Monday, 24 December 2012

Lm Frank Doyle sj: “Có lời buồn, vọng theo hồi chuông đổ”



“Có lời buồn, vọng theo hồi chuông đổ”
Tháng mười hai, ai còn có chờ ai?
Tình yêu buộc giữa hai đầu nỗi nhớ
Giọt mưa rơi hay những giọt lệ dài...
(thơ Trần Tường Vi)
Ga 1: 1-18
            Tháng mười hai, có lời buồn. Hồi chuông đổ. Ngày Giáng hạ, có Chúa về. Lời nhập thể. Lời nhập thể, khởi đầu từ hừng đông buổi trần thế. Khởi đầu, có thánh sử ghi Lời Chúa. Rất trọn vẹn.
            Trình thuật Lời Chúa ngày Giáng hạ, thánh sử Gioan ghi đậm nét gốc-nguồn của chính Chúa. “Lúc khởi đầu”, vẫn vang vọng Lời Đầu sách Khởi nguyên, Sáng Thế Ký. Ở nơi đây, thánh Gioan nói về một “khởi đầu” sớm sủa hơn. Lúc khởi đầu, không có nguồn ngọn đầu giây mối, nhưng đã trải dàn vô vàn chốn miên trường, là chính Chúa.
            Thông thường ở đời, người người hay dùng lời để trao đổi. Rất nhiều kiểu. Có kiểu hời hợt, bề ngoài. Có kiểu sâu sắc, có tính xây dựng. Yêu thương. Giùm giúp. Cũng có kiểu, chỉ phá hoại. Gây chán nản nản, đầy lạm dụng. LỜI nhập thể, thì khác. LỜI, không chỉ đổi trao, những ý kiến. Lời năng động. Đem mọi sự đưa vào hiện hữu. Những hiện hữu bắt nguồn từ Lời Ngài.  
            Lời người đời, chỉ là những trao đổi giữa người nói. Nói, rất nên lời. Không chỉ miệng môi. Nói, bằng toàn thân xác. Đó là ý nghĩa của điều ta vẫn bảo: đấy là ngôn ngữ của thân xác. Ta trao đổi bằng lời rất kết quả, mà chẳng cần nói lời nào. Vẫn lặng thinh, như tình đã đặng. Nói bằng mắt. Bằng diện mạo. Nụ cười. Vui tươi. .  
            LỜI Chúa là Ngài biểu lộ điều gì đó, về Ngài. Ta thấy được,  qua sự việc xảy đến với thế giới quanh ta. Do Ngài tạo. Như nhận định của nhà thơ nọ, có viết: “Thế giới nạp điện bằng sự cao cả của Thiên Chúa.” Sống ở môi trường linh thánh, ta hít thở bằng khí thiêng liêng. Rất Thánh. Hôm nay, ta mừng kính Lời Chúa thẩm nhập vào với thế giới theo cung cách rất khác biệt. Lời Chúa mặc lấy xác phàm như ta. Có thân xác như ta. Chia sẻ niềm vui/nỗi buồn, như ta.
            Mặc lấy xác phàm, Lời Chúa đã nên hữu hình, khiến ta nhận ra được Ngài. Và hiểu Ngài, nhờ Đức Giêsu, Lời Chúa trở thành cầu nối giữa thân tâm ta với Ba Ngôi Đức Chúa, như thánh Gioan, từng viết:”Điều chúng tôi thấy và nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, và ta hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người.” (1Ga 1: 4)
            Hai chủ đề thánh Gioan ghi ở Tin Mừng hôm nay, là: Lời Chúa ban sự Sống và sự Sáng. Ngài có nói “Tôi là Sự Sống và sự Sống Lại.” Ngài đem lại sự sống, cách trọn vẹn. Sự sống Ngài ban, không chỉ là sự sống theo nghĩa sinh lý, Mà là, sự sống trọn vẹn của con người. Thông thường, ta chỉ sử dụng có 10% khả năng sống vẫn tiềm ẩn, trong mỗi người. Tony de Mello có lần viết: “Phần lớn thời gian sống ở đời, ta chỉ sống có một nửa. Hoặc, có sống nhưng lại như những người đã và đang chết dần.”
            Chúa nói: Ngài là Ánh Sáng thế gian. Và, chủ đề về Sự Sáng với tối tăm được thánh sử Gioan lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong Tin Mừng. Thánh nhân lặp lại, để nói rằng: Đức Giêsu đem ánh sáng vào với tối tăm, nơi con người. Chúa là Đường, là Sự-Thật-Toàn-Vẹn và là Sự Sống. Tràn đầy. Chúa ban cho ta thị kiến sống động, tức khả năng thấy được nhiều điều, qua tối tăm. Thấy, để ta lên đường vào với thế giới của xác thịt, có ánh sáng.
            Cũng giống ngày ở Bê Lem, thôn làng nhỏ bé cách nay hơn hai ngàn năm, hôm nay Chúa vẫn ở với thế gian, chốn tối tăm. Do tăm tối, thế gian vẫn chưa biết Ngài. Thế gian vẫn là chốn miền của tăm tối. Của, bạo lực. Hãi sợ. Bởi thế nên, người đời chưa biết san sẻ thị kiến sống động, từ nơi Ngài. Với Ngài. Bởi thế, thánh Gioan mới thêm: “Ngài đã đến với nhà mình. Nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” (Ga 1: 11) Người nhà hôm trước, là Do thái. Người nhà hôm nay là ta người Công giáo?
            Là người nhà của Chúa, ta được tháp nhập vào Thân Mình Ngài. Cùng tin và gọi Chúa là Cha. Cha ơi! Là người nhà của Chúa, không cần phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Đã rửa tội, hay chua. Người nhà của Chúa, là tất cả những ai thẩm nhập vào với sứ vụ Lời Chúa. Nơi Đức Giêsu. Rõ ràng Lời Chúa đã vào với nhân trần, có xác phàm. Tội lỗi.
            Với những ai có mắt để thấy, sẽ nhận biết vinh quang của Lời Chúa đang thể hiện nơi Đức Giêsu, như bài đọc 2 hôm nay, tỏ bày: “Ngài là phản ảnh của vinh quang, là ấn tượng của bản thể Thiên Chúa.” (Dt 1: 3) Hợp lòng với thánh Phaolô, thánh giáo phụ Irênê, cũng có nói: “Vinh quang củ Thiên Chúa, là bản thể sống động, rất trọn vẹn.” Điều này áp dụng với mỗi người chúng ta, sao lại không thể áp dụng với Ngôi Lời mặc lấy xác phàm?
            Quả thật, nếu chỉ chú trọng đến Bản vị của Chúa thôi, ta sẽ không nhận ra vinh quang của Thiên Chúa, nơi Ngôi Lời trọn vẹn. Đó là điều, mà con người không thể rút kinh nghiệm từng trải nơi cuộc sống. Vinh quang của Lời có xác phàm loài người che phủ. Nhờ có thế, người người được chung phần vinh quang của Chúa, qua đặc trưng của thân xác, tức lời nói. Đó cũng là ý tưởng mà thánh Phaolô muốn nói qua hình ảnh tấm gương, ta nhìn vào. Nhìn, để biết là ta có hình ảnh bất toàn cần gia tăng niềm tin tưởng, được giống Chúa.    
              Giống Chúa, vì Lời-mặc-xác-phàm, bao gồm trọn vẹn “ân sủng và sự thật”. Nhờ ân sủng và sự thật, ta được mời để sẻ san vinh quang của Chúa. Như các thánh xưa vẫn nói: “Nhờ sự vẹn toàn ta nhận từ Chúa, hết ân sủng này đến ân sủng khác… Ân sủng và sự thật ta đạt được qua Ngôi Lời, Đức Giêsu Con Thiên Chúa Hằng Sống.” Qua ân sủng, ta nhận ra tình thương vô điều kiện của Chúa, vẫn đổ tràn trên ta, bằng nhiều cách. Nhờ sự thật, ta được trọn vẹn thị kiến sống, đến từ Chúa. Thị kiến Chúa dựng nên ta. Ban cho ta, ngang qua Đức Giêsu.
            Mùa Giáng Sinh, ta hãy cố mà đếm mà đong các ân sủng mình nhận được. Vào mùa Giáng Sinh, ta cũng cầu mong sao vẫn cứ lĩnh nhận tràn đầy mọi ân sủng và sự thật, từ Thiên Chúa. Lĩnh nhận vào tháng ngày đang từ từ đến. Cầu mong sao, ân sủng và sự thật của Chúa sẽ giúp ta đến với mọi người. Để sẻ san sự bình an và hạnh phúc, Lời mang đến.
            Trong tình thần hân hoan ấy, ta hợp cùng mọi người hát lên lời ca đầy phấn chấn, rằng:

                        “Ngày đó có ta mơ ân tình dài
buồn thắm nét môi duyên chưa thành lời
một thoáng mơ rồi
người về không nguôi
người về không nguôi...” (Thanh Trang – Duyên Thề)

            Mơ ân tình dài, xưa đã có. Mưa ân tình dài, nay vẫn về. Mưa ân huệ, hay mưa sự thật vẫn cứ về với dân con Chúa. Vì, Lời Chúa nay mặc xác phàm, làm người. Để người người sống mãi trong niềm tin. Có thương yêu. Ân huệ. Sự thật.       

No comments: