Thursday 25 August 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn DCCT: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)


ƠN CỨU RỖI NHỜ SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚA KITÔ

Chúa Kitô sống lại là nguồn ơn cứu rỗi, là chính sự cứu rỗi với cái mình, cái bản ngã, cái thực hữu của Ngài: hầu như không thể phân biệt được mọi sự vinh hiển của Ngài những hậu quả nào là riêng phần Ngài, và những hậu quả nào là thuộc việc cứu chuộc kẻ khác.

Nhất Lãm. Sự chết và Sống lại của Chúa Kitô được đặt trong khung cảnh cánh chung và bao quát cả vũ trụ.

Được tôn vinh, Chúa Yêsu hiện tỏ như chính Nước Thiên Chúa (autobasiloia), như một nhân vật tập đoàn (corperate personality), toát yếu cả “Dân chư thánh của Đấng Tối cao”, như “Con Người đến trong quyền năng Thiên Chúa” (Mt 6: 24 (Đn 7) Mt 28: 18-20)

Phaolô: Chúa Kitô

-đã sống lại vì ta (2C 5: 15) để ta được nên công chính (Rm 4: 25)

-đã được tấn phong làm Con Thiên Chúa quyền năng (Rm 1: 4) để cho nhân loại thông chia chức vị Con Thiên Chúa của Ngài trong vinh quang cánh chung.

-đã trở nên “Xác thần thiêng, Thần khí tác sinh”: một người được biến đổi bởi Thánh thần đến đỗi trở nên “nguồn mạch ban Thánh Thần” cho tất cả nhân loại (1C 15: 42-435)

-là Ađam Mới, để sinh ra nhân loại được phục sinh (1C 15: 21-23; Rm 6: 12-21).

-là Người Mới trong Ngài hết mọi người được kết hợp tự gốc với Thiên Chúa và với nhau, trong cũng một Thánh Thần (Ep 2: 14-18).

-là Đấng Môi giới thiên thai, Thượng đế mưu các phúc lành lai thời nhờ đó ơn cứu chuộc mọi thời, mọi nơi (1Th 2: 5-6; Hr 9: 11-14).

-là Kyrios trên vạn vật, và nhờ Ngài Nước Thiên Chúa thế nào cũng thành đạt, và các biến cố hết thảy được hướng về ơn giải thoát các kẻ được chọn (Ph 2: 9-11; Rm 8: 28-39).

-là Trưởng tử giữa mọi thụ sinh (Co 1: 14-17; Ep 1: 3-5; Rm 8: 29; Co 2: 9)

Yoan trong khi được tôn vinh:

-Chúa Kitô “đến” cùng các môn đồ, kéo mọi người (Yn 12: 32; 14: 18; 16: 16) Chúa Yêsu sai Thần Khí tác sinh và bàu chữa, để dẫn môn đồ vào mầu nhiệm Chúa Kitô (Yn 7: 39; 16: 15).

-Chúa Yêsu nên đền thờ của của dân Thiên Chúa (Yn 2: 19-20), hạt lúa sinh nhiều hoa quả (Yn 12: 24).

-Chúa Yêu nên ánh sáng thế gian, bánh sự sống, cây nho, sự Sống lại và sự sống (tức là những chủ đề tả ơn cứu rỗi trong Yn).

Kết luận: Chính bởi sự Sống lại mà nhân tính Chúa Kitô đã trở nên cơ quan của ơn cứu rỗi đại đồng của Con Thiên Chúa trong nhân loại và cả vũ trụ.

Thân xác sống lại của Chúa Kitô là cơ quan thông đồng hợp nhất giữa Chúa Kitô và Thiên Chúa –giữa Chúa Kitô và người ta- giữa Chúa Kitô và cả vũ trụ -nhờ ơn thần diệu biến hình là Thánh Thần.

Vậy chỉ có ơn giải thoát đích thực và vĩnh cửu cho người ta trong Chúa Yêsu sống lại.

Sự sống lại của Chúa Kitô là nền tảng cho cái bí nhiệm của con người, cho thiên triệu bởi trời: bởi người ta đã được chọn vào tạo dựng trong Chúa Yêsu sống lại, mà người ta, mọi người, là sự ước ao Thiên Chúa, là sự ngóng đợi Chúa Kitô vinh hiển, nơi Ngài, chỉ nơi Ngài mà thôi, mọi người mới có thể thực sự là chính mình được theo ý định Thiên Chúa, và làm trọng cái số mạng của mình: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta, Đức Yêsu Kitô, Đấng đã lấy lòng thương hải hà của người mà tái sinh ta nhờ sự sống lại từ cõi chết của Đức Yêsu Kitô, để ta được mối hy vọng hằng sống (1P 1: 3)”.

Toát yếu đường đã đi

Chúng ta đã duyệt ngang qua các sách Tân Ước

-Tìm kiếm cái cốt tuỷ của Tân Ước (chúng ta đã gặp nơi lời tuyên tín Yêsu Kitô là Chúa.

-và đã thấy rằng lời rao giảng tiên khởi (kerygma) cũng cốt thiết là lời rao giảng Chúa Kitô chết và sống lại, đó là Tin mừng của Tân ước.

Các sách Tân uớc đã diễn giải tuyên tín và lời rao giảng đó thế nào? Đạo lý tổng hợp có thể coi “Tân ước” (tiểu dẫn vào Tân ước trang XXX-LXVI).

Phân tích theo từng sách, thì các sách Tân ước chia làm 3 nhóm:

Các Tin Mừng Nhất Lãm

Các thư của thánh Phaolô và sách Công vụ

Các Thư tịch của Yoan

Coi một cách tổng quát, thì mỗi nhóm thư tịch đó trình bày tư tưởng và sự nghiệp Chúa Yêsu dưới một phương diện riêng. Mỗi nhóm có một ý tưởng đạo lý đặc biệt của mình.

Tin Mừng Nhất lãm: Nước Thiên Chúa và Đấng thiết lập Nước đó.

Các thư thánh Phaolô: Nhiệm cục cứu rỗi mới

Thư tịch của thánh Yoan: nhân thân của Chúa Yêsu

Bây giờ nếu chúng ta so chiếu ba chủ đề đó với luợc đề về niên biểu của các thư tịch, thì ta lại thấy đôi đàng đi song song được với nhau. Nếu xét chung ra: ba giai đoạn cũng phù hợp với những đôi đàng các môn đồ của Chúa đi theo để đạt đến sự hiểu biết và tế nhận mặc khải Kitô giáo. Đàng khác, việc ban hành mặc khải cũng đi theo ba giai đoạn đó: loan bào Nước Thiên Chúa, rồi diễn tiến thêm bằng việc ban hành những phương thế cứu rỗi, để rồi kết thúc nơi việc tỏ bày ra chính Chúa Yêsu là ai.

Tuy rằng các sách Tin Mừng Nhất Lãm xuất hiện sau các thư của thánh Phaolô, các sách Tin Mừng đó lại có ý định trần thuật lại lời rao giảng của Chúa Yêsu: địa vị tốt cho mặc khải là ở nơi Lời Chúa Yêsu (Tin Mừng Ngài rao giảng, và các tông đồ đã nghe từ miệng Ngài) và sự nghiệp của Ngài. Đó là “dự kiện” nền tảng. Các tông đồ không thêm được gì hơn, họ chỉ loan báo lại điều Chúa Yêsu đã rao giảng. Các thư diễn bày đạo lý về ơn cứu rỗi; đạo lý đó cốt thiết đã chứa đựng cả trong lời rao giảng của Chúa, nhưng chỉ được thành tựu với sự chết của Chúa Yêsu và những biến cố tiếp theo sau đó. Còn các thư tịch của thánh Yoan đi vào những gì sâu kín (và khó hội ra lúc đầu) trong giáo huấn của Chúa Yêsu; đó là sách của một người vừa là một thính gỉa hàng đầu vừa là một người chiêm ngắm đã dần dần đi sâu vào những lời tâm phúc thân thiết của Chúa.

Bởi không thể nào giải thích Tân ước được toàn bộ, nên chúng ta sẽ không dõi theo từng sách một mà cắt nghĩa. Nhưng chiếu theo cái diễn tiến của Tân ước vừa kể trên mà học ít điểm chính của Tân ước chiếu theo 3 giai đoạn vừa kể trên.

(còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: