Friday, 22 September 2017

Gs Marcus J Borg: Gặp gỡ Đức Giêsu: (Bài 6) thời mới lớn



Chương 1
Gặp gỡ Đức Giêsu
Như từng gặp nhiều lần
(bài 6)


Gặp gỡ Đức Giêsu:
thời mới lớn

Thêm điều nữa, có thể bảo rằng: càng học thêm được nhiều điều về truyền-thống Kitô-giáo, tôi càng thấy nguồn-gốc con người trong-sáng hẳn lên. Đạo-giáo nói chung, -trong đó có cả Đạo Chúa- đối với tôi khi trước, rõ ràng chỉ là sản-phẩm văn-hoá, mà thôi. Tôi đã thấy được chức-năng tâm-lý/xã-hội từng định-vị, nay được sử-dụng để phục-vụ nhu-cầu của con người, hầu đạt mục-tiêu văn-hoá. Ý-nghĩ cho rằng: ta làm được mọi chuyện, là những điều mọi người cần để ý  vì nó ngày càng hấp-dẫn rất nhiều người.        

Bởi thế nên, tôi thấy việc học hỏi Kinh thánh và truyền-thống trong Đạo thật phong-phú, rất đáng cổ-vũ. Và, chuyện cuối cùng là: tôi không biết phải làm gì với ý-niệm về “Thiên-Chúa”. Nói chung, tôi thường nghĩ rằng: trên thực tế thường không thấy xảy ra những chuyện đại loại như thế.

Mối ngờ-vực của tôi về Thiên-Chúa hiện-hữu, lại đã ảnh-hưởng lên mối bận-tâm của tôi trong nghiên-cứu/học-hỏi về Đức Giêsu. Khoảng 12 năm đầu, tôi tập-trung vào những gì giúp tạo được cái nhìn thông thoáng về mối tương-quan giữa Đức Giêsu và “thế-giới”. Tôi vẫn tập-trung tư-tưởng vào việc Ngài bận-tâm với vấn-đề xã-hội và chính-trị, ở thời Ngài. Đặc-biệt, là việc Ngài thách-thức tính trong sáng ở hệ-thống thế-giới trong xã-hội Do-thái vào thế-kỷ đầu. (*7)

Vào dạo trước, tôi vẫn biện-luận rằng: Ngài là Đấng từng đứng ra biện-hộ cho thứ chính-trị của lòng xót thương hiện-diện trong thế-giới/xã-hội bị nền chính-trị tinh-tuyền khống-chế. Tôi sẽ bàn thêm điều này ở chương tới.

Tóm lại, tôi học được nhiều điều như thế từ truyền-thống tạo ý-nghĩa đáng kể, ngoại-trừ vấn-đề về “Thiên-Chúa”. Nhưng, dù có làm thế, tôi vẫn biết: Đức Giêsu còn trổi-bật hơn bất cứ nhân-vật chính-trị nào hết. Bởi thế nên, tôi lại cũng chẳng biết có bao nhiêu điều được viết về Thiên-Chúa.

Và rồi, khi đạt độ tuổi ngoài ba mươi, tôi lại có thêm kinh-nghiệm về những gì mà nay tôi nhận thấy chúng là “chủ-thuyết bí-nhiệm thông thường”. Theo chừng mực nào đó, chúng không có gì là đặc-thù cả, ít ra là so với kinh-nghiệm mà tác-giả William James mô-tả trong tuyệt-phẩm do ông sáng-tác có tên là “The varieties of Religious Experiences” (tức: Các kinh-nghiệm khác biệt về đạo-giáo”. (*8).

Thế nhưng, trên căn-bản, chúng lại biến-cải các nhận-thức tôi có về Thiên-Chúa, về Đức Giêsu, về tôn-giáo và Đạo Chúa. Kinh-nghiệm này, lại đã mang dấu-tích mà thần-học-gia Do-thái Abraham Heschel Gori gọi là sự “kinh-ngạc nền-tảng”, tức: những khoảnh-khắc nhận-thức có đổi thay, ngang qua đó trái đất này vẫn tràn đầy vinh-quang của Thiên-Chúa” thứ vinh-quang vẫn chói-sáng nơi hiện-hữu đích thực rực-rỡ (*9).

Đó, cũng là những khoảnh-khắc nối-kết khiến tôi thấy mình như được phối-hợp với những gì xảy đến. Kinh-nghiệm của tôi, xem ra cũng tương-tự những gì mà tác-giả Rudolf Otto mô-tả là “kinh-nghiệm linh-đạo”, tức niềm “hứng-khởi đầy sủng-mộ” và lành thánh tạo kỳ-công mà tiếng La-tinh gọi là “Mysterium tremendum et fascinans” (tức: “bí-nhiệm diệu-kỳ rất đầy tràn”) khiến ta run sợ vì nó đưa ta vào đường-lối rất thuyết-phục (*10).

Kinh-nghiệm khiến ta khám-phá ra rằng: bí-nhiệm ấy không là thứ ngược-ngạo về tri-thức, mà là kinh-nghiệm về sự bí-nhiệm thánh-hiến. Kinh-nghiệm này, đối với tôi, ngoại trừ cảm-giác kích-ngất, vốn là khoảnh-khắc khiến ta kêu lên tiếng “Aha!”. Chúng tạo cho tôi, một hiểu biết mới về ý-nghĩa của cụm-từ “Thiên-Chúa”. Tôi nhận ra rằng: “Thiên-Chúa” không qui về Hữu-thể Siêu-phàm “ở trên đó” (tức bảo rằng: lâu nay tôi vẫn đặt Ngài “ở bên trên” như hồi còn nhỏ).

Đúng ra, tôi bắt đầu thấy là, cụm-từ “Thiên-Chúa” nay qui về sự thánh-thiêng ta có đối với thực-tại hiện-hữu, tức bí-nhiệm lành-thánh ở quanh ta và trong ta. Thiên-Chúa là nền-tảng, là nguồn-gốc và sự hiện-hữu ngay trong đó. Việc này, ta có thể trích từ-vựng vốn được gán cho ông Phaolô tác-giả sách Công vụ Tông đồ từng nói “tôi sống và tiếp tục tiến tới, như thế là tôi hiện-hữu.” (*11)

Bởi thế nên, tôi hiểu được những điều từng bảo: Thiên-Chúa, Ngài vừa hiện-diện ở khắp nơi, vừa là Đấng Có “ở trên đó” –tức: hai điều này đều mang nghĩa nội-tại và siêu-thăng, như thần-học truyền-thống trong Đạo Chúa vẫn thường nói đến. Bằng vào ý-nghĩa “nội-tại” (chứ không phải “cội rễ”, vì từ vựng “cội rễ” mang nghĩa “cùng ở”), Thiên-Chúa không ở nơi nào khác, nhưng ở ngay đây và các nơi khác. Thiên-Chúa là Đấng “ở trên đó”, tức: Ngài là Đấng siêu-thăng –nói thế tức bảo rằng: Thiên-Chúa không định-vị với sự vật nào theo cách riêng tư và tất cả mọi sự, cũng không.                  

Thiên-Chúa hơn cả mọi thứ/mọi sự, và dĩ nhiên: mọi sự đều ở trong Ngài. Suy nghĩ theo cách đó, tôi đã khởi sự tìm hiểu các kinh-nghiệm về Thiên Chúa theo hình-thức bí-nhiệm và thông-thường. Tôi còn học được rằng: dù các kinh nghiệm ấy có là điều ngoại-thường đi nữa, chúng vẫn là thường tình, và được biết qua văn-hoá, lịch-sử và xuyên-suốt tận thời hiện tại, nữa. Từng bước và từng bước, mọi việc đã trở nên đương nhiên đối với tôi, đó là: Thiên-Chúa -Đấng thánh-hiến, linh-thiêng và bí-ẩn- rất “có thực”. Ngài không còn là khái-niệm hoặc đề-tài của lòng tin, nhưng đã trở-thành yếu-tố của kinh-nghiệm rất thực.


Nay tôi thấy Đức Giêsu
như thế nào

Các thay-đổi tôi hiện mang trong đầu khiến tôi hiểu được rằng: Thiên-Chúa đã bắt đầu ảnh-hưởng lên mọi hiểu biết tôi vẫn có về Đức Giêsu. Nay, tôi lại có thêm khả-năng thấy được trọng-tâm của Thiên-Chúa (hoặc “Thần Khí”, cũng như thế) nơi sự sống của chính Đức Giêsu. Tôi bắt đầu nhìn Đức Giêsu như Đấng mà Thần-tính của Ngài, tức: kinh-nghiệm Ngài có về Thần-Khí, là nền-tảng sự sống của Ngài. Nhận-thức này trở-thành lợi-điểm khiến tôi hiểu đó là chìa khoá của sự-thật về Đức Giêsu. Và thêm nữa, Ngài can-dự cách đậm sâu hơn vào với thế giới hằng ngày ở ngoài đời, Ngài lại cũng gắn liền với thế-giới của Thần Khí. Và, tôi sẽ đưa ra các nhận xét mà tôi có được từ lập trường được ghi ở sách này, đó là: tương-quan của Đức Giêsu với Thần Khí là nguồn gốc mọi sự Ngài từng có.


Đức Giêsu ở vào thời khắc
Trước/sau Phục Sinh   

Nhờ tiếp-tục học hỏi về điểm khác-biệt giữa Đức Giêsu lịch-sử và Đức Kitô của niềm tin mà tôi học được trong những ngày ở chủng-viện đã trở-thành điều quan-trọng hàng đầu tôi nắm được. Chỉ có một khác biệt chính giữa việc Đức Giêsu được coi như nhân-vật của lịch-sử với việc các tác-giả nói thế nào về Ngài ở Tin Mừng và sau này, ở truyền-thống trong đạo. Tuy nhiên, tôi cũng bắt đầu chọn cách nói năng diễn-tả tính tương-phản này, là: Đức Giêsu trước Phục Sinh và sau Phục Sinh. Xem ra, điều đó sẽ chính-xác hơn và phản-ánh sự việc cách rõ ràng.                

Bằng vào cụm-từ Đức Giêsu trước ngày Phục Sinh, tôi muốn nói, đến Đức Giêsu như một nhân-vật lịch-sử trước ngày Ngài quá vãng. Phần lớn những điều tôi viết trong sách này, chủ ý nói về Đức Giêsu trước ngày Phục Sinh. Lại nữa, tôi cũng sẽ đưa thêm một số hình-ảnh nói về cung-cách tôi nhìn Đức Giêsu trước ngày Phục Sinh, ở chương kế-tiếp. Thế nên, sẽ nói nhiều về Ngài, ngay bây giờ.

Nay tôi đi đến giai-đoạn ưa nói về Đức Giêsu trước Phục Sinh hơn là Đức Kitô của niềm tin. Bởi, câu sau vẫn đưa tôi về thực-tại mang tính tranh-luận nhiều hơn. Việc tôi chọn ngôn-từ là có ý bảo rằng: Ngài “đích-thực” là Đức Giêsu của lịch-sử; trong khi đó, về Đức Kitô của niềm tin, ta chỉ có thể đặt hết tin-tưởng vào điều đó, thôi. Theo nguyên tắc, thì: khẳng-định đầu có lẽ dễ hiểu hơn; trong khi đó, khẳng định sau chỉ được mọi người chấp-nhận bằng niềm tin, thôi.

Với tôi, cụm-từ Đức Giêsu sau Phục Sinh thoát được khó khăn ấy. Bằng vào câu Đức Giêsu sau Phục Sinh, tôi định-vị Ngài là Đức Giêsu của truyền-thống trong Đạo và như kinh-nghiệm từng trải, mà thôi. Đức Giêsu sau Phục Sinh không chỉ là sản-phẩm của niềm tin và tư-tưởng Kitô-giáo thời tiên-khởi, mà là kinh-nghiệm từng trải, của mọi người.

Quả thật, điều này đối với tôi, là ý-nghĩa và tư-tưởng trọng-yếu của Phục Sinh. Bắt đầu bằng Phục Sinh, các hoạt-động thời mới chớm cứ tiếp-tục trải-nghiệm về Đức Giêsu như một thực-tại sống-động kể từ ngày Ngài quá vãng, và coi đó là nền-tảng theo cách mới mẻ. Sau Phục Sinh, các đồ đệ đã trải-nghiệm về Ngài như một thực-tại linh-đạo, chứ không như con người bằng xương bằng thịt, bị giới-hạn trong khuôn-khổ thời-gian và không-gian, như Đức Giêsu thành Nadarét đã gặp.

Thật ra, Đức Kitô Đấng hằng sống trỗi dậy, đã được mọi người trải-nghiệm không chỉ tại nơi nào thôi nhưng là ở mọi nơi. Dần dà, với thời-gian, Ngài được nói đến nhiều như Đấng có được căn-tính của Thiên-Chúa. Người chuyên-chăm nguyện-cầu đều tỏ-bày với Ngài như Đức Chúa và mọi lời tụng ca dâng lên Ngài như Thiên-Chúa đã bắt đầu xuất-hiện trong nghi-thức phụng-thờ của Kitô-hữu. Nói tóm lại, đồ đệ Ngài ở thời đầu đã trải-nghiệm một Đức Kitô trỗi dậy và thưa gửi với Ngài như Đấng có chức năng tương-đồng với Thiên-Chúa, và đã “trở nên một với Thiên Chúa”.

Thành thử, kể từ đó mọi người đều làm thế. Đức Kitô sống-động ở Tân Ước lại là một thực-tại có trải-nghiệm (chứ không còn là đề-tài của niềm tin) từ đó đến hôm nay. Thế nên, bằng kinh-nghiệm từng trải, việc tín-hữu phụng thờ và sủng mộ Đức Kitô-hữu qua nhiều thế-kỷ, là có thực theo nghĩa Ngài đã trỗi dậy, nơi niềm tin.                          

Có được nhận-thức như thế, tôi mới coi Tin Mừng của ông Gioan bằng cái nhìn hoàn-toàn mới. Nỗi tức-bực tôi có đối với ông vào lúc đầu một khi đã nhận biết rằng: những gì ông viết không là chân-dung chính-xác của Đức Giêsu lịch-sử nay được thay bằng một cảm-kích thật đậm sâu.

Nhằm sử-dụng các ngôn-từ cao-cả như “Ta là” xuất-hiện dài dài trên nhiều trang Tin Mừng cũng chỉ để minh-hoạ luận-điểm này, và nói được lý do tại sao cộng-đoàn tiên-khởi lại đặt các câu này vào trong đó. Làm thế, cũng để cho thấy chính Ngài là tác giả tô vẽ diện-mạo Ngài bằng những lời như: “Ta là Bánh sự sống”, “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’, nếu như Đức Giêsu lại không nói về Ngài theo kiểu đó, thì sao đây?

Tôi nay thấy được câu trả lời, ở chỗ: Đây là cách-thức cho thấy cộng-đoàn của ông Gioan đã cảm-nghiệm được Đức GIêsu sau Phục Sinh. Đối với cộng-đoàn tiên-khởi, thì: Đức Giêsu sau Phục Sinh là Ánh sáng dẫn dắt họ ra khỏi chốn tối tăm, là thức ăn thiêng-liêng nuôi dưỡng họ cả trong lớp mờ hành-trình, là con đường dẫn dắt họ kinh qua cái chết để đến với sự sống.

Nói cách khác, thì Tin Mừng của ông Gioan là chứng-cứ mạnh cho một thực-tại, và là ý-nghĩa nói về Đức Giêsu sau Phục Sinh, là Đức Kitô sống động mà tín-hữu thời bấy giờ từng cảm-nghiệm. Tin Mừng của ông Gioan mang tính chân thực dù các truyện kể về cuộc sống và lời nói của Đức Giêsu nói chung, không là sự-kiện lịch-sử, chút nào hết. (*12)


Vượt quá niềm tin
đến với tương-quan      

Cuối cùng ra, để kết-thúc câu truyện kể về sự-kiện gặp gỡ Đức Giêsu, tôi muốn đề-cập một cách ngắn gọn những đổi-thay nơi tôi về ảnh-hình Đức Giêsu đã ảnh-hưởng lên tầm nhìn của tôi về cuộc sống Kitô-hữu. Cho đến những tháng ngày trước khi đi vào tuổi bốn mươi, tôi coi cuộc đời người Kitô-hữu lúc đầu là về niềm tin; giống như nhiều người trong chúng ta, như con trẻ, chẳng có vấn-đề gì về niềm tin hết.

Thế nhưng, vào cuối thời thơ-ấu đã chợt thấy xuất-hiện một thời kỳ kéo dài hơn hai mươi năm trời trong đó, giống như nhiều người, tôi cũng từng chiến-đấu với nhiều nghi-ngờ đến độ có lúc không còn tin-tưởng gì nữa hết. Thời kỳ này, tôi lại cứ nghĩ rằng: niềm tin vốn dĩ là những gì mà cuộc sống người Ki tô-hữu gói gọn ở trong đó. Và rồi, dù tôi có cố-gắng đến thế nào đi nữa, tôi đã không thể “làm” như thế được nữa, và cứ tự hỏi: làm sao người khác lại có thể làm như thế được?

Nay, thì tôi không còn coi cuộc sống người tín-hữu Đức Ki tô trước nhất là về niềm tin nữa rồi. Các kinh-nghiệm tôi từng trải-nghiệm ở độ tuổi trên 30 đã đưa tôi đến nhận-thức rằng: Thiên-Chúa là Đấng ra sao; và đây là vấn-đề trọng-yếu của người tín-hữu, chứ không phải là niềm tin vào Thiên-Chúa, hoặc tin vào thánh kinh hoặc truyền-thống trong Đạo.

Đúng hơn,  cuộc sống của người tín-hữu Đức Kitô là đi vào mối tương-quan với những gì mà truyền-thống trong Đạo muốn nói đến, tức là điều được nói về Thiên Chúa, về Đức Ki tô đã trỗi dậy, hoặc về Thần Khí. Và, tín-hữu Đức Kitô là người biết sống thực mối tương-quan mình có với Thiên-Chúa trong khuôn-khổ truyền-thống của Đạo Chúa Ki tô.

Đôi lúc, tôi còn nói đùa rằng: giả như tôi có viết tiểu-sử đời sống thiêng-liêng của mình, thì khi ấy có lẽ tôi sẽ gọi đó là cuộc sống “vượt quá niềm tin”. Và, tiêu-đề đầy đủ ý-nghĩa nhất, sẽ là thế này “Vượt quá niềm tin để đến với tương-quan”.

Chính đó mới là cảm-nghiệm mà tôi từng trải qua. Hành-trình đời tôi, đúng hơn, đã đi đến giai-đoạn vượt quá niềm tin (cùng lướt vượt cả mối ngờ-vực và sự bất-tín nữa), để đi tới việc hiểu rõ cuộc sống của tín-hữu Đạo Chúa Kitô như mối tương-quan đối với Thần Khí Chúa  -một thứ tương-quan vố dĩ đưa con người đi vào hành-trình biến-cải. Hiểu thấu-đáo cuộc sống của tín-hữu Đức Kitô như thế là điều tôi sẽ triển-khai thêm ở phần cuối sách này.


                        Chú thích:
(*1) Luca 2: 1, KIV là cuốn thánh kinh tôi sử-dụng từ hồi còn thơ ấu; câu truyện như thế tiếp tục kể đến đoạn 2 câu 20. Phần lớn sách này, tôi dùng thánh kinh chuẩn-mực cuốn rất mới đã kiểm-chứng làm nền cho các câu trích, nhưng tôi có sửa-đổi đôi chút để làm cho rõ nghĩa hoặc dùng đại-danh-từ để làm sáng-tỏ giới tính của Thiên-Chúa. Tôi dùng ngôn-ngữ bao gộp không phải như vấn-đề “đúng-đắn chính-trị”, nhưng là vì tầm quan-trọng của nó mà thôi.

(*2) Khái-niệm này, do tác-giả Paul Ricoeur triển khai. Ông qui về tính chân-phương độc-đáo có Vào khi trước như “tính tiền-chân-phương” và cũng qui về lối song-song (nhưng khác-biệt) ở tính hậu-chân-phương (xem bài trang-luận về tình-trạng này ở cuối chương). Về bài nghiên-cứu rất hay của tác-giả Ricoeur về phương-án tiếp cận thánh kinh, xem Mark Wallace, The Second Naiveté: Barth, Ricoeur, and the New Yale Theology (Macon, GA: Mercer Univ Press, 1990)

(*3) Thày dạy tôi là Gs Paul Sponheim, nay là giáo-sư thần-học tại Chủng viện Luther NorthWestern Seminary ở St Paul, Minnesota và là tác-giả một số sách ông viết về thần-học Đạo Chúa.

(*4) Bài dạy này do học-giả người Anh là W.D.Davies dạy tại Chủng viện thần học Union Theological Seminary ở Manhattan. Theo viễn tượng kinh thánh khoa bảng vào thời ấy, Davies là một tác-giả trung dung, suy-tư về đặc-tính hiện-đại của khá nhiều học bổng của nước Anh về Tân Ước.           

(*5) Trải qua các thời kỳ lịch-sử, Giáo-hội vẫn liên-tục qui chiếu về các tác-giả Tin Mừng như các nhà rao truyền Phúc Âm. Từ vựng này bảo rằng các vị ấy không mấy ưa thích các nhà tường trình hoặc sử-gia thẳng tuột, nhưng chỉ thích các vị công-bố thông-điệp: “Tin Vui” về cuộc sống mới thấy có ở nơi Đức Giêsu.

(* 6) Về bài dẫn-nhập tuyệt vời ta có thể tiếp-cận lối hiểu biết như thế ở Tin Mừng, xem W.Barnes Tatum, In Quest of Jesus (Atlanta: John Knox, 1982). Lối hiểu-biết theo khoa-bảng nhiều nhất được chấp-nhận cách rộng-rãi bảo rằng sử-gia Mác-cô là người viết Tin Mừng trước nhất, vào khoảng năm 70 sau Công Nguyên. Mát-thêu và Luca viết vào khoảng 10 hoặc 20 năm sau đó, và cả hai vị này đều sử-dụng văn bản của Mác-cô cũng như tài-liệu “Q”, là sưu-tập gồm các lời Đức Giêsu nói tổng cộng có đến 200 câu, có lẽ cùng nhau góp nhặt sớm nhất là vào thập niên 50. Còn tác-giả Gioan có thể độc-lập với 3 Tin Mừng trên và được định vị thời gian quanh năm 90 đến 100 sau Công Nguyên.

(*7) Tôi đeo đuổi các chủ-đề này và viết trong luận án tiến-sĩ nộp tại trường Oxford (có vị thày bảo-trợ là Gs George B. Caird) và trong cuốn sách đầu tiên tôi viết về Đức Giêsu dưới đầu-đề là Conflict, Holiness and Politics in the Teachings of Jesus (New York và Toronto: Edwin Mellen, 1984); sách này phần lớn coi lại và triển khai các phần nói trong luận án của tôi.

(*8) Tác giả William James, The Varieties of Religiious Experience, ed. Martin Marty (New York: Penguin 1982; đầu tiên xuất bản từ năm 1902). Dù sách có tuổi thọ gần 100 năm, tuyệt phẩm này vẫn là một dẫn nhập phong-phú đưa ta đến một loạt các kinh-nghiệm đầu tay về tôn-giáo.

(*9) Abraham Heschel, Man Is Not Atone: A Philosophy of Religion (New York : Farrar, Stratus and Giroux, 1951).

(*10) Rudolf Otto, The Idea od the Holy (New York : Oxford University Press, 1958; lần đầu xuất bản tại Đức năm 1917).

(*11) Công vụ 17: 28. Về đoạn trích nổi tiếng khác từ kinh thánh vốn nói về Thiên-Chúa là Thần Khí Đấng ở mọi nơi cho đến thời hiện tại, xem Thánh vịnh 139.

(*12) Tình trạng chân phương hậu-độc-đáo được minh-hoạ rất hay ngang qua truyện kể của tay Kể Truyện người thổ-dân Mỹ luôn luôn bắt đầu câu truyện kể của ông bằng cách kể câu truyện của bộ tộc mình về tạo-dựng bằng câu nói bảo rằng: “Nay, tôi thật không biết rằng nó có xảy ra theo lối này hay không, nhưng tôi biết rằng câu truyện này rất thật.”                 

                                                                                               



(còn tiếp)



Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch

       

No comments: