Monday, 18 March 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tranh luận về Thư Rôma



PHAOLÔ và sự nghiệp cầm bút 
viết cho người thị thành
ở La Mã

Phần 2

TRANH LUẬN VỀ THƯ RÔMA

Xem ra, lại đã xảy đến nhiều sự việc quanh bức thư do thánh Phaolô viết gửi giáo đoàn Rôma, khá nổi tiếng.

Thánh Phaolô biết rõ: có động lực thánh rất cứu độ đã tác động nơi con người. Ơn cứu độ, nay mặc khải cho ta theo cung cách nhè nhẹ, đi vào cuộc đối thoại với từng người. Nơi đó, có hai khía cạnh luôn đan xen nhau và tiếp cận nhau, đó là: lòng thủy chung và tình thương yêu mặn mà, ở trong ta.

Trước hết, Thiên Chúa đã tỏ lòng yêu thương chung thủy đối với ta vượt quá mức tuyệt vời. Đặc trưng này, dẫn ta trở về với lời hứa mà Ngài từng bộc lộ cho Abraham biết về mặc khải. Một mặc khải tuyệt vời hơn cả hợp đồng thoả thuận tay đôi vẫn thấy dẫy đầy ở trần thế.

Thứ đến, lại có tình Thương Yêu khác, không giống thứ tình ái vẫn tồn tại nơi con người. Và tình Thương Yêu này, đã thể hiện nơi Đức Kitô lại là quà tặng chân tình xưa nay chưa từng thấy, do Chúa gửi đến với ta. (xem Rm 1: 1-4, 1: 17 và 3: 21-26)

Xem thế thì, lòng yêu thương chung thủy, cùng danh tánh của tổ phụ Abraham và Đức Kitô, là ý nghĩa chủ lực trong thư thánh Phaolô viết gửi riêng cộng đoàn Rôma, rất thân mến.

Thế giới trước thời Chúa hạ giáng làm người để sống cuộc đời ở nhân gian trần thế, tựa hồ chốn nhân gian thời khắc trong đó con người chẳng đoái hoài gì đến niềm tin-yêu sống động, nhưng lại vẫn sống với động thái kình chống lại tình Thương Yêu đích thực, Ngài chủ trương. Động thái mà họ xử sự theo cách khó có thể hoà nhập với thứ tình ái lớn rộng ở khắp chốn. Thế giới bị bỏ mặc một mình, lại xử sự theo ý tư riêng, nên cứ thế đi vào đường lối tệ hại mà đây lại không phải là lối-đường của tình Thương Yêu đích thực.

Thiên Chúa đã và đang biểu lộ tình Thương yêu đích thực của Ngài với nhân gian trần thế bằng vào công cuộc tạo dựng; nhưng thế trần, lại đã khước từ Tình Thương Yêu ấy và cũng chẳng biết cảm tạ Ngài vì được như vậy. Ngược lại, nhân gian trần thế lại quá tự tin vào chính mình nên đã đầu tư vào lòng dục, chứ không phải vào lòng mến yêu chính trực. Đó, mới là tội. Là, lỗi phạm. Và, điều khó hiểu mà ta nhận ra nơi sự thể là Chúa vẫn một lòng trao ban Tình Thương của Ngài cho trần thế, cả với người phàm tội lỗi đến là thế. (Rm 1: 18-32)

Nơi Tình Thương của Chúa, nhờ Đức Kitô và qua Đức Kitô, ta nhận ra Thiên-Chúa-là-Cha nên đã cảm tạ Ngài. Từ đó, ta gia nhập vào ơn cứu độ Ngài phú ban. Thế còn, người ngoài Đạo thì sao? Họ có bị lọt sổ vuột khỏi ơn cứu độ không? Bởi, không ai được cứu vớt mà lại không ngang qua và không nhờ vào Đức Kitô; hoặc, gia dĩ lại ở ngoài Đức Kitô được. Vì, ơn cứu độ là ơn thần thánh dẫn ta đến với tình Thương Yêu rộng lớn của Thiên-Chúa, là nhờ Đức Kitô, thôi.

Thế nên, sống với và sống trong Đức Kitô là việc ta làm được mà chẳng cần hỏi xem mình có ở với và ở trong Ngài không? Vì thế, vào thời điểm ấy, đã thấy nhiều tín hữu Đạo Chúa vẫn cứ hỏi: không biết mình có là Kitô-hữu đích thực không? Thật ra, thì câu trả lời là: muốn được thế, không cần nhận chân Đức Kitô, mà chỉ cần ý thức một cách liên tục những gì tốt lành và cần thiết cho cuộc sống nội tâm ngõ hầu ta có thể nhờ đó mà đón nhận tình Thuơng yêu tràn đầy ấy. Có như thế, mỗi người và mọi người mới thực sự là Do thái và là tín hữu Đức Kitô. Việc này, không thể xảy đến mà lại không có “cắt bì nội tâm” khiến ta dễ dàng mở rộng lòng mình với Tình Thương Yêu rộng lớn Chúa đem đến cho ta. Xem thế thì, điều chắc chắn khiến ta có thể thực thi lòng mến thương nơi người đồng loại. Bằng không, mỗi người và mọi người chỉ thực hiện được tình đồng loại thông thường chứ không thể thực hiện tình thương yêu độc đáo Chúa ban cho. (Rm 2: 12-16; 25-29)

Vấn đề là, tình Thương Yêu ấy mang tính cách quà tặng nhưng-không, rộng khắp. Nhờ có thế, ta mới gạt bỏ được mọi mưu mô tính toán quyết đề cao chính mình và/hoặc tự vinh-danh con người mình, bởi mình cứ cậy vào những gì mình đã làm hầu dựa vào đó mà vênh vang, cao ngạo. Bởi vậy, ta cũng nên nghĩ lại xem mình đã trở thành người thế nào; hoặc, nói theo kiểu người Pháp vẫn cứ bảo: “Hãy luôn tư duy và tự kiểm chính con người mình”. Thế nên, lời nguyện cầu xứng đáng và tốt đẹp hơn cả, sẽ thế này: “Lạy Cha, xin đáp lại điều con xin tuỳ lượng từ bi hải hà của Ngài, chứ đừng xét theo tính vị kỷ của con.”

Thánh Phaolô sử dụng nghi thức sám hối/đền tội của Do-thái-giáo để thiết lập một thế song hành và tương phản với Đức Kitô. Sám hối/đền tội, là nghi thức thứ tha mọi lỗi tội. Nhưng chỉ trong Đức Kitô và ngang qua Đức Kitô ta mới có được sự tha thứ tuyệt đối, rất đích thực. Lý do, là vì tình thương yêu nhất mực của Ngài là nguồn cội của mọi thứ tha rất đích đáng. Đức Giêsu đã chết cho tình Thương Yêu này. Và Tình Thương của Ngài lại kình chống với sự chết lớn hơn bất cứ thứ tình ái cùng sự chết nào khác (Rm 3: 19-24). Và như thế, tha thứ đã trở thành phục sinh/trỗi dậy, rất đích thực.  

Thánh Phaolô lại cũng dùng biểu tượng Abraham tế-hiến Isaac con trai độc nhất của mình hầu thiết lập tình Thương Yêu lớn rộng mà Chúa đã dùng để loại bỏ mọi sự chết chóc, vỡ đổ và sầu buồn. Thế nên, nơi tình Thương Yêu của Chúa, sự công chính luôn ngự trị và niềm tin vào Ngài vẫn ở với tình Thương Ngài ban cho con người. Chính vì Abraham tin vào Chúa, nên ông được gộp chung vào sự Công chính ấy. Thế nên, tin là tin vào tình Thương Yêu của Chúa mang chiều kích lớn rộng và trải dài đến muôn thuở, muôn đời.

Nơi thư Rôma, thánh Phaolô còn đi xa hơn là chỉ tập trung vào mỗi “niềm tin” mà thôi. Thánh-nhân không diễn tả kinh nghiệm về ơn cứu độ nơi tín hữu Đạo Chúa như kinh nghiệm của niềm tin, nhưng là kinh nghiệm sống “an bình/hài hoà”. Bởi, nơi an bình/hài hoà, còn có sự tự do và lòng quả cảm dám hành động một cách tích cực. Thế nên, tình Thương Yêu ấy được cảm nghiệm bằng sự yếu kém vẫn làm nên cuộc sống hằng ngày của mỗi người và mọi người (Rm 5: 1-5).              

Thánh Phaolô rất thích nói đến điều kiện sống khả dĩ ông cảm nghiệm được sự “an bình/hài hoà” hầu trở thành khả-thi. Thánh-nhân quan niệm rằng: ông vẫn đang sống trong lòng Hội thánh còn khiếm khuyết và điều này có ý nghĩa thực thụ trong tâm can đã được “cắt bì” của mỗi người và mọi nguời, tức “ở trong ta.”

Để tạo điều kiện cho sự khả-thi này, thánh Phaolô còn sử dụng loại hình mâu thuẫn/đối chọi vẫn có vào thời đó. Thời này, nhiều người chấp nhận một cách rộng rãi ý tuởng của người Do thái về “Ađam” và ảnh hưởng của “Ađam” lên người đồng loại. Họ nghĩ nên bao gộp tất cả vào phần nội tâm bên trong của Ngài và kết hiệp mọi sự trong mình Ngài. Chính do việc dính dự cách sâu sắc của tất cả trong một “Ađam” mà ý niệm này lại đã có ảnh hưởng trên toàn thể nhân loại. Thánh Phaolô thấy không cần thiết phải đồng thuận với ảnh hình này, lại đã dựng nên thêm một yếu tố nhỏ để chứng tỏ rằng: Đức Kitô là Đấng Duy nhất từng thực hiện hoặc thực sự tạo ảnh hưởng mãi mãi trên toàn thể nhân loại và vũ trụ. Lý do được biết vẫn như trên, là bởi Ngài từng yêu thương gắn bó với Tình Thương Yêu rộng lớn ấy. Thế nên, trong tương quan với công cuộc tạo dựng đầu đời và với Ađam, con người lại được tái tạo để trở nên ngày càng tuyệt vời hơn. Và, chính Ngài là Ađam Mới, rất đích thực. Ý nghĩa khiến Ngài trở thành bản thể con người vì Ngài được tràn ngập bằng Tình Thương yêu lớn rộng thể hiện nơi bản thể Đức Kitô. Và, chính thánh-nhân đã sống thực ý nghĩa ấy. (Rm 5: 12-21)

Nay, thì ý nghĩa trở thành người được sống trong Đức Kitô, hoặc hoà hợp với Tình Thương Yêu này, là thứ gì đó rất ổn định. Trên thực tế, tất cả chúng ta được ngập tràn –do bởi ơn thanh tẩy- trong động tác của tình Thương Yêu, qua đó Ngài chấp nhận cái chết hoặc nói đúng hơn, là kết quả để Ngài vượt quá nỗi chết bằng phục sinh/trỗi dậy. Tình Thương Yêu trong Ngài đối nghịch hẳn với nỗi chết và tất cả những gì sự chết kéo theo nó, để rồi tất cả những thứ đó được xoá bỏ khỏi hiện hữu, suốt miên trường. Đây chính là nền tảng tư tưởng bằng vào đó thánh Phaolô đã sử dụng các động từ mang tính đồng bộ hầu diễn tả cuộc sống và sinh hoạt của ta “với” Đức Kitô…(Rm 6: 1-11)

Thế nhưng, tư tưởng của thánh Phaolô ít ra cũng là tư tưởng duy thực, một phần nào. Thánh-nhân biết mình tuổi già sức yếu, đang ở trong cơ thể rất dễ chết, với lập truờng tập trung vào chính mình vẫn còn đó nỗi buồn đối nghịch hoàn toàn với “con người mới” của Tình Thương yêu không dính bén vào với bất cứ thứ gì. Chính thánh-nhân nhấn mạnh rằng: Tình Thương Yêu rất mới đó, đã khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người chúng ta. Tiếng Do thái, cụm từ “harit” có nghĩa khắc sâu và cụm từ “herit” mang ý nghĩa của sự “tự do”. Nhưng dù sao, thì người Do thái không mấy đặt nặng vào sự khác biệt giữa nguyên âm “a” hoặc “e” chẳng có giá trị bao nhiêu. (Rm 6: 12-14 và 7: 2-3)

Sau đó, thánh Phaolô lại chơi chữ với cụm từ “lề luật” khi thánh-nhân nói đến cung cách, mà theo tôi, tất cả chúng ta đều không muốn như thế. Và câu hỏi, là: “Đức Kitô, hoặc sự sống trong Đức Kitô, có là sự thành-tựu của lề luật không? Chỉ khi nào lề luật ngưng không còn áp đặt lên bề ngoài của ai đó, thì khi ấy, việc đó mới trở thành đòi hỏi tự thâm căn gắn liền vào với nội tâm của người này, thôi. Và, khi lề luật đã trở thành thứ gì là nội tại rồi, có thể ta lại sẽ không còn muốn gọi nó là “lề luật” nữa. Và, cứ như thế, thánh Phaolô tiếp tục nói đến lề luật không phải ở số nhiều, mà chỉ một giới luật ở số ít, thôi. Giới luật duy nhất ấy chính là Tình Thương Yêu. Và, giới luật này xuất tự trong ta mà lại không do chính ta làm được, vào lúc đó. Thành-tựu “ở trong ta” chứ không do ta tuân giữ, nên đã thành đạt. Thế nên, những gì khiến ta cần phát triển chính là sự dễ dạy tự tại ở trong đó, và tự nó đã thành-tựu trong ta, một sự dễ dạy nội tại là một phần của an-nhàn tự tại. Ta cảm nghiệm nó nhưng chỉ như hoa quả đầu mùa của những thứ gì sẽ đến với ta, mãi đến sau này. (Rm 8: 4-13)

Cho đến nay, ta đã và đang xét mọi khía cạnh về Tình Thương Yêu vô-vụ-lợi được quan-niệm do Chúa mà thành. Chính vì lý do đó, nó lại mang tính toàn cầu, rất vũ trụ. Cho mọi người. Thiên-Chúa-là-Cha, Ngài đã đả-thông ý định phân trần của Đức Giêsu Con Ngài với mức độ của tình Thương Yêu mà Ngài từng muốn cho ý định rất tự do của Ngài bằng vào trải nghiệm cuộc thống khổ để rồi tình Thương Yêu có thể đưa dẫn Ngài ngang qua nỗi chết mà vào với Phục Sinh quang vinh. Đây là thứ ân tình mà tình Thương Yêu của Cha hoạt động nơi Con của Ngài. Chính vì thế, mà Cha rất đỗi hài lòng và lấy làm thích thú nơi Con Ngài. Với ta, tình Thương Yêu trọn vẹn không nghi ngờ đã ràng buộc như sự tự do sống khi, mỗi ngày ta bắt gặp nơi những người có nhu cầu sống đang quanh quẩn bên ta, họ cũng đã biết tập trung vào tình Thương Yêu mới mẻ ấy.

Và khi ấy, Đức Kitô đã thế chân vào chỗ đứng của lề luật. Quả thật, trong cuộc đời có chòm xóm sống an vui, Đức Kitô đã thế chân vào chỗ đứng của lề thói, với lệ làng. Bởi, điều cần thiết để đưa vào hiện tượng đó là sự khiêm hạ đối với chòm xóm láng giềng, nơi Đức Kitô. (Rm 12: 1-2)

Ghi chú:

Thánh Phaolô vốn dĩ sử dụng thành ngữ “Thân Mình Đức Kitô” là có dụng đích. Và như thế, trong thư Côrinthô, thánh-nhân đưa ra sự phối kết đạo đức rất giản đơn, qua đó, cụm từ “Thân Mình” được sử dụng như một biểu tượng. Ở thư Galát, sự phối kết này đã xoá bỏ mọi khác biệt về đạo giáo và xã hội; và qua phối kết này, sẽ không còn ai là Do thái, ai Hy Lạp. Chẳng còn khác biệt nào nữa, về sắc tộc. Ở thư Rôma, thánh Phaolô còn đi xa hơn thế nữa qua việc ông diễn tả lý lịch “đồng hình đồng dạng” với Bản Thể duy nhất là Đức Kitô. Trong thư này, thánh-nhân không có ý nói một thân thể Đức Kitô, cho bằng ngài nói “chỉ một Thân Mình duy nhất trong Đức Kitô; qua đó, chi thể của người này chính là cơ phận của người kia. (Rm 12: 3-5)

                                                                        ---------------------

Philip Esler, Conflict and Identity in Romans: the Social Setting of Paul’s Letter, Fortress Press 2003.

Ở thư Rôma, cộng đồng tín hữu đi Đạo đã phân rẽ, do có xung đột về sắc tộc. Nhóm người ở đây là một hỗn hợp chủng tộc giữa người Do thái và dân ngoại. Thánh Phaolô vốn dĩ tìm cách giảng hoà tình trạng bất ổn giữa những người sống ở Galát. Thành ra, lập trường được thánh Phaolô tỏ bày ở thư Galát không giống như lập trường được thánh nhân tỏ lộ ở thư Rôma. Cả vào lúc trước khi viết cho người ở Rôma, thánh nhân đã quảng diễn rất nhiều về ngôn từ.

Ở thư Galát, thánh Phaolô hối thúc triệt hạ mối khác biệt về sắc tộc. Đặc biệt ở thư Galát đoạn 3 câu 28, thánh-nhân có nói: Đức Kitô không còn phân biệt ai là người Giuđêa ai là Hy Lạp.

Ở thư Rôma, thánh nhân lại không làm thế. Ông lại muốn sự khác biệt về chủng tộc cứ thế tồn tại. Ông muốn những ai có khác biệt về chủng tộc vẫn có được cung cách đồng đều theo đường lối khác nhau. Câu trích dẫn trên là điều cuối cùng ông gửi đến với người dân ở La Mã.

Ở thư Galát, thanh tẩy tự nó đã xoá bỏ mọi lằn ranh sắc tộc.
Ở thư Rôma, lại không thế. Thư này, cả hai sắc tộc Giuđêa và ngoại giáo đều thoát khỏi uy lực của tội lỗi. Nhưng lại theo cung cách khác biệt. Người Giuđêa chết cho luật lệ; còn người ngoại giáo chết cho những gì không mang tính chất thần thánh, tức: không lành sạch và thiếu vắng lề luật.

Ở thư Galát, Abraham là tiên tổ của người đã cắt bì (Gl 3: 6-9) và hạt giống của ông đã sản sinh ra Đức Kitô.
Ở thư Rôma, Abraham là tổ tiên của những người đã cắt bì và cả những người không thông qua thủ tục cắt bì. Và, hạt giống nơi ông đã tồn tại ở cả hai.

Ở thư Galát, sự chính đáng theo lý thuyết, chỉ xảy ra là nhờ vào việc tuân giữ lề luật;
Ở thư Rôma, thật ra chẳng có ai tuân giữ lề luật cho đủ để có thể trở nên công chính nhờ vào động thái ấy.

Ở thư Galát, tự do có nghĩa là giải phóng khỏi lề luật.
Ở thư Rôma, tự do mang ý nghĩa giải thoát khỏi tội lỗi.

Nơi thư Galát, Con-Thiên-Chúa đến từ việc giải phóng khỏi lề luật.
Nơi thư Rôma, Con Một Thiên Chúa là lý do để ta sống nhờ vào Thần Khí Chúa.

Ở thư Galát, Thần Khí đối chọi với xác thịt, lề luật và những ai đã cắt bì và giữ Luật.     
Ở thư Rôma, Thần Khí đối chọi với xác thịt mà thôi. Thần Khí nay như Lề luật.

Nơi thư Galát, lời hứa với Israel bị giới hạn bởi thời gian và thời gian ấy nay mai một.
Nơi thư Rôma, lời hứa ấy được thực hiện theo cách không ngờ trước.

Ở thư Galát, Israel là nhóm người của Đức Kitô (và ngược lại)
Ở thư Rôma, Israel là sắc tộc Do Thái chứ không là Israel được Thần Khí thánh hoá.

Ở thư Galát, kẻ tin được thanh tẩy để tháp nhập vào với Đức Kitô, tức mặc lấy Đức Kitô như trong nghi thức khai tâm mang tính nhiệm tích.
Ở thư Rôma, các kẻ tin đã được thanh tẩy nay đi vào nỗi chết của Đức Kitô (Rm 6)

Ở thư Rôma, thánh Phaolô quan niệm Israel đã ra khỏi Giao ước để nhờ đó, toàn thể thế giới mới có thể đi vào với ơn cứu độ, tức ở trong Đức Kitô Giêsu. Israel ra khỏi Giao ước cứu độ không như một tai nạn nghề nghiệp, và không là tình trạng chệch hướng kéo dài đến muôn đời.
Cả thư Galát lẫn thư Rôma, ta vẫn thấy các chủ đề như:

Lề luật:

Tác giả James Dunn biện bạch rằng: thánh Phaolô không chống đối chức năng đạo đức nơi luật Torah. Sở dĩ có chuyện đó, là vì vũ trụ đòi phải có sự tiếp tay của văn hoá Do thái muốn rời bỏ tính chất thị thành, phố chợ.

Tác giả Philip Esler lại minh chứng rằng: với thánh Phaolô, điều hay lẽ phải là những gì luật Torah có thể cung cấp –bằng vào chức năng đạo đức của nó- nay lại có đường hướng khác, đó là Thần Khí Chúa. Đòi hỏi đạo đức nơi lề luật không có vai trò nào hết đối với Kitô-hữu. Như thánh Phaolô, khi ta nói đến “luật của Đức Kitô” hoặc “Luật của Thần Khí” là sử dụng biểu tượng nay chuyển đổi Lề luật đã được áp đặt lên đó chứ không phải là định nghĩa theo máy đo đạc nào khác. Bởi, đối với tín hữu Đức Kitô, luật đó đã hoàn toàn lỗi thời rồi.

Giao ước:

Tác giả Tom Wright lại lý luận theo kiểu cách thật rất khác, khi ông nói: với thánh Phaolô, Đức Kitô là “Đỉnh cao của Giao ước”, tức mục tiêu của luật lệ chứ Ngài không phải là điểm tới của lề luật. Và, kết quả xảy ra cũng là chuyện đương nhiên thôi.

Tác giả Philip Esler lại lý luận rằng: với thánh Phaolô, Đức Kitô đã giải thoát Israel khỏi mớ bòng bong hỗn độn mà Lề luật sản sinh ra. Nói chung, đã có sự đứt đoạn căn bản giữa luật Môsê và Đức Kitô, Luật của tình Thương Mến       

Tác giả Esler cũng đề nghị ta nên bỏ đi cụm từ “lịch sử cứu độ”. Ta có thời kỳ giữa Abraham và thánh Phaolô khi lời hứa không có ai hiện thực mà chỉ xảy đến ở thời vị lai, thôi. Các thế kỷ giữa thời Môsê và Đức Kitô gồm có thời kỳ ảm đạm không giải toả. Không ai trong lịch sử Do thái lại có được niềm tin trong lành như Abraham. Chỉ có Abraham là luật trừ khỏi qui định ở vào thời con người không có được niềm tin trong lành như thế. Và, thánh Phaolô suy tư như người về với Cánh chung, của Đạo Chúa.

Tóm lược

Thánh Phaolô không có cảm nghiệm nào khác ngoài niềm vui và sự lành thánh chiếu theo lề luật. Không ai trách thánh-nhân về chuyện ấy hết. Bằng vào tư duy, thánh Phaolô hiểu rằng đã có sự lành thánh giả hiệu. Thánh-nhân quan niệm thời của Giao ước như một thời kỳ đầy tăm tối. Ông coi Abraham như nhân vật đầy lòng tin đã đi bước trước còn tốt hơn và hay hơn chính lề luật đà diễn tiến.

                                                            --------
    
                                                           
                                                                                                   (còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch

No comments: