Thursday, 28 March 2013

Lm Frank Doyle sj: Hoa trái Phục Sinh, nay thức dậy




            Trình thuật hôm nay, nói lên tình tự dân con nhà Đạo, rất vui sống. Sống, niềm tin sâu xa, bắt rễ thực sự vào ý nghĩa, của Phục Sinh. Như thánh Phaolô quả quyết: “Nếu Chúa không sống lại, thì niềm tin của ta, ra hư luống.” Thực tế thấy cũng buồn, vì nhiều người vẫn cứ coi Thứ Sáu Thánh và nỗi chết của Chúa, làm chóp đỉnh của Tuần Lễ Thánh. Cũng may là, động thái ấy nay đã đổi. Và, càng ngày càng có nhiều người đặt trọng tâm Tam Nhật Thánh rất đúng vào Phụng vụ Lễ Vọng Phục Sinh, thôi.
            Có người, còn diễn tả: không thấy Thân Mình Ngài trên thập giá, tức là Ngài đã dâng tặng hết cho Cha. Không còn trên đó, tức là Ngài đã về với vinh quang, có Cha Ngài. Về, để bỏ lại đằng sau ơn cứu độ, mở cho dân con ở lại. Không như thế, thì hành trình Ngài đi qua, chỉ uổng công.
            Về Phục Sinh, đồ đệ Chúa ban đầu quá hãi sợ bọn họ gán ghép mình đồng phạm với Đức Chúa. Nhưng, các thánh đã biết trở về mà công bố Thầy mình đã sống lại. Ngài vẫn sống và ở với anh em, đến tận thế. Khi bị bắt bớ, giam giữ, hành hình, các thánh vẫn trở thành lý do cho niềm vui sống. Sống gắn liền với Thầy mình. Sống, san sẻ nỗi khổ của Thầy. Để rồi, tiến lên trong vinh quang.
            Phục Sinh, không chỉ liên quan mỗi việc Chúa sống lại khiến đồ đệ kinh ngạc, thôi: nhưng còn mang nặng ý nghĩa cuộc sống, của mỗi người. Sống tin – yêu. Sống, chứng tỏ môt đổi thay tận gốc rễ. Sống cuộc sống có Phục Sinh, là lời mời gọi mọi người hãy đổi thay rất triệt để. Đổi thay căn bản, như đồ để Chúa đã thay đổi, tận thâm căn. Đổi và thay, không chỉ ở niềm tin, nơi tâm thức, nhưng bằng hành động đúng những điều mình đã tin. Đổi và thay, là công bố Phục Sinh bằng chính cuộc sống, của riêng mình.  
            Chủ đề hôm nay gồm việc công bố lẫn làm chứng: Chúa đã Sống Lại. Bài đọc 1, kể lại việc thánh Phêrô rửa tội cho gia đình Cornêlius, người ngoài cuộc đầu tiên đã hồi hướng trở về. Bằng vào việc đó, đã chứng tỏ: cộng đoàn tiên khởi đã biết san sẻ kinh nghiệm sống lại của các thánh, với mọi người. Thêm nữa, điều quan trọng là: tương quan ta có với Chúa được diễn tả bằng kinh nghiệm sống, có tuyên xưng: Chúa sống lại thật. Với kinh nghiệm từng trải, các thánh đã xác nhận Thầy mình tuy Ngài đã chết, nhưng đã sống lại thật. Niềm vui sống lại, nay râm ran lan truyền hết mọi người.
            Bài đọc 2, cũng nêu lên một đề luận, hệt như thế. Thánh Phaolô vốn là nhà Biệt Phái triệt để vẫn muốn Đạo Chúa vẹn toàn. Thánh nhân đã cương quyết chỉnh sửa tín hữu nào bị coi như sống sai trệch Lề luật và Truyền thống, người Do Thái. Mãi đến khi, thánh nhân được Chúa Phục Sinh cho hiển thị, ngay trên đường tìm kiếm bách hại người tín hữu trên đường đi Đa-mát, mới hồi tâm.
            Và từ đó, thánh nhân đã đổi thay, toàn bộc cuộc sống, của riêng ngài. Đồng thời, thánh nhân dùng nghị lực sẵn có, như khi tìm bắt dân con của Thầy, ngõ hầu giúp đỡ cả dân con người Do thái lẫn thần dân sống ở ngoài, biết được Chúa đã Phục Sinh. Vì mình. Để, người người biết thương yêu. Theo Chúa.
            Tin Mừng, cho thấy thêm một kinh nghiệm về mộ phần trống vắng. Dấu hiệu chứng tỏ Chúa đã Phục Sinh. Maria Magđala thoạt đầu là người thấy đá tảng, bị lật người. Chị đi báo cho đồ đệ Chúa biết, để xứ trí. Kế đến, là thánh Gioan, người được Chúa dấu yêu, cũng vội cùng thánh Phêrô chạy đến mộ phần, để chứng kiến. Và, cả hai đều đã thấy. Đã hiểu. Và, đã tin. Tin rằng, Thầy trỗi dậy từ nỗi chết.
Và từ đó, cộng đoàn các thánh đã ra đi công bố việc Chúa chịu thống khổ, đến nỗi chết. Nhưng, Ngài đã sống lại thật. Như nói trước, ở Cựu Ước. Điều thêm nữa, là hiểu rằng: Đức Chúa đã Phục Sinh, tức có nghĩa là: Ngài không chỉ hồi phục mỗi Thân Mình đã chết, trên thập giá. Dù, ta không THẤY tận mắt cuộc Phục Sinh, như một sự kiện lịch sử. Nhưng vẫn TIN. Tin, vì đó là sự kiện niềm tin. Nói cách khác, đóng đinh Chúa hoặc nỗi niềm Thương Khó của Chúa là sự kiện lịch sử, trong khi đó, Phục Sinh là sự kiện rất niềm tin.
Chúa Phục Sinh, nay đi vào cuộc sống, rất mới. Ngài hiện diện bất cứ nơi nào đồ đệ có mặt. Và, Thân Mình Ngài trở nên hoàn toàn mới mẻ. Không còn hình hài, xác thịt nữa. Nhưng, thể hiện nơi Cộng đoàn dân con/đồ đệ, là chúng ta. Và từ đó, ta trở thành Thân Mình rất thánh, của Đức Chúa.
            Phần sau trình thuật, thánh Phêrô và người đồ đệ được Thầy mến thương, đã về để kể những điều mình cảm nghiệm. Kể, để bầu bạn/dân con các thánh nghe mà biết. Kể rằng, duy có Maria Magđala, người nữ phụ từng phạm lỗi khi trước, đã tụt lại đằng sau. Là, mang nặng nỗi buồn đau, vì chính mình mục kích thấy Thầy đã chết, ngay trước mắt. Nhưng nay, Mình Thầy lại mất đi, không còn tang tích. Nhưng, thoạt lúc chị quay lại nhìn, thì Thầy mình đã có đó.
Kinh nghiệm về Chúa Phục Sinh, không là kinh nghiệm xác thịt, tai nghe mắt thấy. Bởi, Chúa Phục Sinh nay mang sắc thái người bình thường. Hình thù Ngài, giống mọi người. Thế nên, khi Maria Magđala chợt thấy Thầy, chị cứ ngỡ là người làm “vườn”. Kinh thánh, lập đi lập lại nhiều lần về chữ “vườn”. Đức Giêsu được chôn trong “vườn”. Vườn ở đây, là nơi tiên tổ loài người vấp phạm. Ơn cứu độ, cũng khởi sự từ nơi “vườn”. Nói chung, “vườn” là ý chỉ nơi Chúa thực hiện ơn cứu rỗi.
            Đằng khác, Đức Giêsu tỏ lộ hình hài đã đổi mới của Ngài, bằng cách gọi đích danh tên mỗi người. Trường hợp Maria Magđala, là chứng cứ điển hình. Ngài gọi tên, chị quay lại. Và nhận ra Ngài. Tin Mừng thánh Gioan, cũng có viết: “Người mở cổng cho chiên đàn đi. Chiên con nghe Ngài gọi tên. Và Ngài dẫn chúng đi. Dẫn dắt chiên, Ngài luôn đi trước, chiên theo sau. Chúng nghe biết tiếng Ngài. Chúng không theo ai khác. Và,  không chạy xa Ngài. Vì biết giọng Ngài.”
            Tiệc thánh Phục Sinh nhắc nhớ ta về sứ vụ được uỷ thác cho thánh Phêrô, chị Maria Magđala và các môn đệ. Bài đọc 1, thánh Phêrô lập lại sứ vụ Chúa đã trao cho ông làm nhân chứng: “Chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với người, sau khi Người từ cõi chết sống lại.” (Cv 10: 41) .
            Phải chăng: mỗi lần tham dự tiệc Thánh, chúng ta đều cùng ăn cùng uống với Đức Kitô Phục Sinh? Nếu như thế, đâu là thông điệp Ngài gửi đến, cho ta? Phải chăng ta nhận lãnh trách nhiệm làm nhân chứng cho Chúa Phục Sinh, chỉ bằng mỗi việc tham dự thánh lể ngày Chủ nhật, vậy thôi sao?
            Thật sự, Lời Chúa ngang qua quả quyết của thánh Phêrô vẫn còn đó: “Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét sử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ Dang người mà được ơn tha tội.” (Cv 10: 42-43). Chính đó, là sứ vụ, của chúng ta.
            Theo ngôn ngữ đời thường hôm nay, thì: thánh Phêrô muốn bảo rằng: Đức Giêsu và đường lối mà Ngài đề nghị là tiêu chuẩn qua đó mọi người được đo lường, không theo tư cách một Kitô hữu, nhưng qua tư cách của người thường. Phó thác trọn vẹn vào Con Đường của Chúa, Đường Sự Thật và Sự Sống, là thực hiện một hoà giải đậm sâu với Chúa. Với các người anh/người chị, của chúng ta. Là, đem tự do. Công bằng. Và, bình an đến với thế giới. Là, chuẩn bị chính mình cho ngày đó. Ngày mà, tất cả trở nên một trong Đấng Cứu Độ. Ngài là Cha của Sự Thật. Của tình thương. Nhân Hậu.

No comments: