết lắng
tai nghe Chúa chào mời. Bảo ban. Và hỏi:”Chúa
muốn con làm gì? Chúa muốn con sống ra sao? Cử hành mừng kính, vào khi tháp
nhập vào thân Mình của Chúa, ta tìm ra phương thức giảng hoà với Chúa. Với
những người từng đến với ta. Trong cuộc đời.
Đáp ứng thứ hai, là thực
hiện vai trò của mỗi người, theo cung cách không khác gì công tác của thánh
Gioan tẩy Giả. Tức: hành xử theo cách thế biết mở ngỏ lòng mình để Chúa Thánh
Thần dễ dàng tiếp cận. Thánh hoá. Ra bài sai. Bài sai Ngài đưa ra, là chuyển
tải thông điệp tình thương, hy vọng, và bình an đến với mọi người. Chuyển tải,
hầu giúp san đồi/vạt lối, cho thật phẳng. Hầu khuyến khích mọi người hăng say
làm thiện nguyện để trở thành chứng tá cho niềm vui Chúa hứa ban.
Khi xưa, thánh Gioan Thẩy
Giả dễ dàng biết nghe tiếng Chúa mời gọi. Nơi sa mạc. Là, do thánh nhân có tâm
trạng êm ắng. Tĩnh mịch. Các thánh nay sẽ khó nhận ra lời Chúa mời. Vì, quá ưu
tư. Bận rộn. Những đắn đo. Nên, ai cũng cần có khung cảnh tĩnh mịch. Lặng êm.
Hầu ứng đáp lời Chúa luôn gọi mời mọi người hãy ngưng lại mọi bon chen. Sôi
nổi. Nóng bốc. Để kịp nghe tiếng Ngài., qua đề nghị của thánh Gioan Tẩy Giả.
Thánh Gioan thời trước,
diễn tả tâm trạng chờ đón Chúa bằng ngôn ngữ thời thượng, đầy ảnh hình. Thánh
gioan hôm nay, Hội thánh Chúa vẫn đề nghị người người tìm nơi vắng lặng, mà
nghe ngóng. Nghe Chúa gọi mời, qua người đời. Ngóng Chúa lại đến, bằng lòng
mến. Quyết lắng nghe tiếng Chúa bằng vào việc quan tâm đến mọi người, là thái
độ cần có. Rất hôm nay. Thời buổi này.
Thời buổi hôm nay, cũng
như mọi ngày/mọi thời, thánh Gioan nếu hiện diện, ngài cũng sẽ gióng lên một đề
nghị ghi bằng lời lẽ giống lời thánh Phaolô, mô tả ở bài đọc 2: “Điều tôi khẩn khoản nài xin (Chúa), là xin
cho lòng mến nơi anh em được ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài
trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì tốt hơn.” (Ph 1: 8)
Một nhân sĩ đương đại có
tên Ronald Knox đã chuyển tải ngôn ngữ của thánh Gioan và Phaolô thời trước,
bằng ngôn từ thời đại, bảo rằng: “Điều
tôi cầu cho anh em, là tình thân thương nơi anh em sẽ ngày một sung mãn, tràn
đầy nhiều hiểu biết. Để rồi, bằng vào nhận thức xuyên suốt này, anh em sẽ lượng
định được giá trị của tình thương ấy. Bởi lẽ, không gì khiến làn mây tăm tối
kéo đến che phủ kiến thức của anh em. Cũng chẳng che được mọi diễn tiến đang
lớn mạnh trong lòng anh em, cho tới ngày Chúa đến.”
Xem thế thì, bằng ngôn
ngữ giản đơn thời đương đại hoặc bằng ngôn từ bóng bảy của thời trước, ta vẫn
có thể chuyển tải cho nhau các đề nghị cùng nhắc nhở, của thánh nhân. Thực hiện
lời nhắc ấy, người người sẽ thấy sẵn sàng mừng đón Chúa quang lâm. Đến với mọi
người.
Trong tình huống tươi vui
chờ đón Chúa, ta hân hoan hát lên lời ca đầy phấn chấn, rằng:
“Này em con chim
gầy
Chiều nay
chim đứng dậy
và nó hát
líu lo thật dài,
Cũng vì Hoà
Bình đã về đây.
Cũng vì Hoà Bình đã về đây.” (Phạm Duy –
Bình Ca)
Hoà Bình đã về! Đó là lời
vang vọng từ đấng thánh. Đó, là đề nghị từ các chứng nhân. Những người chứng,
trong cuộc đời. Có “khúc rẽ quanh co”. Hy vọng. Tiếp bước chân nhà Đạo. Ở
đời.
No comments:
Post a Comment