Wednesday, 20 September 2017

Suy niệm trong linh đạo DCCT: Tất cả vì Sứ vụ




“Tất cả anh em, vì lòng quý chuộng và yêu mến ơn gọi của riêng mình, sẽ hết sức nhiệt thành cổ võ các ơn kêu gọi cho Dòng” (HP. 79)

Được sai đi bởi vì được mời gọi
Sứ vụ là trọng tâm của chủ đề lục niênRao giảng Tin Mừng, đem lại sức sống mới vào tâm hồn chúng ta và vào niềm hy vọng chúng ta: tất cả điều này là vì lợi ích của sứ vụ. Việc tái cấu trúc cũng không có một lý do nào khác hơn là thúc đẩy tính sẵn sàng sứ vụ mới – nên nói đến hai nguyên tắc đầu tiên của qui trình tái cấu trúc.

Chúng ta không tìm kiếm một chân trời rõ ràng giống nhau trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Địa lý của Hội Dòng đã thay đổi. Phương Tây không còn thành công nữa trong việc gửi đi những nhà thừa sai như đã từng làm điều này trong nhiều thế kỷ qua, và phần còn lại của thế giới dường như không sẵn sàng để thực hiện tiến trình này theo phương hướng ngược lại.

Đối thoại liên tôn đã, có phần nào không đúng, loan báo Tin Mừng cho ‘những người không tin’ dường như là không cần thiết. Và sự tục hóa đã làm cho chúng ta ngần ngại cung cấp nhiều thông tin hơn – Tin Mừng – cho thế giới mà nó đã có quá nhiều ‘tin tức’. Nên tất cả chúng ta đều bị phơi bày nguy cơ của việc tự cô lập chính mình, của việc giảm thiểu sứ mạng của chúng ta thành những hàng rào của ngôi nhà riêng chúng ta, hoặc giảm thiếu nó thành sự quản lý tốt hoạt động mục vụ thường ngày. “Đừng quấy rầy” đã trở thành một lý tưởng cho cuộc sống, nhiều hơn một tiêu chuẩn của sự giáo dục tốt.

Hai từ có thể cổ võ tính sẵn sàng thừa sai mới. Từ đầu tiên là “cách thức”. Trong thực tế, sự tương tác xung đột của những cách thức và những mô hình của cuộc sống có thể cho ánh sáng thực của con đường Kitô Giáo chiếu sáng. Vẫn còn nhiều người ngày nay suy nghĩ rằng đức tin nghĩa là tuân thủ các chuẩn mực nhất định, hay là thuộc về một thể chế nào đó, hoặc là tham dự các lớp giáo lý và học hỏi công thức của đức tin. Ngược lại, các Kitô hữu đầu tiên tin rằng chính cách của họ là một “cách thức” (x.Cv 19,23; 9,2; 22,4).

Họ đi theo một con đường ở giữa những người khác, mà chính xác vì lý do đó đã đánh thức niềm đam mê và mối quan tâm. Đó là phải bước đi, với ánh mắt dán chặt vào Đức Kitô, chính Ngài là nguồn gốc của đức tin và mang đức tin tới việc thành toàn (x.Dt 12,2). Sứ vụ riêng của chúng ta như những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế là phải bước theo Chúa Giêsu, từng bước một, “trong việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo” (HP. 1), chúng ta không ngồi xuống bên lề đường, nhưng bồi đắp sự thao thức thiêng liêng, mà sự thao thức này là nguyên liệu thô của sứ vụ.

Từ thứ hai là ơn gọi, và gần đây ban quản trị Trung ương đã mời gọi chúng ta suy gẫm và cầu nguyện về điều đó. Sứ vụ chẳng là gì cả nhưng là việc truyền cho người khác vẻ đẹp mà đã được kinh nghiệm, được cảm thấy, và trở thành một nguồn vui cho chính mình. Chúng ta đang làm nổi bật lên từ nhiều năm nghiên cứu: như các kế hoạch đã bắt đầu và thường thất bại, các phương pháp mục vụ và các chiến lược.

Và những gì nếu ta phải truyền cho những người khác, thì bắt đầu với giới trẻ, kinh nghiệm mà nó thực sự tính đến, đó là việc chính chúng ta cảm thấy được yêu bởi Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô? Điều này không là một cơ hội để đem lại sức sống cho chúng ta trong sự hấp dẫn của một đời sống tốt sao, điều chúng ta đã nhìn lướt qua trong tầm nhìn của Chúa Kitô và làm cho một ngày sự hiện hữu của chúng ta có tính quyết định?

Có thể ta tìm lại sự thôi thúc của sứ vụ nếu chúng ta trở về với sự nhiệt tình của tiếng “xin vâng” đầu tiên của chúng ta đối với Đức Kitô Đấng đã gọi chúng ta. Ơn gọi sẽ trở thành trung tâm hợp nhất các nguồn năng lượng của chúng ta, trong một thế giới nó càng ngày càng bị phân mảnh hơn. Ơn gọi sẽ làm cho chúng ta tái khám phá cái thiết yếu, trong một đời sống càng ngày càng bộc lộ những cái bên lề và những thứ dư thừa. Ơn gọi sẽ là linh hồn của sứ vụ chúng ta.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi
Tin Mừng Mt 4,12-23: hai điểm suy niệm mà đoạn văn gợi ý:

Bối cảnh mà thánh Mátthêu hết sức băn khoăn làm sáng tỏ: đó không còn là sa mạc khô héo nữa nơi ông Gioan Tẩy Giả đã rao giảng cho đến hôm nay, trừ vùng Galilê xanh tươi. Chúa Giêsu rời thành Nazareth và đi đến “con đường ven biển”, là Galilê của các dân nước (c.15) mà nó đề cập đến sứ vụ phổ quát. Nếu chỗ dừng chân ở dưới bóng mát, thì việc cống bố đầu tiên của Tin Mừng sẽ chiếu sáng một ánh sáng vĩ đại. Tất cả mọi thứ nói về đời sống mới, bắt đầu với các miền quê đón nhận Tin Mừng.

Những lời đầu tiên Chúa Giêsu tuyên bố là “hãy hoán cải”. Ánh sáng và đời sống là có thể nếu chúng ta bỏ qua các nguyên tắc đã truyền cảm hứng cho đời sống cũ, và quyết định – như Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan đã làm – là từ bỏ mọi thứ ; đặt những bước chân của riêng ta trên dấu mà Đức Giêsu đã vạch ra. Sứ vụ có nghĩa là chia sẻ sự tự hủy trọn vẹn của Chúa Giêsu, bỏ lại những đặc quyền của riêng mình và – đặt tất cả mọi thứ trong sự cân nhắc – để lại cuộc sống là “hợp lý”, để làm cho ai đó có giá trị thay vì hành động dại dột, điên rồ của tình yêu, ở bất cứ nơi nào hướng dẫn ta.


Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế
Các thánh và chân phước của chúng ta là một mẫu gương về sự hiện hữu trưởng thành nhờ ơn gọi. Ơn gọi của họ là sự đáp trả anh dũng và cụ thể đối với những nhu cầu khẩn cấp và thực tế, và qua đó Thiên Chúa gọi họ. Cách thức ban đầu họ thể hiện đặc sủng làm cho họ trở thành gia sản đích thực của Hội Dòng, điều thực sự có giá trị trong khi thăng tiến.

Có một yếu tố trong cuộc đời của những con người này mà điều đó nói cho chúng ta đến tận ngày hôm nay, ấy là yếu tố liên quan đến việc sử dụng thời gian của họ. Họ không phải là những người dễ rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa hoạt động. Tuy nhiên, đọc lại những trang tiểu sử của họ, chúng ta tìm được ý nghĩa cuộc sống, cuộc sống tròn đầy nhưng luôn luôn vươn tới một điều cần thiết (x.Lc 10,42).

Tự giới hạn chúng ta trong các thánh Dòng Chúa Cứu Thế, đó là triệu chứng mà Đấng Sáng Lập của chúng ta đã thực hiện một lời thề đặc biệt là không bao giờ lãng phí thời gian. Các sử gia đã cố gắng tính toán công việc của Đấng Sáng Lập từ năm 1752 đến 1762. Vơi hai mươi bốn giờ, tám giờ dành cho việc cầu nguyện, một giờ cho giải trí và cho các bữa ăn, mười giờ dành cho công việc và năm giờ để ngủ, và khi luật cho phép bảy tiếng rưỡi ở một thời điểm nào đó.

Và khi đọc về cuộc đời của Thánh Giêrađô, không phải chúng ta có ấn tượng về một cuộc sống hoàn toàn mãnh liệt, có ý thức trong những năm thánh nhân từ bỏ mọi thứ sao? Và chúng ta phải nói gì về hoạt động phi thường của thánh Clêmentê, bắt đầu với sứ vụ thường trực tại thánh đường St Benno ở Warsaw và kết thúc bằng những hình thức khác nhau của các kinh nghiệm mục vụ tại Vienna? Trong trường hợp của thánh Gioan Neuman chúng ta biết rằng ngày sống của thánh nhân bắt đầu từ lúc 4g30 và kết thúc lúc 22g30.

Ngày hôm nay chắc chắn chúng ta có nhiều giờ hơn trong việc sắp xếp thời gian của mình. Tuy nhiên, cách thức chúng ta sử dụng thời gian là một thước đo trung thực của ơn gọi chúng ta. Chúng ta không chỉ đảm nhận “phần công việc và trách nhiệm phát xuất từ ơn gọi thừa sai của chúng ta” (HP. 39). Không chỉ bằng việc chia sẻ với người nghèo luật lệ làm việc (HP. 64), mà còn bằng việc cố gắng sống theo một con đường sáng tạo và sinh lợi về thời giờ và sức khỏe mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Hiến Pháp ngày nay
“Tất cả anh em, vì lòng quý chuộng và yêu mến ơn gọi của riêng mình, sẽ hết sức nhiệt thành cổ võ các ơn kêu gọi cho Dòng” (HP. 79). Sự quý chuộng và lòng yêu mến là những lời rất hấp dẫn, hơn nhiều so với bổn phận bắt nguồn từ chúng.

Sự quý chuộng khiến chúng ta suy nghĩ về một cuộc sống mà nó chứa đựng niềm vui, một cuộc sống giàu ý nghĩa. Lòng yêu mến cho rằng chúng ta không thể làm mà không cần ơn gọi này của ta. Đó là đời sống chúng ta, được chăm sóc từ sự đóng góp của tất cả mọi người. Đó là một cuộc sống đẹp đến nỗi chúng ta muốn những người khác chia sẻ nó.

Thánh giáo hoàng John Paul II nói: “chỉ có cuộc sống mới tạo ra cuộc sống”. Để nói với một bạn trẻ “dự phần với chúng ta” phải là điều tự nhiên đối với một người được thuyết phục rằng cuộc sống riêng của anh ta là tốt đẹp. Nếu chúng ta không thực hiện nó, không phải đây là một sự khuyến khích thêm nữa đối với “việc tái cấu trúc” hoàn toàn của cuộc sống cộng đoàn và cá nhân của chúng ta sao?

Cổ võ ơn gọi không phải là một nhiệm vụ được ủy thác. Mỗi người nên đóng góp phần của mình: đó có thể là việc cầu nguyện, việc hãm mình, nhân chứng vui mừng, việc mời gọi trực tiếp, việc đồng hành và việc linh hướng. Sứ vụ riêng và lời rao giảng của chúng ta về Tin Mừng là một lời kêu gọi để tìm hiểu cuộc sống như là ơn gọi. Bởi vì Thiên Chúa gọi mọi người. Một Lời không chú tâm và mời gọi mọi người thì đó là một lời vô giá trị.

Kết luận
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nhân loại, Chúa đã kêu gọi chúng con tiếp tục sứ mạng cứu độ của Chúa ở trần gian. Xin chúc tụng Danh Chúa đến muôn đời!

Với tâm hồn khiêm tốn và đôi tay rộng mở, chúng con xin tạ ơn Cha về món quà sự sống, nhất là về ơn Thánh Tẩy. Nhờ thế, chúng con được kêu gọi trở nên con cái Cha, và là anh chị em của Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Chúa Cứu Thế, nhờ Thần Khí hướng dẫn, trong tự do và tín thác, chúng con nài xin Chúa cho chúng con được mạnh mẽ trong Đức Tin, để làm chứng cho mọi người rằng: Chúa là trung tâm của đời sống chúng con.

Xin cho chúng con được luôn phấn khởi trong Đức Cậy, để loan báo rằng: Ơn Cứu Chuộc chứa chan dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và bị bỏ rơi hơn cả.
Xin cho chúng con được sốt sắng bởi Lòng Mến, để phục vụ mọi người bằng một con tin quảng đại và sáng tạo.

Xin cho chúng con được chân thành khiêm nhường, để ý thức rằng: chúng con luôn luôn cần đến Chúa, và không có Chúa, chúng con không thể làm được gì.

Lạy Chúa, xin cho năm Ơn Gọi Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế, thức tỉnh chúng con trước lời kêu gọi của Chúa, nhất là trước việc thăng tiến phẩm giá con người, đặc biệt là nơi người trẻ. Nhờ thế, chúng con thành những thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế đích thực: là những chứng nhân và thừa sai của Ơn Cứu Chuộc.
Nguyện xin Thánh Anphongsô và Mẹ Hằng Cứu Giúp đồng hành với chúng con, và gìn giữ chúng con luôn trung thành với SỨ VỤ. Amen. 
Học viện Thánh Anphongsô (theo cssr.news)

No comments: