Tuesday 3 April 2018

Gs Marcus J Borg: (Bài 26) Ảnh-hình Đức Giêsu : Truyện kể phỏng theo mô-hình tổng-thể ở Thánh kinh


Chương 6
Ảnh-hình Đức Giêsu
và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo
(Bài 26)

Truyện kể
phỏng theo mô-hình tổng-thể
ở Thánh kinh

Giòng tư-tưởng giúp tôi tập-trung viết ở đây, là 3 “câu truyện mang tính tổng-thể” nằm gọn trong cốt-tủy của Kinh thánh vốn tạo thành một tổng-đề để ta bàn-luận. Và như thế, mỗi truyện đều đưa ra nhiều ảnh-hình về nếp sống của người đi Đạo theo cách đặc-thù (*2).

Có hai truyện làm nền cho lịch-sử Israel thời xưa/cổ; một là, truyện “Xuất-hành rời Ai Cập”; còn truyện kia, về đời lưu-lạc và bỏ rời Babylon trở về nhà.

Truyện thứ ba, là: truyện kể về hàng tư-tế, cũng làm nền nhưng không cho giòng sử Israel thời xưa/cổ, mà cho thể-thức tập-trung chuyên bàn về: đền thờ, chức-năng tư-tế và sự hy-sinh cao cả của chúng dân đi Đạo.

Ba truyện đây, đều có nguồn từ thánh kinh Do-thái-giáo, cốt định-hình một tưởng-tượng và hiểu biết về cổ sử của Israel, đồng thời lại cũng kể về phong-trào vừa bộc-phát từ dân con Đạo Chúa (*3).

Tập trung kể lể cả ba truyện một cách ngắn gọn, tôi quyết nhấn mạnh sự việc hỏi rằng: “Làm sao các truyện này, lại có thể tạo hình-hài cuộc sống của người đi Đạo vốn tập-trung chỉ mỗi chuyện chính-yếu mà thôi? Nền-tảng đặt ra cho phương-án này, là nhận-thức tuy giản-đơn nhưng rất chói sáng dựa trên kết-luận phong-phú rút từ cuốn “The Varieties of Religious Experience” của William James.

Tác giả William James cho biết: truyền-thống tôn-giáo thế-giới đã giản-lược vào mô-hình chung mà mọi người đều đã có, rồi đưa vào hai nhận-định sau đây. Một, về thứ gì đó khá sai lạc ở đời người, như ta từng sống nó một cách tiêu-biểu bởi chúng mô-tả điều kiện sống của con người; hoặc về trạng-thái tư-duy có chỉnh sửa.

Từ nhận-thức này, ta lại thấy nảy sinh hai vấn-đề, mà tôi có ý-định bàn-thảo nhiều hơn về đề-tài to lớn ở Kinh thánh, hỏi rằng: sao truyện kể đây lại tạo điều kiện sống cho con người được? Và, làm sao các hình-ảnh ấy lại dẫn đến đáp án cho vấn-đề như thế chứ? Nói cách khác, sao câu truyện kể lại giúp ta biết cuộc sống tương-quan với Chúa?


Truyện Xuất Hành

Với dân Israel thời cổ sử, thì truyện Xuất Hành rời Ai Cập là “tập truyện đầu” kể về dân Israel sống đời “lang bạt” mãi tận xứ miền Babylon kỳ bí. Đây là câu truyện kể có tầm quan-trọng hàng đầu, họ thu thập. Và, đây lại cũng là câu truyện đầu đời nói về việc thiết-lập và định-vị lai-lịch người Do-thái-giáo, nhờ đó họ mới biết mình là ai? Từng làm gì nên chuyện? Từng cảm-nghiệm thế nào về Thiên-Chúa (*5). Quanh câu truyện, ta còn thâu-thập được tài-liệu thiết-lập dân nước Israel cùng bộ Ngũ Thư (tức: 5 cuốn đầu của Sách Thánh gồm các Luật đặt ra cho dân, tức: Luật Torah ở mọi thời.

Vốn là câu truyện rút từ các tích xưa về nguồn-gốc dân-tộc, tức: câu truyện được các bậc mẹ/cha cứ liên-tục kể suốt cho đám cháu/con mình nghe như có lời từng biện-luận rằng:

“Anh em sẽ trả lời cho con cháu của anh em hiểu: "Chúng ta khi xưa làm thân nô lệ cho Pharaô ở Ai-cập, nhưng Đức Chúa đã ra uy giải-thoát ta ra khỏi Ai-cập."
(Đệ Nhị Luật 6:21)

Truyện như thế, được mọi người ghi tạc vào lòng và được đưa vào phụng-vụ làm nghi-tiết tế-tự một cách chính-thức hết năm này qua tháng nọ, chí ít là vào dịp Lễ Vượt Qua được tổ-chức long-trọng hàng năm.

Quan-trọng hơn, đó không là truyện kể xảy ra vào thời quá-khứ, nhưng còn là câu truyện của thời hiện-tại nữa. Đàng khác, đó không chỉ có liên-quan đến bậc tiên-tổ từng sống đời lưu-lạc, làm thân nô-lệ cho Pharaô Ai Cập, nhưng được Giavê Thiên-Chúa giải-thoát khỏi hốn đó. Nói rõ hơn, phụng vụ Vượt Qua cũng đã có lời kinh sau đây rày chứng tỏ:

“Mãi mãi thời sau, kinh qua mọi thế-hệ, tất cả mọi người chúng con đều nghĩ mình đã từ đất Ai Cập trở về. Bởi, ngang qua sách luật Torah, chúng con được dạy rằng: Vào ngày ấy, Ngài sẽ dạy cho con cháu Ngài biết rằng: tất cả điều này là do Thiên-Chúa làm cho con khi con trở về từ đất Ai-Cập.

Lạy Thiên-Chúa nhân-từ lòng lành vô cùng, xin cứu vớt chúng con đây là những người còn sống, xin cứu chuộc chúng con cùng một lòng với họ; bởi, khi học hỏi những điều mà sách Torah từng dạy:

Thiên-Chúa đưa chúng con ra khỏi nơi đó, thì Ngài cũng sẽ đem chúng con trở về nhà Cha và ban cho chúng con đất lành Ngài hứa với tổ tiên chúng con.”

Thế nên, câu truyện đây không chỉ kể về Israel thời cổ thôi, nhưng còn kể về chúng ta, là những người đang đang sống. Là truyện kể, cả về thời quá khứ lẫn hiện-tại, nó cho thấy ảnh-hình cuộc sống con người và mối tương-quan ta có với Chúa, vào mọi thời.

Vậy, câu truyện đây muốn nói điều gì?
Thực-chất truyện kể về nỗi niềm giải-thoát, cả hành-trình và đích điểm mà con người nhắm tới. Nó khởi đầu với dân Do-thái qua tư-cách của dân con lưu-lạc ở Ai-Cập thời Pharaô. Đời lưu-lạc Ai Cập còn đánh dấu bằng thứ chính-trị ức-chế, và nền kinh-tế sung-túc với đạo-giáo rất chính-tông (*8)

Thế đó, là cuộc sống dễ chịu với thành-viên gia-đình/giòng-dõi Pharaô, và đám nô-lệ hèn mọn, nhưng là cuộc sống lao-lực đè nặng buộc người dân phải cắn răng nhận phần ăn đạm bạc, sống lây lất, chẳng có gì.

Tiếp đến, câu truyện ở đây còn chuyển thành truyện kể về dịch bệnh, về việc tự giải-thoát chính mình. Thật ra, từ vựng “xuất hành” tự nó mang ý-nghĩa “con đường giải thoát khỏi mọi khốn khổ” còn gọi là “lối thoát thân cho chính mình”).

Nhưng, rời bỏ Ai Cập không là kết-cuộc câu truyện kể về sự giải-thoát khỏi mọi ức-chế do vua quan/lãnh chúa Pharaô quyết đem dân vào vùng hoang-địa để rồi thiết-lập hành-trình kéo dài suốt bốn mươi năm ròng, mà đích-điểm cuối hành-trình sẽ là “đất hứa”, tượng-trưng cho chốn miền có Chúa ngự trị.

Thế nên, truyện kể về Thiên-Chúa với con người có ý nói lên việc gì? Theo truyện, thì vấn-đề là: ta là những người sống ở Ai Cập, chốn miền của nô lệ/tù tội. Ta từng làm thân nô-dịch cho vua quan/lãnh chúa Ai Cập, tức Pharaô quyền quí. Điều đó cho thấy cung-cách khích-động ảnh hình cuộc sống của những người từng kinh qua cõi đời nô-lệ, một ảnh-hình mang tầm-kích/ý-nghĩa của văn hoá, chính trị và tâm linh.

Điều đó có đưa ta về với câu hỏi, bảo rằng:

“Tôi làm thân nô-lệ đến khi nào nữa đây? Và, tất cả chúng ta nữa, có còn sống đời nô lệ cho ai và cho những gì?”

Với phần đông trong ta, câu trả lời sẽ là: “Nhiều thứ lắm!…” Quả thật, ta đang sống đời nô-lệ với mọi thông-điệp văn-hóa về những gì ta buộc phải trở nên, và những gì ta đeo đuổi như: thông-điệp về một thành-đạt, về tính lôi-cuốn/hấp-dẫn, về vai trò giới tính, và về cuộc sống tốt đẹp. Ta làm thân nô-lệ cho các tiếng/giọng xuất tự quá-khứ của mình, và làm nô-lệ cho cơn nghiện-ngập đủ mọi loại.

Vua quan Pharaô cầm giữ ta ở mãi trong tình-trạng nô-lệ, cả bên trong lẫn bên ngoài con người ta. Vậy ai là Pharaô ở trong ta? Và, ai bắt ta lệ-thuộc họ rồi giải thoát ta khỏi chốn đó, mà đi? Công-cụ nào từ sợ sệt và chèn ép do hắn ta cầm buộc. Nói cách khác, Pharaô đây vẫn thử-nghiệm đủ mọi thứ, cốt kiểm-soát/trấn-át ta? Thứ dịch bệnh nào đánh mạnh lên người hắn?

Giả như vấn-đề là nô-lệ hoặc giải pháp quyết-định và, dĩ nhiên, cả sự giải-thoát trong truyện “xuất hành” nữa. Giải-thoát ấy, bắt đầu từ ban đêm, trong bóng đen mịt mù trước khi rạng đông ló hiện. Điều đó còn có nghĩa, rời bỏ Ai Cập, cả đến vương-quo61c và lãnh-địa của Pharaô bao gồm việc kinh qua giòng biển mà tới bờ an toàn phía bên kia. Nói cách khác, là: kinh qua cuộc sống này sang cuộc sống khác. Giải-thoát có liên-quan đến việc tách rời khỏi quyền-lực của vua-quan Pharaô và quyền-uy của chúa-tể là văn-hóa.

Tuy nhiên, giải-thoát đây không là kết-đoạn của truyện kể nào đi nữa. Đúng hơn, nó là “lối ra” đưa ta vào hành-trình xuyên suốt vùng hoang-địa. Là, chốn miền nằm sau việc thuần-thục của văn-hóa, hoặc hoang-địa, tức: chốn miền tự-do, qua đó Thiên-Chúa được biết đến và diện-kiến.

Lại nữa, đó cũng là chốn ngự-trị của nỗi niềm hãi sợ và mối ưu-tư qua đó ta thiết-dựng hết bò vàng này đến bò sữa mập khác; từ nơi đó, đôi lúc ta bắt gặp chính mình trải dài mọi sự cho sự an-toàn của Ai-Cập, cho “soong/nồi nấu nướng” của đất miền Ai-Cập như truyện kể đề ra.

Ít ra thì, khi ấy, Ai-Cập là xứ miền tràn đầy thực-phẩm. Nhưng, hoang-địa lại cũng là chốn miền ở đó Thiên-Chúa dưỡng nuôi hết mọi loài, bằng nước lành chảy ra từ khe đá và cơm bánh từ trời cao, và đó là nơi Thiên-Chúa đồng-hành với ta giữa mây cột, vào ban ngày và cột lửa cả về đêm. Đích-điểm của chúng là cuộc sống có sự hiện-diện của Đức Chúa.

Kìa, Đức Chúa không đơn-giản chỉ là đích-điểm, mà là Đấng được biết đến trong hành trình. Đấy là hành-trình về nơi Chúa và với Chúa.

Thành ra, hệt như một Hiển-linh mới về cuộc sống con người đồng thời giải-quyết bằng truyện “xuất-hành” lại đã tạo ảnh-hình cho cuộc sống như một hành-trình xuất phát từ cõi đời làm thân nô-lệ cho Pharaô, như mọi người đều ta biết. Và, các dấu chỉ cũng như sự kinh-ngạc về điều cao-cả và sức mạnh của Thiên-Chúa, Đấng giải-thoát ta, lại chính là nỗi niềm nôn nóng quyết đem đến cho mọi người chúng ta một giải thoát. Giải thoát ta, ra khỏi cõi đời làm thân nô-lệ, và ra khi cả thứ văn-hóa đạt cuộc sự sống để cùng đồng-hành với Thiên-Chúa, trong đời mình.

                                                                                    (còn tiếp)

Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch
      

No comments: