Wednesday, 11 April 2018

Gs Marcus J Borg: (Bài 27) Ảnh-hình Đức Giêsu : Câu truyện “Lưu lạc” và “Trở về”


Chương 6
Ảnh-hình Đức Giêsu
và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo
(Bài 27)


Câu truyện “Lưu lạc”
và “Trở về”
   
Giống như truyện Xuất hành rời Ai Cập, chuyện dân Do-thái lưu-lạc ở Babylon suốt nhiều năm mới trở về đất hứa, đã đặt nền-tảng trên kinh-nghiệm lịch-sử. Truyện “Lưu lạc” khởi từ năm 587 trước Công nguyên, khi ấy, tức sau ngày thành Giêrusalem và đền thờ ở đây bị quân Babylon chiếm-đóng và tàn-phá, một số người Do-thái sống sót đã dấn thân vào cuộc lưu-lạc rời quê hương xứ sở để đến chốn miền vời vợi cách xa những 800 dặm. Ở đó, họ sống tư-cách tị-nạn, cách xa quê nhà yêu dấu và hứng chịu đủ mọi bức-bách dưới ách thống-trị của đế quốc đang chiếm lĩnh toàn bộ đất nước Israel (*9).

Cuộc sống lưu-lạc ở xứ người, kết thúc vào năm 539 trước Công nguyên, tức: chỉ mỗi 50 năm sau ngày toàn cõi Babylon bị người Ba Tư chiếm đóng. Nhưng, sách-lược cai-trị của thực-dân người Ba Tư lại đã khác ở chỗ: dám cho phép người bị trị trở về quê sinh sống.

Thành thử, sau lần “xuất hành” này, kinh-nghiệm đời lưu-vong và trở về lại là biến-cố lịch-sử quan-trọng khiến người Do-thái có cơ-hội đnh-vị cuộc sống và lối suy-tư đạo-hạnh của Do-thái-giáo (*10). Sự việc này, đã khiến cho tâm-thức họ ra chai-đá và trở thành ẩn-dụ mô-tả mối tương-quan giữa họ và Thiên-Chúa.

Như một ảnh-hình về Thiên Chúa và về con người của chúng ta, đã tỏ-bày một linh-hiển về điều-kiện sống cũng như giải-pháp định-vị chính mình. Sự việc này, nói lên điều gì? Cuộc sống lưu-lạc diễn biến ra sao? Nó tương-tự thứ gì ở trong Đạo?

Mọi người chúng ta đang sống trong một thế-kỷ, ở đó có hàng triệu người hiện vẫn lưu-lạc, sống đời tị-nạn lại sẽ am-hiểu sự việc này, hơn ai hết. Với người khác, sự việc đây cũng tạo hệ-quả để ta tưởng-tượng ra được ảnh-hình cuộc sống lưu-vong, ra như thế.

Đây, chính là kinh-nghiệm từng-trải về một tách rời mọi sự mà mỗi người trong ta đều cảm kích cũng như trân-trọng. Nó bao gồm tính-chất bất-lực và đẩy lùi ta ra ngoài xã hội. Thông thường thì, đó là sự chèn ép, bức bách khiến người trong cuộc trở-thành nạn-nhân, dám chịu đựng đủ mọi thứ.

Tương-tự ảnh-hình về cuộc sống của người nô lệ trong câu truyện “Xuất hành”, nó mang tính-chất tâm-lý và thêm vào đó là tầm-kích chính-trị và văn hóa, nữa.

Vốn cuộc sống xa cách những gì mình phải chịu, cuộc sống lưu-lạc được đánh dấu bằng đủ mọi thứ sầu buồn, hệt như bài vịnh/ca lưu-lạc còn ghi tạc (*11):

            Bên bờ sông Babylon,
ta ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xion;
            (Thánh Vịnh 137: 1)

Cũng một sầu buồn còn lưu lại ở lời kinh/câu hát được Giáo-hội truyền đặt nơi bài tụng ca mùa Vọng hôm ấy, đã có lời chép như sau:

i hỡi Emmanuel, đất nước Israel bị giam cầm và cứu chuộc, hãy đến than thân trách phận một mình, ở nơi y.” 

Israel lưu-lạc, là cuộc sống đày đọa của chúng ta. Và, cuộc sống lưu-lạc lại cũng đánh dấu một sầu buồn đậm sâu, đơn-côi/đau đớn.    

Cảm-giác xa quê rày đây mai đó, lại đã ăn sâu vào tâm-khảm của mọi người chúng ta. Đó, cũng là khát-vọng đầy sức mạnh từng tạo nguồn-hứng cho phim “E.T.” thực-hiện cách đây nhiều năm. Những ai có dịp xem phim này, đều thấy được đặc-trưng khao khát màu xanh lục ở lớp vỏ ngoài do từ người giơ tay cao vút. Và rồi, bằng giọng buồn rười-rượi, người người lại cứ ới gọi “quê hương” xa xôi, nhưng vẫn không thấy lời nào đáp trả.

Cùng một tâm-trạng sầu buồn như thế, nay ta đi vào Tin Mừng có lời ca ai-oán những bảo rằng: “Đức Giêsu vẫn nhẹ nhàng gửi đến bạn và tôi, lời ới gọi thần-thánh: Hãy quay về, hỡi những ai mệt nhoài kiệt sức! Hãy quay về nhà nghỉ ngơi một chút!”

Nơi đời người, cảm-nghiệm về lưu-lạc bao giờ cũng hụt hẫng, mất đi một kết nối với sinh-lực trọng-điểm đầy ý-nghĩa, để rồi ngày nào đó trở nên giống hệt mọi người, nên chẳng còn thấy thú vị nữa. Mỗi người và mọi người trong ta, hằng khao khát có được thứ gì đó ta vẫn lờ mờ nhớ đến.

Thế nên, cảm-nghiệm lưu-lạc đời người còn mang nhiều ý-nghĩa hiện-sinh sâu sắc với cuộc sống tách rời Xion chốn miền Chúa cận kề. Quả , cảm-nghiệm lưu-lạc đời người lại tập-trung nỗi niềm tưng-trưng câu truyện Địa Đàng ở sách Sáng Thế, đầy khí thế. Địa đàng năm xưa –tức: thiên-đường ở trần-thế-  là chốn miền Chúa ngự-trị, nhưng con người lại cứ muốn sống bên ngoài vườn, tức: ngoài chốn miền cực-lạc, rất Eđen.

Giả như vấn-đề đặt ra chỉ chuyện “lưu-lạc đời người”, thôi thì câu hỏi sẽ là: có chăng biện-pháp áp-dụng ở đâu đó?

Dĩ nhiên, biện-pháp đây là hành-trình trở về nhà. Là, mời gọi mọi người trở về chốn miền sầu/buồn trải dài xuống tận phần cuối sách Ysaya, do vị ngôn-sứ chưa từng quen biết viết ra, nhưng lời ông nói lại nằm gọn ở chương/đoạn hoành-tráng Kinh thánh Do-thái-giáo, như sau:

Có tiếng hô trong sa mạc,
hãy mở đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang,
hãy vạch con lộ thẳng cho Thiên Chúa của ta.
Mọi thung lũng, sẽ được lấp đầy,
mọi núi đồi, sẽ phải bạt xuống,
nơi lồi lõm, sẽ hoá thành đồng bằng,
chốn gồ-ghề nên vùng đất phẳng phiu.
(Is 40: 3-4)

Ngôn-ngữ tạo hình cho con đường trở về nhà”, xa-lộ dựng-xây ngay nơi hoang-dã, dẫn mọi người từ Babylon trở về vùng đất hứa, tức quê nhà.

Thành thử, tương-tự câu truyện “xuất hành”, truyện kể “lưu-lạc đời người” và “trở về nhà” vẫn là truyện kể về một hành-trình nào đó. Nó định-hình cuộc sống tu-đức như một hành-trình về chốn miền có Thiên-Chúa phù-trì, một “trở về quê nhà”, tức: hành-trình quay trở về từ đâu đó chốn xa-xôi (*13).

Và, giống như truyện kể về cuộc “xuất hành” đầy lưu-lạc, truyện kể đề ra ở đây là để nói về việc Thiên-Chúa ra tay hỗ-trợ những người thực-hiện hành-trình kéo dài ấy (*14):

“Ngài ban sức mạnh cho những ai miệt-mài mỏi mệt, kẻ kiệt lực, Ngài làm cho họ trở nên cường tráng. Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn, trai tráng cũng ngả nghiêng, chao-đảo.

Nhưng những người biết cậy trông vào Đức Chúa, lại sẽ được thêm sức mạnh. Như chim bằng, họ tung cánh bay xa. Họ chạy hoài không mỏi mệt cứ đi hoài và đi mãi chẳng chùn bước chân.”
(Isaya 40: 29-31)


Câu truyện
hàng tư tế   
  

Như đã đề cập ở các trang trước, truyện thứ ba đặt nền-tảng trên một biến-cố lịch-sử đầy đặc-trưng/đặc-thù, nhưng với thể-chế Israel thời xưa/cổ, thì đó vẫn là truyện kể về đền thờ, hàng tư-tế và sự hy sinh. Ở truyện này, tư-tế là đấng bậc vị vọng  khiến ta trở nên xứng-hợp trước mặt Chúa ngang qua việc Ngài tự-hiến mình làm của lễ, thay cho ta.

Câu truyện hàng tư tế, dẫn ta đi vào một ảnh-hình hoàn toàn khác biệt về cuộc sống tu-đức. Trước nhất, đây không là truyện kể về thân-phận nô-lệ, lưu-lạc và hành-trình, nhưng là câu truyện về những lỗi/tội, sai quấy, sự hy sinh và tha thứ (*15). Trọng-tâm câu truyện, là các khái-niệm về sự ô-uế, gớm ghiếc, không tinh-sạch; hoặc: ý-nghĩa ban đầu về sự nhơ nhuốc được tác-giả Paul Ricoeur nói đến ở cuốn sách do ông viết có nhan-đề là “The Symbolism of Evil (biểu-tượng sự dữ)(*16).

Vì thế nên, nó cũng nối kết với ảnh-hình của sự thanh-lọc, tẩy rửa và gom gộp.
Nếu thế thì, câu truyện đây tạo ảnh-hình nào về cuốc sống con người không? Ta là ai trong câu truyện kể ở đây? Trước nhất, ta không là người đầu dấn thân vào cuộc sống nô-lệ, hoặc chúng dân khát khao trở về nhà.

Đúng hơn, ở truyện kể như thế, chúng ta trước nhất là kẻ tội/lỗi dám phá bỏ luật lệ do Chúa thiết-lập. Và vì thế, trở thành kẻ có lỗi trước mặt Chúa là Đấng trao ban luật-lệ đồng thời Ngài cũng là thẩm-phán. Nhìn xuyên thấu lớp kính màu của truyện kể, cuộc sống tu-đức lại đã trở-thành câu truyện tội/lỗi, của những sai trái lẫn thứ tha.

                                                                                                          (còn tiếp)

Gs Marcus J Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.                                            

           


No comments: