Wednesday 13 September 2017

Gs Marcus J Borg (bài 4) Gặp gỡ Đức Giêsu thêm một lần từng gặp



Chương 1
Gặp gỡ Đức Giêsu
thêm một lần từng gặp
(bài 4)



Gặp gỡ Đức Giêsu:
Một câu chuyện riêng tư

Nhớ lại những lần gặp Ngài vào độ trước, tôi thấy có nhiều điều vẫn còn rực sáng, ở trong tôi. Lần đầu quả thật không ngờ. Cách nay chừng hai năm, tôi có hân hạnh được Hội-thánh Episcopal mời nói chuyện cho một nhóm tín-hữu gồm toàn nam-nhân là những người vẫn gặp nhau hằng tuần để trao-đổi về một số vấn-đề trong Đạo cứ thế kéo dài hơn mười năm.

Lý-do thành-lập nhóm này, là để tìm thời-giờ đến với nhau mà sẻ-san cho nhau những gì tư-riêng, cá-biệt. Bởi thế nên, hôm ấy, nhóm này đề-nghị tôi nên đề-cập chỉ mỗi hai chuyện mà thôi, đó là: nói cho họ biết mọi sự về Đức Giêsu; và, chỉ nên nói theo tâm-tình độc-đáo/tư riêng, thôi.

Từ trước tới nay, chưa từng thấy có người nào lại đề-nghị tôi làm những chuyện như thế bao giờ hết. Xưa nay, tôi thường giảng-giải về Đức Giêsu đến hơn trăm buổi ở nhà thờ cũng như tại giảng đường thần-học, nhưng chưa một ai yêu-cầu tôi những chuyện như thể bảo: ông hãy bộc-lộ tâm-tư, tự sự của mình về Đức Giêsu như những gì ông trải-nghiệm.

Đây, quả là thách-thức không nhỏ đối với tôi. Trong tình-huống hơi bị lúng-túng, tôi không biết phải làm gì để bắt đầu câu chuyện theo cách khác, chợt một ý-tưởng nảy ra trong đầu bảo tôi viết lên mẩu giấy nhỏ đôi ba chữ như: “Tôi và Ngài, Đức Giêsu Đấng tôi thương mến.” Và rồi, cứ thế tôi đi dần vào với hồi-ức có những kinh-nghiệm phong-phú, thú vị cứ trải dài ở trước mặt.

Thế nên, ở đây, tôi đề-nghị với bà con là: ta cứ thử làm như thế một vài lần trong đời mình. Như thế có nghĩa là: ta thử khởi-sự công việc cách đơn-giản, như tôi từng làm, bằng việc kể lại hồi ức về thời ấu-thơ xuyên qua quãng thời niên-thiếu và đi dần vào tuổi trưởng-thành, để rồi coi xem các ảnh-hình mình có kinh-nghiệm về Đức Giêsu suốt nhiều năm đã rực sáng như thế nào.


Thời ấu-thơ

Tôi lớn lên tại một thị-trấn nhỏ ở Bắc Dakota, sát cận biên-giới với Canada vào hồi thập-niên 1940s, trong một thế-giới mà ngày nay xem ra đã hoàn-toàn khác lạ. Chúng tôi thuộc gia-đình theo hệ-phái Luther, sống ở Scandinavia, vào dạo đó, Giáo-hội đối với chúng tôi có tầm-mức rất quan-trọng.

Chẳng phải vì tôi có nhiều bậc cha/bác từng là mục-sư hoặc thày giảng, nhưng vì Hội thánh theo hệ-phái Luther ở địa-phương là trung-tâm cuộc sống xã-hội nơi chúng tôi thường-xuyên sinh-hoạt. Ngay buổi sáng các ngày Chúa nhật, chúng tôi đã có nghi-thức, lễ lạy và cả đến sinh-hoạt học-đường ngày Chúa nhật, nữa.

Tôi vẫn cùng mẹ tôi đến các buổi hội/họp giúp phụ nữ trong vùng đủ mọi chuyện, rồi thường-xuyên ăn tối với chức-sắc trong Giáo-hội; còn ngày thường trong tuần, lại cũng có nhiều nghi-thức khác như: vào mùa Chay, có buổi sám-hối chung hoặc các buổi họp mục-vụ và sinh-hoạt giới trẻ bằng danh-xưng như “Nhóm Trẻ Luther Chuyên-chăm Cải-tổ”.

Hồi ức trở về với tôi nhiều nhất, là về Đức Giêsu cứ tản-mác như vẫn còn xảy ra ở đây đó. Tôi nhớ nhiều đến các ảnh vẽ Đức Giêsu ở giữa đàn chiên hoặc ngồi với trẻ nhỏ. Rõ ràng, Ngài là Đấng cao-trọng hơn ai hết. Tôi cũng biết, Ngài là Con Thiên-Chúa và Ngài sinh ra theo cách-thế khá lạ kỳ.

Quả thật, tôi còn biết là: Ngài hạ sinh từ Đức Nữ Trinh Maria, trước cả lúc tôi hiểu thế nào là “người nữ đồng trinh/sạch sẽ”. Và, trong sinh-hoạt hằng ngày, cha tôi cứ sang-sảng đọc truyện Chúa sinh ra đời có ghi ở Tin Mừng Luca cho cả nhà im-lặng ngồi nghe cạnh cây thông Noẽl đặt ở phòng khách. Các kỷ niệm như thế vẫn trở lại trong đầu tôi với những câu (*1) như:

“Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực-hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyri. Ai nấy đều phải về nguyên-quán mà khai tên tuổi.” (Lc 2: 1-3)

Tôi cũng biết, là: Đức Giêsu đã chết trên thập-giá và Ngài đã trỗi dậy từ cõi chết. Tất cả các sự việc như thế đều quan-trọng đối với tôi. Trong khi đó, ngày Chúa Phục Sinh/Trỗi dậy lại chỉ được xếp vào hàng thứ yếu sau Lễ Giáng Sinh như một ngày nghỉ lễ rất ngắn trong năm. Tôi thừa biết, là: ta có thể cầu cùng Đức Giêsu và xin Ngài ngự đến với mình ngay lập tức bằng những câu xin đại để như: “Lạy Đức Giêsu, xin hãy đến làm thực khách của chúng con”. Cầu và xin, còn bao gồm các lời nguyện hằng ngày, trước khi ngồi vào bàn ăn uống.

Dù, chỉ là chú bé chưa đến trường học-hành, tôi cũng thuộc nằm lòng câu nói của ông Gioan Tin Mừng về Lễ Giáng Sinh vẫn được đọc ở trường như sau:

“Thiên Chúa yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một Ngài
để ai tin vào Con của Ngài
thì sẽ khỏi phải chết
nhưng được sống muôn đời.”
(Gioan 3: 16)

Vào dạo ấy, các câu Kinh-thánh hầu hết không có dấu chấm phết gì hết, nên xem ra có hơi dài dòng, luộm-thuộm. Và rồi, các bài nhạc tôi thường hát vào thời thơ-ấu lại cũng trở về trong đầu tôi. Thế nên, lúc này, mọi hồi-ức đều mang dấu ấn đầy cảm-xúc. Tôi còn nhớ cả lời ca lẫn tiết-điệu của bài ca từng khiến tôi mủi lòng không ít, bởi khi tôi ngồi vào bàn lại bắt gặp giòng chữ do tôi viết có những câu như: “Tôi và Đức Giêsu Đấng mến thương tôi” cứ thu hút tôi để mắt nhìn vào đó không dứt. Thoạt vào lúc tôi bắt đầu cất tiếng đọc to mấy giòng ấy, tôi lại phát giác ra là: tôi không thể nói được điều gì nhiều hơn thế, vì giọng tôi đã khàn/vỡ.

Tôi nhớ rất rõ, có ba bài hát đã về lại trong đầu tôi cách đặc-thù, tức: các bài tôi ưa thích nhất từ những tháng ngày còn bé. Bài đầu tiên, tôi vẫn thường nghêu ngao hát với nhóm trẻ ở nhà thờ, hoặc vào lúc phục dịch Hội-thánh sở tại, đó là bài hát có những câu như:

“Ôi Giêsu, Kho tàng vô giá
Là suối nguồn niềm vui trong sạch
Là bạn chí thân của tôi.
Ôi Đấng chí tôn, hồn tôi lâu nay khao khát Ngài,
Tim tôi kích ngất nhiều vì mong được uống nước của Ngài, ôi lạy Chúa.
Tôi thuộc về Ngài rồi, hỡi Chúa Chiên Lành sạch trong,
Tôi sẽ không còn trốn chạy khỏi nơi Ngài sống,
Không còn mòn mỏi bên cạnh Ngài nữa…”

Và, những lời chúc-tụng/ngợi khen cứ về lại với tôi, thêm lần nữa như:

“Lạy Đấng nhân-lành Cứu-độ, Vua Tạo Dựng,
Lạy Con Thiên Chúa và Con của người
Tôi thật lòng thương mến muốn phụng-sự Ngài
Lạy Ánh Sáng là niềm vui, vinh-dự của hồn tôi.”

Và, lời ngợi khen thứ ba, kết-hợp với hồi-ức đặc-thù, là ở buổi họp mục vụ tại nhà thờ Giáo hội Luthêrô ở miền quê cách nhà thờ thị-trấn chỉ vài dặm. Lúc ấy, tôi mới được 6 tuổi; nhưng vào buổi chiều Chúa Nhật ấm-áp của tháng 6 trong năm, tôi không nhớ lúc ấy đang chơi trò gì với đám bạn nhỏ ở thôn quê, bên ngoài nhà thờ, trước giờ lễ.

Bất thình lình, tôi chợt nghe có người cất giọng giảng lễ, chừng như đó là giọng nói của vợ chồng vị mục-sư đến từ Trung Quốc. Tôi không biết chắc là hôm ấy họ có nói về tầm quan-trọng và thử-thách có xuất từ công-cuộc thừa-sai hay không. Và khi ấy, chúng tôi cất tiếng ca hát những lời như: “Hỡi Sion, hãy mau hoàn-tất sứ-vụ của ngươi…” Tôi còn nhớ hôm đó, tôi ngồi bên cạnh cha mẹ trong nhà thờ ở vùng quê hẻo lánh nhỏ bằng cái hộp, và ánh sáng mặt trời ngập tràn cung thánh cùng lúc quyện vào với giọng của chúng tôi vang rền những câu như:

“Ới hỡi Sion, hãy mau hoàn-tất sứ vụ của ngươi,
và kể cho thế-giới biết Thiên-Chúa là ánh sáng muôn dân;
Đấng Tạo-dựng mọi dân nước không còn muốn mất
linh-hồn nào, chìm khuất trong bóng tối của ban đêm.
Hãy tạo thuỷ-triều vui, thuỷ triều của an bình  
Thuỷ triều Giêsu, Đấng cứu-chuộc giải thoát hết mọi người.”

Rõ ràng là, với tôi lúc ấy rất tin-tưởng vào Đức Giêsu nên cũng muốn cho mọi người biết thuỷ triều Giêsu quan-trọng hơn mọi thứ ta có, trên thế-gian. Và, ta cũng sẽ gặp hiểm-nguy không kém, như các linh-hồn đang chìm đắm, mất dạng trong bóng tối về đêm.

Mọi chuyện cũng hệt như tôi đang muốn xem chuyện gì sẽ xảy đến trong đời kể từ lúc tôi sống ở ngoài những gì mà các bài vịnh-ca ấy muốn diễn-tả như một thông-điệp gửi đến hết mọi người. Cuối cùng thì, toàn bộ đời hoạt-động của tôi, tròm trèm cũng được gần ba thập niên bỏ ra để học hỏi về Đức Giêsu theo cách kinh-điển. Tựa hồ như vợ tôi vẫn nói về tôi khi bảo rằng: “Ông ấy vẫn tìm kiếm Đức Giêsu suốt cuộc đời mình.”

Vào cuối thời ấu thơ, nội dung ảnh-hình nổi tiếng về Đức Giêsu, đã được đặt đúng chỗ: Đức Giêsu do bởi Chúa Cha, chính Ngài là Con Thiên-Chúa đã chết vì tội lỗi của thế-gian và thông-điệp đây là để nói về chính Ngài và mục-đích cứu-độ của Ngài đồng thời cũng nói lên tầm quan-trọng trong việc tin vào Ngài.

Quả thế, Tin Mừng Gioan đoạn 3 câu 16 cũng đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Câu này tôi nhớ nằm lòng từ thời chưa cắp sách đến trường cũng đã diễn-tả hình-ảnh thời nhỏ một cách rất hoàn-hảo. Ngài chính là Đấng cứu độ mà mọi người đều tin vào Ngài để được sống đời đời.

Tôi tin vào Đức Giêsu, điều đó không có khó khăn gì và cũng chẳng cần cố-gắng gì nhiều. Nay, thì tôi hiểu lý-do tại sao lại dễ-dàng như thế. Thật ra thì, tôi đã nhận được ảnh-hình này về Đức Giêsu trong những gì từ đó tôi học được để gọi đó là tình trạng mà tiếng Anh gọi là pre-critical naiveté- tức tình-trạng ấu-thơ trong đó ta cứ nghĩ là mình được hưởng ơn nhận lãnh bất cứ thứ gì mà các vị có thẩm-quyền định ra cho đời ta và bảo rằng điều gì có thật là có thật (*2). Thế nhưng, tình-trạng tin-tưởng theo kiểu ấu-trĩ này không tồn-tại được lâu.

Vấn-đề bắt đầu không phải là đối với Đức Giêsu, nhưng với Thiên-Chúa. Đôi khi ở trường trung-học cơ-sở, câu hỏi thần-học đầu tiên đầy hiểm-hóc đã xuất-hiện. Tôi nhớ mình cũng từng bối rối về chuyện làm sao đưa hai chuyện khác nhau vào chung lại với nhau như đã từng nghe về Thiên-Chúa, rằng: “Thiên-Chúa hiện-diện khắp mọi nơi” và rằng: Thiên-Chúa đang ở “trên cao, chốn thiên-quốc”. Mặc dù không nghĩ thế, tôi vẫn vật lộn với mối quan-hệ giữa việc Thiên-Chúa ở khắp mọi nơi và Ngài siêu thăng trên thiên-quốc.

Làm sao có thể như thế được? Tôi cứ tự hỏi mãi những điều tương-tự. Đầu óc son trẻ của tôi giải-đáp mối tơ vò rắc-rối này theo chiều hướng Chúa ngự-trị trên thiên-quốc. Còn về việc có mặt ở khắp mọi nơi, thì tôi nghĩ rằng điều này có nghĩa là Thiên Chúa có thể ở bất cứ nơi nào Ngài quyết-định ở. Thiên-Chúa có thể có mặt ở căn phòng này, ngay bây giờ.

Nhưng, dĩ nhiên, hầu như mọi lúc, Thiên Chúa không ở đây, vào lúc này; đúng hơn, Chúa đang ở trên cao, chốn thiên-quốc. Dù không mang tính ý-thức, giải-pháp của tôi để giảm bớt rắc-rối về phán-quyết Thiên-Chúa ở khắp mọi nơi xuống thành khả-năng kỳ-diệu của Ngài là ở bất cứ nơi nào.

Cũng thế, bước đầu tôi đi đến quyết-định là đưa Thiên-Chúa ra khỏi thế-giới. Giải-pháp tôi đạt được đã cho thấy là tôi đi đến suy-nghĩ về Thiên-Chúa như bản thể siêu-nhiên rất “ở ngoài”. Thiên-Chúa trở nên xa cách và vắng lặng, ở nơi chốn rất xa và Ngài bị gỡ ra khỏi thế-giới gian-trần, ngoại trừ một vài can-dự đặc-biệt, như các trường-hợp được diễn-tả ở Kinh thánh. Thế nhưng, tôi vẫn còn nhiều nghi-vấn bảo rằng Thiên-Chúa không thực-sự hiện-hữu. Điều đó, ta cũng sẽ đề-cập sau này.          

                                                                                                                        (còn tiếp)


Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.
      
        


                                                                                               



(còn tiếp)

Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: