Chương Tám
Chúa Cứu-Chuộc
thật rất thánh
(bài 41)
Phần 2:
Hướng tầm-nhìn cảm-thông
đặc-tính thần-thiêng của Ngài
Hiện
nay, nhiều vị thức-giả ở các nơi trên thế-giới, đang gia-tăng ngờ-vực về đặc-tính
thần-thiêng xảy đến như thành-quả ở động-tác chết dần mòn của mỗi cá-nhân, thường coi đó như quà tặng thêm/ngoại-lệ,
do từ Chúa. Đặc-trưng này, có được từ bên ngoài trải-nghiệm, sẽ không tồn-tại khi
cái chết dần mòn chấm-dứt. Theo hiện-tượng-học,
thì đó là kinh-nghiệm từng-trải đáng quí về sự thể “chết dần mòn”. Bởi, chính từ sự việc này, ta buộc phải nhìn vào đó để
khám-phá ra rằng: sự việc như thế bao-gồm cả chuyện tiếp-cận đặc-tính thần-thiêng
của Chúa, nữa.
Về
ý-nghĩa của cái chết dần mòn, ngôn-ngữ
đặc-thù của người Đức đã phân-biệt rõ ràng từ-vựng “der Tod”, tức sự chết mang tính sinh-lý hoặc xác-thể, khác với từ-vựng
“eigentlich sterben”, tức: cái chết dần mòn, cho riêng mình. Nay, ta thử
xem xét ý-nghĩa ở vế sau xem sao. Nơi cái chết
dần mòn cho riêng mình, ta đặc-biệt bị ném vào đó (tiếng Đức gọi động-thái ấy
là: “gewornfen”), tức là: ta không thể
thực-thi nó như “dự án” này/khác, cho riêng mình. Chết dần mòn cho mình, theo cách hiện-sinh không giống như tình-trạng
khả-thi hoặc thứ gì mang tính hư-ảo mà ta có thể làm được, nhưng nói đúng hơn,
nó giống khả-năng riêng-tư cho riêng mình ta, như những thứ hoặc những sự gì đó
chỉ xảy đến cho riêng mình, mà thôi.
“Khả-năng xảy đến cho riêng mình”, là một
mình trải-nghiệm được, sau khi đã kỳ-vọng và khó lòng lẩn-tránh. Điều này, bên tiếng
Đức lại dùng từ-vựng “gegenwartig”, tức:
cũng trông mong/kỳ vọng” như một hiện-thực ta chờ đợi hoặc trông ngóng. Sự việc
“chờ” và “trông” như thế, lại “chế” ra sự việc xảy đến với ta như “chân trời cuối”
mang nỗi niềm ngất-ngây ở thần-trí, là những thứ hoặc những sự cuối, để rồi ta cũng
sẽ ra khỏi cái “ngã” của chính ta. Do bởi, nó mang tính chung-cuộc, nên tự nó đã
có vấn-đề của riêng nó và của khả-năng có từ nó mà ra, nữa.
Xem
thế thì, khi chết đi, ta lại để mất sự hỗ-trợ
từ sự vật ở quanh ta, nên không nắm chắc là: có ai còn đến với ta nữa hay không.
Đó, là nền-tảng của động-thái ta có được về “cái chết chung-cuộc” rồi cũng đến
với ta, thôi. Đó, là lý-do lại cho thấy: tại sao cái chết của ta lại mơ-hồ/nhiều
nghĩa như thế. Và, theo nghĩa nào đó, con người của ta không còn sống trọn-vẹn với
thế-giới này nữa. Và, ta cũng chẳng còn muốn trở nên như thế nữa làm gì.
Theo
ý-nghĩa khác, ta vẫn ở trong đó và vẫn bám trụ/dính chùm vào với nó. Hiện-hữu của
ta, ra như thể mình đang chờ cái chết chung-cuộc của chính mình, cách dần mòn.
Ta cũng đợi chờ thật đấy, nhưng lại không muốn hoặc chẳng tin vào cái chết dần mòn của chính ta. Đúng hơn, ta
lại cứ muốn quan-sát người khác đi vào cõi chết; để rồi sau đó, lại có cảm-giác
như: ở đó, sẽ hiện nguyên-hình sự-thể về cái “đã hiện-hình’ của ta vẫn có mặt, như thể nó sẽ để cái “đã hiện-hình”
của ta ra khỏi hiện-trường mà trong đó ta đang “hiện-hình” với nó.
Thế
nhưng, ta vẫn sợ rằng: làm thế, tức là cuối cùng ta có thể đi vào sự hư-không
và chẳng hiện-hữu gì nữa, hết. Làm sao, sự-thể về cái “đã hiện-hình” của ta lại giống như cái “đang ra khỏi” hiện-hữu chung-cuộc, được? Ta thấy nhiều hơn nữa, ở nơi
sự thể vẫn cho ta thấy, rằng: chính đặc-trưng/đặc-thù của sự-thể “đã hiện-hình”
vẫn mang theo nó dấu “triện” hiện-hình của sự bất-tử, tức: sự hỗn-hợp nhân-sinh
mang tính tự-hủy -và điều này cũng là chuyện tự nhiên, thôi-. Thế nhưng, là con
người, ta cũng thôi không còn cái “đã hiện-hình”
lại đã hiện-thân theo nghĩa triệt-để/thẳng-thừng cách nào đó (và không thấy đó là
điều phải lẽ). Ngay cả trường-hợp ta còn hiện-hình theo thể-loại nào đó, sau
khi chết, thì ta không còn và cũng không thể “đã hiện-hình/hiện-hữu” theo cung-cách
ta thường làm, trước khi chết dần mòn, nữa.
Chết dần mòn, thực-sự, theo
quan-điểm này/khác, lại được ta coi như vừa là sự trọn-vẹn/nguyên-hình của cái
“đã-hiện-hình”, vừa theo nghĩa trọn-vẹn
như thế, tức: đã chấm-dứt không còn là cái “Tôi” nào nữa. Theo nghĩa này, nó
như sự phân-hủy hoặc sụp-đổ ở cái “Tôi”. Và cũng theo nghĩa này, cái “Tôi”
không thể chết thật, tức: như “Tôi” hiện-thực động-tác chết dần mòn. Tốt hơn hết, ta nên suy về cái chết-dần-mòn khỏi cái “Tôi”, hơn là cái “Tôi” thực-sự đang chết dần
mòn…
Nỗi
sợ mang tính cánh-chung-luận và ảnh-hình mang tính khải-huyền có thể cũng đến từ
kinh-nghiệm này, mà ra. Đây, có thể cũng cho thấy lý-do tại sao các thức-giả
nghiêm-túc lại nói là: mình không thể dính-dự vào những chuyện như: có thể có sự
sống nào đó sau khi chết; và, lý-do tại sao các ngài lại ở vào tình-huống không
thể dùng lý-trí để hiểu/biết chuyện ấy được …
Các
ngài vẫn sợ, rằng: mình không là những “người” sống trong đó. Và vì thế, không
thể sống cho “họ”, tức: không có bất cứ tương-lai/mai ngày nào hết. Thật ra
thì, tất cả chúng ta đều “bất khả-tri” chuyện này, nếu ta thật-sự chấp-nhận nó…
Ở đây, tôi cũng xin mở
dấu ngoặc nhỏ để bảo rằng: thật ra thì, đó cũng là điều tốt-lành để ta tư-duy và
nghiệm ra rằng: một số tâm-lý-gia từng nói: nhiều người từng cam chịu nỗi khổ-đau
tâm-thần lại cứ bảo: “giả như chỉ mỗi cái “Tôi” là chịu đớn-đau/sầu-buồn hệt như
cái “Tôi” đây, lại không chịu nổi như thế…
Theo
triết-học, điều đó cũng rất thực, nếu bảo: bên trong và ngang qua cái chết của
con người, linh-hồn và chủ-thể hiện-hữu (tức con người) vẫn tồn-tại. Thế nên, cũng
theo triết-học, thì: ta không bị hủy-hoại theo cung-cách triết-lý được. Nhưng,
cái “ngã” mang tính tâm-lý-học, xem ra, cũng chết một cách từng trải-nghiệm, tức
là: chết cho mọi ý-chí có cảm-nghiệm và chết đi cho sự “tự-kiểm chính con người
mình” cũng như cho việc “hiện-hữu” hay “hiện-hình” nữa.
Điều
nghịch-thường, là: ta đã bỏ cả một đời mình để kiếm tìm thứ gì đó, tức: làm động-tác
nào đó duy-nhất chỉ mình là “mình” (bên tiếng Đức gọi là “eigen”) và nhìn về sự-việc chết
dần mòn như cơ-hội cuối, để tìm cho ra “sự-thể-là-chính-ta” (mà tiếng Đức gọi
đó là “Eigenlichkeit). Nhưng, việc ta
chết dần mòn -hơn bất cứ động-tác nào xưa nay ta từng
làm- lại không là chính cái “Tôi”, cũng
không là cái chết của chính Tôi, sẽ thuộc về Tôi. Chính cái khoảnh-khắc làm
tiêu-tan ảo-giác về “tính-chất tức-khắc” (như thông thường, mình vẫn bảo: nay,
tôi đã nắm bắt được chuyện ấy rồi) và cũng làm phá-tán ảo-vọng về “tính lặp đi
lặp lại” (mà thường tình, người người vẫn nói: “Tôi sẽ lại làm chuyện đó, và lần
tới sẽ khá hơn”). Có lẽ, nó cũng tháo-bỏ được vấn-đề hỏi rằng: có chăng, một ngữ-cảnh
hoặc chân-trời nào ở trong đó; và từ đó đến nay, tôi vẫn “hiện-hình như sự việc
đà xảy đến”.
Chết dần mòn, là những gì khiến tôi dính-dự và chấp-nhận nó nhưng không “làm thế”
hoặc trải-nghiệm sự việc như “nó là của tôi”. Về việc này, tác-giả Derrida lại
khẳng-định bằng lập-trường thường vẫn bảo: “Nếu
tôi có cùng mục-đích, thì điều ấy sẽ là: chấp-nhận cái chết và công-nhận rằng
mình đang “chết dần mòn”… Cùng
lúc, chết dần mòn là việc không che-đậy
mọi hành-động quyết giấu đi những gì mà cái “Tôi” đặt-để quanh sự-kiện nói về chính
“Tôi”! Từ đó, nó trở nên thô-sơ/ban-đầu nhiều hơn thuyết-lý hoặc niềm tin nào mà
mọi người có thể có, về nó.
Huyền-nhiệm
về cái “chết dần mòn” là để cho cái
“ngã” của ta được phép ra đi, mà đôi lúc, nó cũng tự giáo-dục mình để học-hỏi cách
“ra đi” theo cách gọn/nhẹ, sao đó. Làm như thế, lại có nghĩa là: mình đi vào trải-nghiệm
nào đó nhưng không mang ý-nghĩa của kinh-nghiệm-từng-trải rất tư-riêng của cái
“Ngã”. Nhưng, lại mở ra cho thấy chủ-thế là “bản ngã” trên một loạt các
kinh-nghiệm-từng-trải mà lâu nay chính cái “ngã” chưa từng biết hoặc không thể
hiểu được, vào khi ấy.
Điều
này, tạo động-thái sâu-đậm về niềm tin vào Đấng Khác ở vị-thế chưa từng định-đặt.
Niềm tin vào thứ gì đó, không là sở-hữu chính cái “Ngã” của mình và trong
kinh-nghiệm mà Ngã-tâm-lý không hiểu được, xem ra đi đến định-mức (ít là lúc đầu)
tiến dần lên động-thái rất lớn của niềm tin.
Có
lẽ, nó còn hơn cả “niềm tin” nữa. Bản-thể người, là “tâm-linh trú-ngụ ở xác-thể”.
Thần-hồn linh-thiêng của ta tường-trình cho cơ-thể ta biết mọi sự. Thế nhưng, “hành-động
báo cho cơ-thể biết”, lại không làm kiệt-sức “năng-lực” thiêng-liêng của thần-hồn.
Thật ra, ở trong đó, còn có nhiều “năng-lực” hơn thế. Nó duy-trì năng-lực
thiêng-liêng. Và, “năng-lực” ngoại-lệ này, không có sẵn cho nhận-thức về chính
mình, trong suốt cuộc sống luân-lý/đạo-hạnh của ta. Thế nhưng, khi chết đi, mọi
thông-tin mà thần-hồn cung-cấp cho xác-thể sẽ ngưng-trệ lại. Và, thần-hồn sẽ lấy
lại mọi năng-lực lâu nay sử-dụng để thông tin cho xác-thể. Toàn-bộ năng-lực ấy,
và các năng-lực thiêng-liêng còn tồn ở thần-hồn sẽ trở-nên sẵn-sàng theo
cung-cách mới mẻ và ngay lập tức, cho trí-năng của người vừa chết.
Xem
thế thì, sự việc chết dần mòn gọi được
là cuộc cách-mạng về nhận-thức-luận. Và như thế, con người, qua động-thái chết dần mòn, tiến từ động-tác tin-tưởng
rất sâu-sắc vào Đấng Khác mà mình chưa biết sự việc hiểu/biết chính cái “Ngã” của
mình. Và như thế cũng am-tường sự/việc định-hướng ban đầu của chính cái “Ngã”
đi đến với Đấng Khác ấy, đến với Thiên-Chúa vô-hạn-định, tức Đấng Tạo-dựng nên cái
“Ngã” của chính mình. Bằng động-thái như thế, nó đi đến việc thông-hiểu và thấy
được (tức: am-tường được) về Đấng Tạo-Dựng ra mình. Đây, là nhận-thức rất tự-nhiên.
Nhưng, từ nơi đây, lại có thể có vấn-nạn hỏi rằng: như thế làm sao có được khả-năng
thực-sự phù-hợp với Thiên-Chúa, ngay vào lúc “gặp-gỡ”, để cho phép người-vừa-quá-vãng
có được trải-nghiệm về sự sâu-sắc của Thiên-Chúa và thấu-hiểu điều sâu-sắc ấy
cũng như niềm yêu thương chúng cách trọn-vẹn, được? Và như thế, tức là: vui-hưởng
một cách siêu-nhiên đặc-tính thần-thiêng này được?
Kết
cuộc là, ta không thể sờ-chạm với thực-tại không do con người làm ra, và
kinh-nghiệm-đầu của nó lại là hình-thái mới-mẻ của sự “tri-ân” này. Ở đây, tôi
cũng đề-nghị mọi người hãy coi đó như loại-hình mới, về sự tử-tế nơi con người,
và môi-trường. Làm sao sự việc ấy lại có thể xảy ra được? Trông-chờ nỗi chết và
thất-bại chung-cuộc của gốc-nguồn ‘ảo’ của nhận-thức, đã mở rộng cửa cho sự hiểu/biết
có loại-hình “ngay lập tức” thức thời hơn. Tôi vẫn tự hỏi: bằng vào ánh-sáng hiện-tượng-học,
ta có thể nào đi xa hơn thế không? Phải chăng đó là sự thất-bại của ý-niệm về
cái “Ngã” từng tìm cách tự đứng-vững trong hiểu/biết, khiến cho phép ta trải-nghiệm
Đấng Khác vẫn đỡ-vực ta đứng dậy và giúp ta thấy được cái “Ngã” đích-thực của
chính ta và của Đấng Khác rất thực, theo cách “ngay lập tức” mà trước đây không
thể nào xẩy ra, chứ?
Điều
này, dẫn đến vấn-nạn về vai-trò của Thiên-Chúa nơi cái chết của con người. Phải
chăng Thiên-Chúa vẫn hành-động trở nên gần gũi với con người nhiều hơn trước, cả
vào khi con người chết đi, không? Chết dần
mòn, có xảy đến khi Thiên-Chúa ra
như tiếp cận với ta theo cách “quá” gần-gũi như qui-luật của luận-lý, chứ? Sự
việc Chúa-đến-với-ta có làm cho “thị-kiến” này khởi-đầu không? Và, có tạo cho
xác-thể bị vỡ tung không? Cũng có thể như thế lắm. Phải chăng, cả hai chức-năng
này, là khía-cạnh của cùng một huyền-nhiệm? Tất cả điều này nói lên rằng: có thể,
không ai có được thị-kiến thần-thiêng như Ngài trước cái chết của chính Ngài.
Ngay cả Đức Giêsu nữa, cũng thế. Điều đó, thuộc về động-thái chết dần mòn, mà thôi.
------------------
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment