Thursday, 6 November 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Cuộc diện tâm-lý nơi Đức Giêsu



Chương Tám  
Chúa Cứu-Chuộc
thật rất thánh
(bài 40)

Sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế ở nhiều nơi, hôm nay, lại không mấy quan-tâm về Ơn Cứu Chuộc, thật rất thánh. Anh em Hội Dòng Cứu-Thế, hiến-dâng trọn đời mình cho một Đấng chứ không cho bất cứ danh-xưng trừu-tượng nào khác, dù thánh-thiêng.  

                     

Phần 1:
Cuộc diện tâm-lý
nơi Đức Giêsu

Nói đến đây, lại thấy có mẩu-vụn suy-tư khá then-chốt ở triết và thần-học, cũng liên-quan đến dữ-liệu có từ nhiều công-trình học hỏi, nơi lịch-sử. Đây, là nỗ-lực suy-tư về một số đề-tài trổi-bật từ các sự-kiện khác nhau vốn dĩ đòi nhà nghiên-cứu phải đưa ra lời đáp-giải mang tính triết-học, thế mới được. Đây, cũng là cung-cách khiến ta nhìn vào cây cầu nối-kết khả dĩ thu-ngắn cách-biệt giữa công-trình học-hỏi về Đức Giêsu ở Kinh Sách mang tính sử-học với giáo-huấn về Đức Giêsu nơi truyền-thống Giáo-hội, nhiều tín-điều.

Ở đây, ta sẽ đề-cập đến quan-điểm của Thánh Tôma Akinô, nhà hiền-triết cũng như thần-học-gia lỗi-lạc thuộc tầm-kích thức-giả có tầm-nhìn tư-riêng, của chính ông. Nói cách khác, đây là bản thảo kịch-nghệ “kiểu mẫu” khiến cho việc thiết-dựng Tâm-Thân của Đức Giêsu, nữa!


Nghiên-cứu học-hỏi
dẫn ta đi về đâu?


Xin mạn phép bắt đầu khảo-luận hôm nay bằng việc thẩm-định khái-quát về đặc-trưng thần-học truyền-thống nói về việc Đức Giêsu đến với ta từ các nhà hiền-triết cùng tiến-sĩ Hội-thánh và thần-học lỗi-lạc ở Trung-cổ sử.

Thế-kỷ đầu, phương Tây chịu ảnh-hưởng nhiều từ lập-trường tư-tưởng của trường-phái Alexandria, Ai Cập. Và nhất là, từ thánh Cyrillô ở Bizantin, khá năng-động. Điều này còn có nghĩa: Đạo ta, xưa nay nhấn mạnh nhiều về việc Đức Giêsu đích-thị là Chúa, không sai chậy.

Nay, nhìn về quá-khứ theo quan-điểm tiêu-biểu rút từ văn-hoá của mình rồi đưa vào thời-đại mình sống; để từ đó, ta sẽ kinh-ngạc hỏi: giả như ta nhấn mạnh đủ về Đức Giêsu có tính-chất rất “người” của Ngài, hẳn ta sẽ có thêm nhiều vấn-nạn lại cứ bảo: có lẽ, ta quá “đơn-thuần” và hơi “ngộ đạo”, chăng? Nói cách khác, ta sẽ hỏi: nhân-tính Đức Giêsu có mang tính-chất “người” không, khi nơi Ngài đã đầy-tràn quà-tặng thần-thiêng rất thánh, cũng rất nhiều?

Phương-án hoặc những gì ta nhấn-mạnh, được quảng-bá xuyên-suốt bên trong Giáo-hội La-tinh hoặc La-Mã, phần lớn là nhờ thánh Hilariô (315-367) rất hiển-thánh. Thánh Hilariô, cũng phần nào hơi giống thánh Athanasiô ở trời Tây, do: uy-tín của ông cũng ngang-bằng quyền-bính của thánh Augustinô với các Tiến-sĩ thời Trung-cổ sử.

Chính thánh Augustinô đã tự đặt mình vào hàng-ngũ các vị này; và ông cũng chuyển-tải điều này mãi đến thời Trung-cổ, thật không ít. Kết-cuộc, ông lại đã tạo cảm-giác về Đức Giêsu là Đấng rất mực “nhập nội” vào thế-giới loài người, từ ‘bên trên’. Và, đặc-thù cảm-xúc thấy có nơi Ngài, cũng chịu ảnh-hưởng do các vị này uốn-nắn.


Đặc biệt trong số các vị nói trên, còn có thánh Gioan Đamascênô là trường-hợp riêng-lẻ, từng thoát khỏi ảnh-hưởng này/khác, do thánh-nhân quan-niệm: Đức Giêsu có cảm-xúc rất mạnh, nên chính ông lại cũng nhờ thánh Hilariô làm tác-nhân giúp loại-trừ các vị trên khỏi tầm ảnh-hưởng so với lập-trường của chính mình.


Điều này cho thấy: nền-tảng sự việc phần nào cho thấy lý-do tại sao mãi đến giờ này, ta vẫn có biểu-mẫu “nhập-nội” mang tính-chất rất tâm-lý. Thế nên, tất cả những ai và những vị thuộc cấp ‘ở bên dưới’, vẫn kình-chống truyền-thống thần-học của Giáo-hội rất thánh.

Trong khi đó, thánh Tôma lại viết rất sớm trong tác-phẩm đầu tay của ông đề-cập đến truyền-thống mà chính ông từng thừa-hưởng. Vốn dĩ chấp-nhận lời-lẽ cùng thuật-ngữ của “thánh-truyền”, thánh Tôma, xem ra, đã liệt-kê 3 đặc-trưng nhận-thức nơi Đức Giêsu, đó là: đặc-tính thần-thiêng, tâm-tình ngầm-ẩnđộng-thái thâu-đạt.

Thuật-ngữ này, tạo sắc-mầu lộng-lẫy cho các tranh-luận/cãi-vã kéo dài đến hôm nay. Lý-do chính, để ngài chấp-thuận và thánh-hoá biểu-mẫu “3 tầng-lớp nhận-thức” này, là điều cần-thiết để có được hiểu biết cao hơn mang tính thương-yêu đi kèm theo đó, như tư-thế “đứng ở trên” chuyên khuynh-loát/quán xuyến bất cứ nhận-thức nào thuộc về cấp “ở bên dưới”. Đồng thời, coi đó như cội-nguồn của việc “nhập-nội” vào con người cách trọn-vẹn.

Theo quan-điểm chung ở trời Tây, khi ấy, nhiều vị lại cũng tin rằng: Đức Giêsu có “thiên-tính” khi Ngài được cưu-mang, trở thành người. Mọi người đều tin rằng: nơi Ngài, tràn đầy nhận-thức ngầm-ẩn là Đấng Thần-thiêng rất thánh, vốn phát-sinh từ nhận-thức thánh-thiêng “nhập-nội”.

Mọi người đều vẫn tin: Ngài không cần hoặc vẫn trải-nghiệm có nhận-thức thâu-đạt thực-thụ từ nhận-thức, gia-tăng và cứ mãi triển-khai trong đó vẫn có cội-nguồn nhận-thức đi ngang qua càm xúc. Lập-trường tư tưởng này, thánh Tôma nhận được từ truyền-thống rất tín-điều. Thánh Albertô và thánh Bônaventura cũng đồng-thuận quan-điểm này. Xưa nay, chẳng có thần-học-gia nào lại dám vấn-nạn về những điều như thế. Bởi, điều đó đã ẩn-tàng nơi truyền-thống rất thánh của Giáo-hội.

Mọi người đều đã nhận ra rằng: điều này càng tạo khó-khăn khi ta đề-cập đến nỗi-niềm đau-khổ -chí ít là các khổ-đau về tâm-lý-  nơi Thần-Hồn của Đức Giêsu. Thế nên, xem ra lập-trường này rõ ràng bị ngăn chặn một cách công-khai, khá rộng-rãi. Một lần nữa, đồng-thuận với truyền-thống Giáo-hội, thánh Tôma lại đề ra hai loại đau-khổ thấy rõ nơi Đức Giêsu, đó là: đau-khổ về xác-thể và khổ-đau ở Tâm-thân hoặc Thần-hồn Ngài. Thánh Tôma, vẫn không nghĩ rằng: Đức Giêsu cũng đau-khổ về Tâm-thân hoặc ở Thần-Hồn, mà Ngài chỉ đau khổ về sự hành-hình xác-thể, thôi.

Về điểm này, đề-nghị anh em mình nên xem thêm Paul Gondreau, The Passions of Christ’s Soul in the Theology of St Thomas Aquinas, Munster, Aschendorf, 2002.


Như thế là, cơ-thể con người không cần “nhập-nội” vào hiệp-nhất xuất từ “bên trên” nhìn xuống dưới như tầm-kích này khác của cuộc sống tư-riêng con người. Thật sự, thì khó mà tưởng-tượng lúc này, là: ta đang hoạt-động từ một hiểu/biết rất khác-biệt về con người và ta cảm-kích thiên-tính của Đức Giêsu không mạnh đủ để duy-trì ảnh-hưởng vốn đặt lên trên Nhân-tính Ngài. Bởi thế nên, kịp khi ta lớn lên, ta lại sẽ quen gọi Ngài bằng cụm-từ “Đức Giêsu lịch-sử”.

Nói chung thì, lập-trường của các đấng bậc lành-thánh rất đạo-hạnh thời Trung-cổ sử đã nghiêng nhiều về thuyết Khắc-kỷ từng chế-ngự nền thần-học thời đó. Kịp khi ấy, ta quả đã thấy việc này xảy đến với các vị Tiến-sĩ cùng thời cảm-giác cho rằng: bất cứ đau-khổ hoặc xáo-trộn nào về mặt tâm-thân, tự nó, cũng bị xáo-trộn theo cách-thế nào đó, để rồi trở thành mặc-cảm đầy những lỗi hoặc tội. Đó, là lý-do cho thấy: tại sao các ngài lại khước-từ sự-việc này nơi Đức Giêsu.       

Dù, các ngài có hạn-chế thế nào đi nữa về khả-năng, các ngài vẫn tự mình sống hoà-nhập với khó-khăn này.


Có thể, điều này nối-kết với một trong các khía-cạnh thần-học về “đền-tội” lại cứ cho rằng: Đức Giêsu có bổn-phận cứu-chuộc ta qua khổ-đau, theo cách-thế Ngài không hề vướng mắc lỗi/tội nào hết  -mà khi trước ta vẫn coi đó như cung-cách chịu đựng mọi đau khổ. Có lẽ, đây cũng là lý-do tại sao Giáo-hội thời Trung-cổ, lại triển-khai (một cách hơi rộng) lòng sủng-mộ sự đau-khổ xác-thể nơi Đức Giêsu, nhưng không nhận ra rằng: Ngài cũng đau-khổ cả ở trong lòng, nữa.


Theo tôi, rõ ràng là: ai được trời ban cho quà-tặng hiểu được thế, sẽ không còn hướng về “ác thần/sự dữ” hoặc tội-lệ (như: truyền-thống các thượng-tế khi xưa gọi là yetzer hara); hoặc về tội nguyên-tổ (như truyền-thống thánh Augustinô, thời trước). Hoặc, lỗi/tội thật sự cũng là chuyện dĩ nhiên! Sự-thật rành rành, là: Đức Giêsu-không-hề-mắc-tội lại đã truyền-tải một số quan-điểm như thế. Quả là, có nối-kết chặt-chẽ, khác-thường giữa ý-tưởng về sự “nhập-nội” từ bên trên và lập-trường “không vướng mắc tội khiên”, giống như thế.

Thánh Tôma, khi về già, lại đổi ý. Và khi ấy, thánh-nhân cũng nhấn mạnh nhiều về nhận-thức thâu-đạt (tức: có trải-nghiệm) Tâm-thần đau-khổ của Đức Giêsu về Thần-hồn. Một trong các lý-do đáng kể ở việc này, là vì: ông vốn tiếp-cận và đã nghiệm-suy nhiều, dựa trên văn-bản cổ-sử từ một Công-đồng ở Hy-Lạp thời cổ/xưa, trong đó có định-nghĩa mang tính Kitô-học của các ngài. Và trong đó, đòi Đức Giêsu phải mang chất “người” nhiều hơn nữa. Thánh Tôma tiếp tục theo con đường khổ-đau ấy, nên ông tìm ra được một số văn-bản từ các Công Đồng này, ở Văn-khố Mục-vụ tại Ý, như: Orvieto và Rôma.

Lại có lý-do đáng kể khác, về sự-kiện thánh Tôma đổi ý không trung-thành với Kinh thánh nữa (đặc-biệt, qua thư thánh Phaolô gửi tín-hữu Do-thái), trong đó có ghi: “Ngài học cách vâng lời từ sự việc Ngài trải-nghiệm về khổ đau”. Về chuyện này, thánh Tôma là người duy-nhất cải-tân sự việc, nên ông chứng-tỏ: ở thời mình, chưa có tác-giả nào lại nghĩ được như thế. Và thời đó, cũng chẳng mấy ai dám dõi bước theo chân ông.

Thật cũng lạ, là: nay ta thấy thánh Tôma đã cả gan phá-đổ nền-tảng mới đến thế; cả thánh Augustinô lẫn truyền-thống Âu-tinh cũng nghĩ vậy. Thật ra thì, các giáo-phụ thời ấy đã nhất mực bác bỏ điều này. Toàn-bộ truyền-thống Giáo-hội về lòng đạo của dân đen đều chối-bỏ đường-lối mà thánh Tôma đeo đuổi. Quan-điểm ông chọn vào lúc ấy, không xác-nhận là nó có mang tính “trung-thành” với truyền-thống Giáo-hội, hay không. Bởi, với dân-gian ở cấp dưới, Đức Giêsu lẽ đáng ra phải khác người thường, về mọi mặt! Đức Giêsu mà họ kể, không giống với “Đức Giêsu lịch-sử”. Và ta biết được điều đó cũng rất nhiều ở thời mình. Ngài không giống người bình thường chút nào hết!

Thật ra, cụm-từ “Verus homo” (con người thực) theo nghĩa trừu-tượng, cũng giống tính “purus homo” (con người tinh-chất) thật khó sử-dụng cụm-từ “homo” (con người) để nói về Ngài và về ta, theo nghĩa cụ-thể. Và, các ngài đã sùng-mộ rất cao-độ về Đức Giêsu một cách rõ-ràng, và bản-chất của Ngài khác hẳn ta, là “con người”! Ở đây, lại thấy có lập-trường chú-giải song-hành với việc sùng-kính Đức Maria như niềm kiêu-hãnh đơn-độc, về ‘bản-chất hư-hao” của con người.

Riêng tôi, lại vẫn nghĩ: thánh Tôma có lẽ đã thay-đổi quan-điểm/lập-trường về Đức Giêsu cũng sống thọ thật đấy, nhưng Ngài sống không thọ đủ, để thấy được là: ta đã hàm-ẩn trực-giác của thánh Tôma và sức nặng từ truyền-thống khi ấy rất mạnh. Chẳng thế mà, thánh Tôma vẫn duy-trì tính thần-thiêng của Đức Giêsu tách rời khỏi cội-nguồn sự sống ở nơi Ngài ngay vào lúc Ngài được cưu-mang, làm người. Về tính tâm-linh nhận-thức của Ngài, không cần phải phát-triển tâm-não theo cách-thức nào như thế, hết.

Thánh Tôma và truyền-thống Giáo-hội đã phải duy-trì ý-tưởng cho rằng: có sự-kiện tiến-hoá xuất từ “niềm vui thần-thánh” đã thấy ở tầm-kích rất như thế. Chính thánh Tôma và truyền-thống khi ấy đành kết-luận: niềm vui tự-tại lại biến từ “tầm-kích thần-thiêng” này có trở-ngại do quyết-định thần-thánh cách đặc-trưng, đã ngăn chặn không cho sự việc này xảy ra. Đặc-trưng này, trở thành phương-kế cuối của thần-học, mà ta đưa vào đó, khi không đủ luận-cứ để hỗ-trợ cho sự việc ta khẳng-định. Các nhà thần-học vẫn không muốn nại vào điều mà các ngài từng gọi bằng cụm từ “Deus ex machina” (hiểu về Chúa theo cách máy móc) trừ phi ta buộc phải làm thế.

Nên theo tôi, hẳn thánh Tôma cũng cảm thấy bất-đắc-dĩ phải làm thế. Giả như ta tin vào đặc-tính thần-thiêng của Đức Giêsu nơi cuộc sống có sử-tính của Ngài, thì theo luận-lý, ta phải dẫn-chứng nó mới đúng.

Theo chiều-hướng thông-thoáng, thánh Tôma xem ra chả bao giờ cảm thấy thoải-mái có được tư-thế tích-cực về thứ đặc-trưng mà tiếng La-tinh xưa gọi bằng cụm từ “passiones animae” (đam-mê vật-thể) nơi Đức Giêsu như Ngài từng trải-nghiệm những thứ và những sự như niềm vui, sự diệu-kỳ đầy thích-thú rất tương-tự. Thánh Tôma cũng có vấn-đề, không chỉ vào khi ông nói về nỗi-niềm khổ-đau ẩn-tàng nơi Đức Giêsu, nhưng cả về sự an-nhàn tự-tại của Ngài nữa. Có lẽ, khi ấy ta sẽ hỏi: điều gì là động-lực chính về tâm-lý nơi Đức Giêsu? Và có lẽ, nó cũng tách rời khỏi ý-tưởng của thánh Tôma, thôi.        

Cách đây không lâu, một số sĩ-tử tự cho mình theo trường-phái thánh Tôma Dòng Đa Minh, như Lm Jean-Pierre Torrell chẳng hạn, lại nhất mực cho rằng Đức Giêsu vẫn không có đặc-tính thần-thiêng chút nào, mãi đến khi Ngài chết đi và sống lại từ cõi chết. Nghĩ cách ấy, thật rất thực! Và có lẽ, sẽ đồng-hành với sách Tin Mừng theo chiều-hướng mà ngày nay ta hiểu được và như thánh-sử viết Tin Mừng vẫn đề-cập trước ngày Ngài Phục sinh, quang vinh.

Thần-học-gia Jean-Pierre Torrell, một lần nữa, lại giải-thích nhận-thức mang sức sống gần như siêu-nhân/thiên-thần mà thần-học theo trường-phái Tôma vẫn nghĩ như thế về Đức Giêsu, khi Ngài chấp-nhận cho Ngài nhận-thức mang sức sống mới cho chính Ngài, thì Ngài lại biến nó thành thể-loại nhận-thức, có sức sống do Cha tặng-ban cho các ngôn-sứ Do-thái thời xưa cổ.

Tựu trung thì, điều này khiến Đức Giêsu bớt mang dáng-hình của “nhà trời”, rất quang-vinh khi Ngài “hiện” đến ở với ta. Và Ngài càng giống các ngôn-sứ đích-thực người Do-thái có cung-cách trần-thế, nơi hiện-hữu thực lịch-sử và đầy tính Do-thái nữa. Cứ tự nhiên, thì điều này tạo vai-trò cao cả hơn cho nhận-thức mà Đức Giêsu thâu-đạt được và cả cuộc sống đầy xúc-cảm từ đó tuôn ra ngoài.

Hầu hết các thần-học-gia thuộc trường-phái Tôma hôm nay, đều đã và đang theo chiều-hướng mới ấy. Riêng tác-giả Bonino, biên-tập-viên của Tập-san Tôma cũng nói lên sự đồng-thuận của riêng ông. Xem thế thì, các vị này đều đã gia-nhập hàng-ngũ các thần-học-gia từ các trường-phái tư-tưởng từng chịu ảnh-hưởng trực-tiếp rất nhiều, từ các biên-khảo/học-hỏi Kinh Thánh về “Đức Giêsu lịch-sử”.

Lập-trường chủ-trương nhận-thức mang tính đặc-trưng thần-thiêng rất thánh về “Đức Giêsu lịch sử”, nay thuộc nhóm thần-học-gia chủ-trương như thế có con số đang gia-tăng. Hầu như các thần-học-gia, nay nghĩ rằng: thánh Tôma chịu ảnh-huởng nhiều từ thánh Augustinô và truyền-thống Giáo-hội. Và, cũng giống như thánh Augustinô, thánh Tôma không biết đến phương-án then-chốt tiếp-cận Thánh Kinh, vốn dĩ giải-toả ông khỏi sức ép của truyền-thống.


Ở đây, tôi cũng mở một ngoặc đơn để tự hỏi: không biết các đấng bậc kể trên từng dạy học-trò mình hiểu về Nhân-tính Đức Giêsu biến-thái nhiều hơn để trở thành Thiên-tính, và các ngài có biết rành-rẽ về sắc-thái đổi-thay như thế không?       
                                 

Đức Giêsu lâu nay được coi như Ngôn sứ Do-thái, từng học-hỏi từ con đường kinh-nghiệm và Ngài cũng có cảm-xúc đậm-sâu về tính nhạy-bén của Ngài, nữa. Chắc chắn, Đức Giêsu nhận rõ nơi Ngài tính nhân-bản lớn lao hơn nhân-tính nhạt-nhoà đầy tùy thuộc, mà truyền-thống khi xưa cứ nghĩ mình phải duy-trì cuộc sống có trí-tuệ và xúc cảm của Ngài. Các nghiên-cứu học hỏi về sử-tính và Thánh Kinh, lâu nay cho thấy Ngài càng trở-nên-một-trong-ta, nhiều hơn thế.

Nhưng, cả điều này, thần-học của ta vẫn không thực-sự nghĩ ra cung-cách mà nhân-tính Đức Giêsu lại hoạt-động theo nhận-thức rất “tâm-lý”. Ở đây, lại đã thấy đủ mọi vấn-đề rồi. Hỏi rằng: Ngài nhận-thức được bao lăm về tương-lai của chính Ngài, kể cả nỗi chết của Ngài nữa? Làm sao Ngài trở thành con người “nhập nội” cùng với các cảm-xúc đầy “xung-khắc” thế được? Ngài sở-hữu được bao nhiêu an-nhàn tự-tại và thanh thản? Có ví dụ hỏi rằng: làm sao Ngài sống đúng chức-năng tính-dục của nam-nhân? Ngài có từng sống giống như điều mà các cụ nhà ta khi xưa vẫn gọi bằng thành-ngữ “các phản-ứng khó chịu về xác thịt” hoặc sao đó, được? Và cứ thế, còn nhiều thắc mắc đại loại như thế nữa. Đó là vấn-nạn mà khi xưa chưa thấy ai đặt thành vấn-đề, một khi thiên-tính che-khuất phản-ứng rất thực và trọn vẹn về tâm-thần nơi nhân-tính của Ngài.           

Đa số các nhà thần-học, nay nhận rằng: đặc-trưng thần-thiêng-rất-thánh không thể-hiện nơi cuộc sống đầy nhân-tính của Đức Giêsu trước ngày Ngài sống lại, như thế được.


Thật ra thì, không phải tất cả các nhà thần-học đều nhận ra như thế cả đâu. Tác-giả Weber đồng ý đặt vấn-đề với thần-học-gia Jean-Pierre Torrel và cuộc tranh-luận giữa hai ông chẳng kết thúc được gì. Ở đây, cũng nên xem thêm tác-giả Weber đã tranh-cãi về quan-điểm với tác-giả Jean-Pierre Torrell trong Tập san lịch-sử về tín-điều từ thời Trung cổ sử (II), Revue des sciences philosophiques et théologiques, 2001, 697-752 [719-725]


Tầm nhìn này, lâu nay được coi như nguồn-gốc mọi nhận-thức và động-thái của Đức Giêsu. Điều này có nghĩa: ta không biết được là trong phân-tách cuối cùng vừa qua, mình vẫn không giả-định tầm-nhìn là đặc-tính chót hết trong chiều sâu mức-độ nhận-thức nơi “Đức Giêsu lịch-sử”. Cho đến khi điều này được nghĩ ra, sẽ không còn khó-khăn nào đối với thần-học-gia để chấp-nhận quan-điểm nhìn về Đức Giêsu có được từ Thánh Kinh và ý-kiến các học-giả kinh-điển về sử-học.

Cũng xin thêm ở đây một điều, là: các nhà chú-giải kinh-điển về Thánh Kinh đã tìm ra ngôn-ngữ và vị-thế của thần-học-gia hầu như khó có thể hiểu nổi lại có liên-quan đến Đức Giêsu, mà các vị đã khám-phá ra được những điều như thế, trong nguồn mạch Kinh thánh. Các ngài thường cứ tự hỏi: sao ta không có tranh-luận/bàn cãi nào như thế vậy? Tuy nhiên, các ngài cũng không đạt yêu-cầu về truyền-thống đáng kính hoặc về vấn-đề triết-lý ẩn-tàng trong đó, hết.


                                                         ------------------

                                                                                                                                   (còn tiếp)                                           

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: