Một
trong những câu mà thầy cô hay cha mẹ thuờng đuợc nghe con trẻ của họ nói: “It
is unfair – Thật là không công bằng”. Rồi cũng có một câu nói khác “Life is not
fair – Đời làm gì có công bằng!”
Hãy
bắt đầu bằng những kinh nghiệm trong gia đình, tất cả các nguời bố hay mẹ nào đều
muốn đối xử công bằng với con cái. Nhưng trên thực tế, họ hành động lại khác.
Thế nào lại chẳng thuơng những đứa con vâng lời và biết nói những lời ngon ngọt
hơn là những người con bướng bỉnh và hay cãi lời bố mẹ.
Ngoài
xã hội thì khỏi phải kể lễ dài dòng. Bởi lẽ, trong một xã hội, một cơ cấu dựa
trên lợi nhuận và sự quen biết thì làm gì có công bằng?
Đó
cũng là tình trạng của Giáo hội mà tôi vừa mới tham quan: Vì hoàn cảnh xã hội
và chính trị của đất nước cho nên Giáo Hội tại đó cũng chia thành hai nhóm: Một
nhóm được gọi là ‘công giáo yêu nước – patriotic church’. Các thành viên, nhất
là các chức sắc trong nhóm này thì nhởn nhơ, được huởng mọi thứ đặc quyền đặc lợi
trong việc hành đạo.
Trong khi đó, thành viên của nhóm kia phải chịu muôn vàn
khó khăn, đau khổ, bị cấm điều này, hạn chế điều kia, hy sinh đủ điều, thậm chí
hy sinh cả mạng sống, để bảo vệ và làm chứng về niềm tin. Làm thế nào để hành xử công bằng với họ. Công
nhận và biểu dương gương hy sinh của những người thuộc Giáo Hội hầm trú thì mấy
ông yêu nước phân bua. Đồng ý và hợp tác với các ông bên ‘nhóm yêu nước’ thì
các ngài thuốc nhóm hầm trú phản đối và tẩy chay! Họ không ngồi được với nhau
thì ai có thể đối xử với họ công bằng!
Đây
không phải là những vấn nạn mới được phát hiện. Từ thưở xa xưa, đã có hiện tượng
này. Cũng như chúng ta ngày hôm nay, ngay từ ngày đầu tiên được đón nhận Tin Mừng,
các thành viên trong cộng đoàn của thánh Mathew đã phải đối diện với các vấn đề
như được trình bầy trong trình thuật Tin Mừng hôm nay. Những người tín hữu gốc
Do Thái, cậy mình có tổ phụ là Abraham, Isaac; và có một truyền thống lâu dài
được xây dựng bởi các ngôn sứ. Thế mà giờ đây bọn dân ngoại, đám dân đen kia lại
được hứa hẹn có phần thưởng như họ; thì ai mà chịu nổi!
Thóang
nghe dụ ngôn, chúng ta quả nhiên cũng đồng ý với nhận định của những người đến
làm việc trong vườn nho vào những giờ đầu tiên. Đây cũng là lời phàn nàn và
phân bua của những người mang tiếng mình là đạo gốc, thuộc dòng giống của các chức
sắc trong giáo xứ mà lại “bị” xếp ngang hàng với những nguời mới nhập đạo.
Ghen
tương, phân bì là một phần trong cuộc sống!
Đức
Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay không lên tiếng khiển trách hay phản đối cách
suy nghĩ của họ. Người nhẹ nhàng và tế nhị nhắc cho họ biết là ông chủ chưa hề
đối xử bất công với họ. Ông có quyền và tự do trong cách quản lý và phân chia
tài sản.
Như
vậy, bài học của Chúa dậy hôm nay thật rõ ràng: Cho dù con người có khôn ngoan
đến đâu cũng khó tìm ra một giải pháp hữu hiệu làm giảm bớt những hiểm họa của
ghen tương và phân bì. Chỉ có lòng quảng
đại, nhân từ, yêu thương và luôn tha thứ mới giúp chúng ta chấp nhận và không
ghen tương, không phân bì với nhau.
Chúa
chưa hề đối xử bất công với ai trong chúng ta. Chúa thật quảng đại khi rộng ban
cho chúng ta hơn những điều chúng ta dám ước mong hay cầu xin.
Nếu
vậy, tại sao chúng ta còn phân bì và ghen tương?
Bởi
vì, chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng ta thật xứng đáng với những gì chúng ta đang
có. Thiên Chúa quả thật phải có bổn phận trả lại cho chúng ta những điều đấy.
Và trong cùng một lối suy nghĩ đó, lòng chúng ta sẽ cảm thấy hân hoan và hạnh
phúc hơn khi nghe những điều không may đang xẩy ra cho những ai không có cuộc sống
đạo đức và ngay thẳng như chúng ta.
Thật
đáng buồn, chỉ vì ghen tương mà chúng ta lại đánh mất đi vẻ đẹp mà Thiên Chúa
đã trao ban khi tạo dựng nên chúng ta. Thay vì, sống và làm rạng rỡ vẻ đep của
Thiên Chúa trong mình; chúng ta lại tiêu hao năng lực để so sánh, phân bì và
ghen tương với người khác.
Vì
thế, qua trình thuật dụ ngôn hôm nay, xin đề nghị với anh chị em cùng suy nghĩ
rồi cùng sống:
1. Tất
cả chúng ta đều là những vẻ đẹp tuyệt hảo mà Thiên Chúa đã tạo dựng và tặng ban
cho thế giới. Hãy hãnh diện và tiếp tục làm rạng rỡ vẻ đẹp của Thiên Chúa nơi bản
thân và cuộc sống mình.
2. Không
ai trong chúng ta được phép đòi buộc và bắt Chúa phải làm theo ý mình. Hãy nhớ:
Chúa là chủ, còn chúng ta chỉ là những tá điền của vườn nho.
3. Dù
cố gắng đến đâu thì phân bì, ghen tương với người khác vẫn còn. Đó là một phần
trong hành trình sống. Chấp nhận và đối diện với nó để nhận ra tính mỏng dòn và
yếu đuối của mình. Từ đó, chúng ta được mời gọi sống thức tỉnh và hối cải để
cho Tin Mừng và Vương Quyền của Thiên Chúa biển đổi cuộc sống chúng ta và toàn
thế giới.
Amen!
Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR
No comments:
Post a Comment