Chương 2
Đâu nào dáng vẻ của Con Người
(bài 7)
Đức Giêsu
trước Phục Sinh
Giả
như ảnh-hình Đức Giêsu người dân thành Nadarét lại không giống hình ảnh mà dân-gian
mọi người tạo cho Ngài, vậy thì Ngài trông giống ai?
Trước
khi đi vào chủ đề đặc-trưng bàn về các tư-duy và hoạt-động của Đức Giêsu ở chương
tới, tôi xin mạn phép đề ra ở đây đôi nét phác-hoạ những gì mà bạn đọc, cũng như
tôi, có thể giả-định Ngài là nhân-vật lịch-sử, cũng được thế. Ở chương này, tôi
sẽ viết lên những giòng hướng-dẫn để quí vị có thể đến với “Đức Giêsu trước-Phục Sinh”, như thế đã.
Từ Tin Mừng
tới Đức Giêsu
Ở
đây nữa, trước khi giả-định hình-ảnh tôi vẫn có trong đầu về Đức Giêsu trước-Phục Sinh có lẽ ta cũng
nên xét thử những gì có liên quan đến sự việc này.
Như
tôi từng đề-cập một cách sơ lược ở chương trước, Tin Mừng không phải là tài-liệu
lịch-sử rất rõ ràng, nhưng là truyền-thống sinh-hoạt của các tín-hữu thời
tiên-khởi được khai-triển bằng chữ viết, vào cuối thế-kỷ thứ nhất.
Có
đến 40 hoặc 70 năm sau ngày Đức Giêsu hoạt-động công-khai, Tin Mừng được viết
ra. Thế nên, các tín-hữu thời đó không chỉ tháp-đặt truyền-thống về Đức Giêsu vào
hoàn-cảnh rất mới mà thôi, nhưng các vị còn tiếp-tục trải-nghiệm về Ngài như một
thực-tại “sinh-động” sau ngày Ngài quá vãng. Tin Mừng chứa-đựng hồi-ức của các
tác-giả về Đức Giêsu người dân thành Nadarét và cả kinh-nghiệm về Đức Giêsu sau ngày Phục Sinh, nữa.
Bởi
thế nên, ít nhất có hai lớp vỏ dầy truyền-thống, tức hai thứ chất-liệu khác
nhau, gặp được ở Tin Mừng. Một số chất-liệu này, lại quay ngược về Đức Giêsu trước ngày Phục Sinh. Trong
khi đó, một số khác, là sản-phẩm của nhiều phong-trào khác nhau xảy ra vào thời
tiên-khởi.
Nói
khác đi, Tin Mừng chứa-đựng ít nhất là hai tiếng nói -một từ Đức Giêsu trước-Phục Sinh; và một, của cộng-đoàn
từng khởi-động sau ngày Phục Sinh, mà
thôi. Việc thiết-lập ảnh-hình Đức Giêsu
trước ngày Phục Sinh bao gồm động-tác tách rời hai lớp vỏ dầy này, tức: các
tiếng nói đã thốt lên.
Công
việc của nhóm/hội gồm các học-giả được biết dưới danh-xưng là “Nhóm Chuyên-đề
về Đức Giêsu” đã làm sáng-tỏ tiến-trình này, một cách tốt đẹp. Kể từ lúc chúng
tôi bắt đầu thực-hiện công việc này từ năm 1985, chúng tôi đã cùng nhau bàn-bạc
mỗi năm hai lần, bỏ phiếu xem câu nói nào của Đức Giêsu mang tính lịch-sử một cách
xác-thực, câu nào không. Với một số người, việc bỏ phiếu bầu hầu định-đoạt tính-cách
lịch-sử cho các câu nói của Đức Giêsu, xem ra cũng hơi lạ. Với người khác, đây là
chuyện báng-bổ, mang tính-chất xúc phạm.
Tuy
nhiên, bầu phiếu như thế chỉ với mục-đích duy-nhất, là: đo-lường mức-độ đồng-thuận
của các học-giả xem chất-liệu nói đây đã quay trở về với Đức Giêsu đến mức độ nào,
thôi.
Chúng
tôi chủ-trương bầu phiếu bằng hạt đậu là cốt xem câu nói nào được bảo là do Đức
Giêsu từng phát-biểu. Chúng tôi làm thế bằng vào động-tác chọn mầu sắc bốn hạt
đậu, đặt trong thùng. Các mầu này, gồm 4 loại: đỏ, hồng, xám, đen –tượng-trưng cho
chuỗi quang-phổ lịch-sử, đi dần vào tình-huống có thể xảy ra trong quá khứ.
Hạt
đậu mầu đỏ, có ý bảo: “Tôi dám chắc Đức
Giêsu đã nói như thế”. Hạt mầu hồng, lại cho thấy: tình-trạng không mấy quả-quyết
cho lắm nên đã nghĩ: “có lẽ là như vậy”
với thực-trạng bảo rằng: “Đa phần đúng chứ
không sai”. Hạt mầu xám, là tình-trạng lơ-lửng những hiểu rằng: “nhiều phần sai hơn là đúng”. Và cuối
cùng, hạt mầu đen, lại bảo: “Tôi nắm chắc
là Đức Giêsu không hề nói thế”.
Nhằm
nắm vững công-việc của nhóm “Chuyên đề về
Đức Giêsu” cốt hiểu ý Tin Mừng nằm trong hai lớp vỏ dầy bao bọc hoặc tiếng
nói này, thì: việc bỏ phiếu bầu mầu ấy là có ý nói: “Đây là một phần Tin Mừng đi sát với lời Đức Giêsu nói trước ngày Phục
Sinh”. Hạt mầu hồng, là có ý bảo: “Vâng.
Lời Đức Giêsu nói, vẫn còn hiện-thực đến hôm nay, nhưng đang dần dà chịu ảnh-hưởng
từ tiếng giọng phát-triển ở cộng-đoàn”. Hạt mầu xám, tức bảo rằng: “Lời này đây, đa phần là tiếng nói của cộng-đoàn
đang chung sống.” Và hạt mầu đen có nghĩa: “Đây, độc-nhất (tức: hầu như toàn-bộ) tiếng nói của cộng-đoàn vào thời ấy”.
(* 1)
Giả
như ta tách bạch hai tiếng nói này ra làm hai, thì ảnh-hình nào về Đức Giêsu
trước ngày Phục Sinh sẽ trồi lên mặt? Các nguồn văn-bản đề-cập đến vấn-đề này, lúc
đầu gồm hai mặt. Mạch đầu rất quan-trọng, là lớp vỏ dầy mới chớm lộ do các ông
Mátthêu, Máccô và Luca ở Tin Mừng Nhất Lãm đưa ra bào gồm lời Đức Giêsu nói,
các hành-động tiêu-biểu và công-việc chính-mạch ở thời-kỳ Ngài công-khai hoạt-động.
Mạch
thứ hai, là lớp vỏ bọc vào thời chớm phát ta vừa khám-phá ở Tin Mừng của ông Tôma
được tìm thấy ở mạn trên Ai Cập, năm 1945. Tin Mừng Tôma chỉ ghi chép độ hơn một
trăm lời Đức Giêsu nói ra mà thôi (tổng cộng gồm 114 lời nói); và, đây là trường-hợp
tiêu-biểu cho thấy một số lời nói đã quay ngược về chính Ngài (*2).
Danh-sách
các mạch/nguồn mà chúng tôi còn thiếu, lại là Tin Mừng của ông Gioan. Như tôi
có nói ở Chương 1, thì: dù đây là chứng-từ mạnh-mẽ và đầy sự thật đối với kinh-nghiệm
từng-trải của cộng-đoàn tiên-khởi về Đức
Giêsu sau ngày Phục Sinh đi nữa, thì tài-liệu này vẫn không phản-ánh sát cho
lắm với thời Đức Giêsu trước ngày Phục
Sinh.
Nếu
sử-dụng mầu sắc quyết-định của Nhóm “Chuyên
Đề về Đức Giêsu”, thì: hầu như tất cả các hạt đậu mà ông Gioan nhận được đều
mang mầu sắc “đen tuyền”, hết. Và như thế, ta trở lại với vấn-đề hỏi rằng: Đức Giêsu thời trước ngày Phục Sinh, trông Ngài
giống những gì?
Tính-cách Do-thái-giáo
nơi Đức Giêsu
Đức
Giêsu là người theo Do-thái-giáo, rất sâu sắc. Điều quan-trọng, cốt để nhấn mạnh
yếu tố hiển-nhiên này. Ngài không chỉ là người Do-thái-giáo tự bẩm sinh và do
xã-hội tạo nên, nhưng Ngài là người Do-thái-giáo đến mãn đời. Kinh Sách Ngài
nói đến, chính là Thánh Kinh Do-thái-giáo. Ngài không có ý-định thiết-lập đạo-giáo
nào mới mẻ, nhưng Ngài tự coi như có nhiệm-vụ phải thực-hiện ngay bên trong
Do-thái-giáo.
Đức
Giêsu ăn nói như một người Do-thái-giáo nói với các người Do-thái-giáo khác.
Người bước theo chân Ngài ngay từ thời tiên-khởi đều là người Do-thái-giáo, hết.
Các tác-giả Tân Ước (với một luật trừ là tác-giả Luca của Sách Công-vụ Tông đồ).
Bản
thân tôi, dù có thấy đây là chuyện khó tin nhưng có thật, là: nhiều tín-hữu Đạo
Chúa rõ ràng vẫn không biết rằng Đức Giêsu là người Do-thái-giáo. Hoặc, cho dù
họ biết điều đó đi nữa, họ cũng đặt nhiều sức nặng lên trên đó (*3).
Đằng
khác, tín-hữu Đạo Chúa lâu nay thường có mặc cảm tội lỗi là họ có ý-thức hoặc
vô-thức nhưng vẫn kình-chống Do-thái-giáo, nên cứ định-vị Đức Giêsu vào với Đạo
Chúa và coi như những người đối lập với họ vào với Do-thái-giá; chính vì thế,
nên cứ coi Đức Giêsu và phong-trào đạo-giáo ở thời đầu như gồm những vị chống lại
Do-thái-giáo, thôi. Một phần sách Tân Ước cũng như hầu hết người dân thời đó đều
có quan-niệm là: Đức Giêsu khích-lệ mọi người hãy hiểu rằng “những người theo Do-thái-giáo” đều phản-kháng
Đức Giêsu, hết.
Thế
nhưng, những người phản chống Đức Giêsu lại không đại-diện cho chúng dân Do
thái hoặc toàn dân nước. “Người
Do-thái-giáo” thật sự không bài bác Đức Giêsu bao giờ. Đúng hơn, chỉ một số
ít người Do-thái-giáo can-dự vào các sự kiện dẫn đến cuộc hành hình/bách hại
Ngài mà thôi.
Đó,
chỉ là một số ít lớp người ưu-tú dũng mãnh có được quyền-lực ban bố từ đám La Mã. Thay vì đại-diện cho người
Do-thái-giáo, thì họ lại công nhiên tỏ bày quyền-uy của mình như được tả là những
ngươi hợp-tác đắc-lực trong việc đè bẹp dân tình Do-thái-giáo.
Việc
tách rời Đức Giêsu khỏi Do-thái-giáo đã tạo nhiều hệ-luỵ cho người Do-thái-giáo
suốt nhiều thế-kỷ trôi qua. Tách rời như thế, nếu theo nghĩa lịch-sử, cũng
không đúng. Thế nên, bất cứ hình-ảnh nào mà kẻ tin có về Đức Giêsu đều phải bén
rễ một cách rất nghiêm-túc trong Do-thái-giáo, mới hợp lý.
Truyện kể về thời thơ ấu
Của Đức Giêsu
Mọi
người chúng ta đều biết rất ít về thời ấu-thơ và trẻ tuổi của Đức Giêsu, tức trọn
thời-gian trước khi Ngài công-khai hoạt-động. Với phần đông các học-giả chính-mạch,
thì truyện kể về việc hạ sinh Đức Giêsu và thời trẻ tuổi của Ngài rõ ràng là: không
mang tính lịch-sử, chút nào hết. Lý do, là vì điều này hoàn-toàn mới với phần
đông các đấng vị vọng trong Giáo hội, tức những vị xưa nay vẫn thích mô tả các
truyện kể hiểu theo lối đó, mà thôi.
Bên
trong Tân Ước, câu truyện hạ sinh Đức Giêsu chỉ được qui vào hai nguồn-mạch
tương-đối trễ, là: Tin Mừng của ông Mátthêu và Luca mà thôi. Cả hai trình-thuật
này đều được viết lên vào hai thập niên cuối thế kỷ đầu, mà thôi. Ông Phaolô là
tác-giả sớm sủa ở Tân Ước, với các thư luân-lưu được bảo là xuất-hiện vào niên
biểu có thể trong khoảng thời-gian từ năm 46 sau Công Nguyên đến ngày ông chết,
tức vào năm 62 hoặc 64 sau Công nguyên. Các thư này đều không đề-cập đến chuyện
Đức Giêsu sinh ra theo cung-cách đặc-thù nào hết.
Cả
ông Máccô là tác-giả Tin Mừng sớm nhất được viết chung quanh năm 70 sau Công
nguyên hoặc Tin Mừng của ông Gioan cũng đều thế. Ít nhất, điều này cho thấy các
truyện kể về việc Đức Giêsu sinh ra đều không là chuyện trọng-yếu đối với phong-trào
tín-hữu Đức Kitô vào lúc sớm.
Lại
nữa, các câu truyện kể về việc sinh hạ Đức Giêsu ở Tin Mừng Mátthêu và Luca lại
khác nhau cũng rất nhiều:
-Tin Mừng Mátthêu khởi
đầu bằng gia-phả Đức Giêsu đi trở ngược về thời của ông Abraham, là cha đẻ của
dân Do-thái-giáo, và từ thời Đavít kể tới được truy-nguyên qua các vị vua của
Israel, Trong khi đó, ở Tin Mừng Luca, gia-phả Đức Giêsu lại đi ngược trở về với
Adong, là cha đẻ của người Do-thái-giáo lẫn dân ngoài Đạo, và từ Đavít trở về
sau, ngang qua vết tích của các ngôn-sứ của Israel.
-Với tác-giả Mátthêu,
thì gia-đình Đức Giêsu sống tại thôn làng Bét-lê-hem, là nơi Đức Giêsu sinh ra tại nhà, rồi Ngài di-chuyển về Nadarét
sau một thời-gian lưu lạc đất Ai Cập. Trong khi đó, với tác-giả Luca, thì gia-đình
Đức Giêsu sống ở Nadarét và di-chuyển về Bét-lê-hem do có lệnh kiểm-kê dân-số.
Và, Đức Giêsu sinh ra “trên đường đi”, nằm trong máng thức ăn dành cho bò lừa,
sau khi gia-đình Ngài trở về quê nhà Nadarét.
-Ở Tin Mátthêu, thì
những người đến với trẻ sơ-sinh, gồm các vị nhân-sĩ dõi theo ánh sao mà đến.
Còn ở Tin Mừng Luca, lại chẳng có ánh sao hoặc đạo sĩ với thiên-văn gì hết, mà
chỉ là đám mục-đồng chân quê thôi.
-Ở Tin Mừng Mátthêu,
Hêrôđê Đại Đế đã ra lệnh tàn sát mọi bé trai sơ sinh ở Bét-lê-hem, khiến gia
đình Đức Giêsu phải tìm cách lánh nạn bên Ai Cập. Còn Tin Mừng Luca, lại không
nói đến cuộc tàn sát nào như thế cả và gia đình Ngài cũng chẳng phải đi Ai Cập bao
giờ.
Các
khác-biệt nói trên, là cơ-sở để hầu hết các học-giả dựa vào đó mà đưa ra kết-luận
bảo rằng: truyện Đức Giêsu sinh ra không là truyện lịch-sử chút nào hết, mà chỉ
là những câu truyện mang tính biểu-tượng do tín-hữu thời tiên-khởi tạo ra, mà
thôi. Theo chừng mực nào đó, những truyện như thế đều phản-ánh các chủ-đề hệ-trọng
đối với mỗi vị soạn-tác.
Chẳng
hạn như, việc mô-tả gia-phả Đức Giêsu trở ngược về thời các vua Israel và ngang
qua truyện đạo-sĩ ghé viếng “Vua dân Do-thái”, tác-giả Mátthêu muốn nhấn mạnh vào
vương-quyền của Ngài. Còn tác-giả Luca, khi tả về gia-phả Đức Giêsu đi ngược về
thời ngôn-sứ và tả đám mục-đồng (tượng trưng cho những người bị đầy ra khỏi
xã-hội) là người nhận đón tin vui, cốt để nhấn mạnh rằng: Đức Giêsu là Ngôn-sứ nền-tảng
của xã-hội.
Truyện
kể về thời mới sinh, lại cũng sử-dụng nhiều hình-ảnh của người đi Đạo vào thời
đầu, nữa. Bằng vào ý-tưởng bảo rằng Đức Giêsu được thụ-thai do bởi Thần Khí,
hai tác-giả Mát-thêu và Luca đều quả-quyết rằng: những gì xảy đến với Đức
Giêsu, không chỉ là truyện kể về con người “gồm những xác cùng thịt”, nhưng
cũng là “từ Thiên-Chúa”, tức: “do từ Thần Khí” mà ra.
Cả
hai chuyện, đều nói lên rất mạnh chủ đề mà người xưa thường nói đến ánh sáng đến
với tối tăm. Tác-giả Mátthêu tả về chùm sao chói sáng dẫn đường cho các đạo-sĩ như
thứ đèn hiệu; trong khi đó, thì tác-giả Luca, với vinh-quang của Thiên-Chúa xuất-hiện
trên bầu trời về đêm khi các thiên-sứ hát cho mục-đồng nghe.
Giáo-hội
Đức Kitô vào thế kỷ thứ tư đã Quyết-định mừng kính Đức Giêsu sinh ra vào Đông
chí là để diễn-tả biểu-tượng này một cách toàn hảo (ít là đối với người dân ở Bắc
Bán cầu): Ngài sinh hạ vào thời buổi tăm tối nhất và việc Ngài hạ sinh là dấu
hiệu ánh sáng chói chang đang tới. Hoặc, nói cách khác, Đức Giêsu chính Ngài là
ánh sáng trong cõi tối tăm của ta.
Nhằm
nghe lại các truyện kể về cuộc hạ sinh con trẻ một lần nữa trong trạng-huống chân-phương
lùi về thời trước là để mọi người có thể nghe lại khẳng-định cách tượng-trưng
mà không cần tin vào chúng như các tường-trình về lịch-sử.
Dĩ
nhiên, các truyện như thế cũng nói lên đôi điều một cách gián-tiếp về Đức Giêsu
lịch sử, dù nhiều người vẫn nghĩ rằng những chuyện như thế chẳng cho ta biết gì
về việc Ngài sinh ra hết. Chẳng hạn như, các truyện ấy chỉ cốt cho ta thấy rằng:
Ngài là Đấng bậc ngoại thường đến độ các truyện kể đều nói về Ngài.
Các
truyện kể tương-tự như thế lại cũng kể về nhiều người khác nữa. Thế nhưng, làm
sao có thể xảy ra sự việc là những truyện kể như thế đều kể về một người
Do-thái-giáo từ đất miền Galilê đã bị đẩy lùi ra bờ rìa của xã hội? Truyện kể
như thế nói lên một chuyện, là: Người này là thế nào mà ghê thế?
(còn tiếp)
Marcus J. Borg
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment