Saturday, 16 September 2017

Gs Marcus J Borg: Gặp Gỡ Đức Giêsu (Bài 5) Gặp gỡ Đức Giêsu Như gặp Ngài thêm lần nữa



Chương 1
Gặp gỡ Đức Giêsu
Như gặp Ngài thêm lần nữa
(bài 5)



Gặp gỡ Đức Giêsu:
thưở thiếu thời


Ở tuổi “teen”, tôi đã bắt đầu có những nghi-hoặc về sự hiện-hữu của Thiên-Chúa. Đó là, trải-nghiệm đầy những âu-lo, lỗi phạm và sợ hãi. Tôi vẫn còn tin-tưởng đủ, để biết run sợ khi nghĩ rằng mình sẽ đi vào chốn lửa bỏng, rất hoả-ngục. Tôi cứ ngờ-vực nhiều thứ, đến nỗi có cảm tưởng là tất cả những gì xưa nay mình làm đều sai trái hết. Bởi thế nên, trong kinh-nguyện hằng ngày, tôi vẫn muốn được ơn thứ-tha mọi tội/lỗi lâu nay tôi vướng mắc. 

Nhưng, tôi chẳng làm sao ngưng được chuyện nghi-ngờ nhiều sự việc. Thành thử, cả đến việc tôi nguyện-cầu Chúa thứ-tha, xem ra cũng không chân-phương, thật-thà gì cho lắm. Cuối cùng thì, tôi cũng biết được rằng: sám-hối đích-thực bao gồm cả động-thái này nữa, là: không được vi-phạm mọi lỗi/tội, để còn sống.

Trong nhiều năm liền, cứ đến đêm là tôi nguyện cầu trong âu-lo cách lạ kỳ những muốn  thưa cùng Chúa như sau: “Lạy Đức Giêsu là Đấng con hết lòng tin-tưởng, xin giúp con sửa-đổi lòng cứng tin của con luôn mãi.” Việc thiếu khả-năng lướt/vượt mọi ngờ-vực trong tôi, đã đưa tôi đến khẳng-định này, là: tôi nay trở-thành thứ người không còn tin-tưởng điều gì trong khi các tín-hữu khác đều vẫn tin.

Ngẫm lại, tôi cũng nhận ra rằng: ít ra là, với riêng tôi, tin-tưởng không còn là chuyện của trí-não trừu-tượng nữa. Thành-thử ra, trong tuyệt-vọng, tôi muốn tin rất nhiều điều và nắm chắc rằng chuyện này có được là tâm-trạng đắn-đo, lo-lắng mà lâu nay tôi trải-nghiệm. Giả như tôi có thể tự làm cho mình có được lòng tin rất mực, thì rồi ra tôi sẽ làm như thế cũng chóng thôi.

Tôi không còn bối-rối như khi trước, về việc “Chúa ở khắp mọi nơi”. Bởi thế nên, mối ngờ-vực mà tôi đang có về sự hiện-hữu của Thiên-Chúa, không kết-nối với yếu-tố đặc-thù nào trong hệ-thống tin-tưởng của riêng tôi, nhưng lại đặt lên nền-tảng hệ-thống này.

Nay, tôi hiểu rằng: những gì đang diễn-tiến, khiến tôi trải-nghiệm được cuộc xung-đột/đụng đầu giữa niềm tin-tưởng của thế-giới hiện-tại và niềm tin tôi có từ thưở thiếu thời. Quan-niệm của thế-giới hôm nay cộng với ảnh-hình về những gì là thực-tiễn như thế-giới vật-chất và năng-lượng, cùng với tầm nhìn của mọi người về vũ-trụ, như hệ-thống đóng kín về nguyên-nhân và hậu-quả, đã khiến cho niềm tin vào Chúa và trong Chúa -một thực-tại không mang tính chất-liệu chút nào- cứ ngày càng trở-thành vấn-đề cần giải-quyết. Tôi lại đã bước vào giai-đoạn suy-tư rất then-chốt đến độ không quay ngược lại được nữa.

Dĩ-nhiên, các ngờ-vực về Thiên-Chúa đến như thế, đã ảnh-hưởng lên giòng tư-tưởng tôi đang có về Đức Giêsu. Như thế, tức có nghĩa bảo rằng: Giả như Đức Giêsu đích-thực là Người Con của Thiên-Chúa, và khi con người không còn nắm vững Ngài là ai, thì làm như vậy nào có ý-nghĩa gì?            


Thời Trung-học 

Kịp vào thời niên-thiếu của tôi vừa chấm-dứt, tôi bèn đến trường Trung học thuộc Hội-thánh Luthêrô toạ-lạc ở Trung Mỹ bằng qui-ước thông-thường, nhưng không còn hiểu thế nào là niềm tin thâm sâu của người Kitô-hữu, nữa. Lời nguyện-cầu tôi đọc mỗi đêm để xin cho được niềm tin vững-chắc đã chấm-dứt.

Mặt ngoài, tôi không còn tin-tưởng cho đúng phép hầu khiếp-sợ chuyện lửa bỏng hoả-ngục nữa. Nỗi niềm hãi sợ và các lỗi/tội đã giảm xuống thành trạng-thái bối-rối vẫn xảy ra một đôi lúc nhưng không thường-xuyên kéo dài nữa. Thật ra, có nhiều vấn-đề khác lại đã khiến tôi phải để mắt chú ý nhiều hơn.

Những tháng ngày còn ở trung-học, các buổi học bắt buộc về tôn-giáo, tôi đã mở ngỏ lòng mình đeo-đuổi môn thần-học theo cách uyên-thâm của học-giả ở trường lớp nhờ có được bậc thày còn trẻ nhưng rất giỏi vừa tốt-nghiệp học-vị tiến-sĩ triết từ Đại-học Chicago về dạy ở đây (*3).

Nói theo kiểu nhà trí-thức, thì đây là môn học hấp-dẫn mà tôi chưa từng trải qua. Môn này gồm các vấn-đề hóc-búa như: bản-chất và thực-tại của Thiên-Chúa, bản-chất con người, ác-thần/sự dữ, việc đền-tội, vấn-đề đạo-đức/chức-năng, quan-hệ giữa Đạo Chúa và các tôn-giáo khác, nói chung là như thế.

Các đề-tài trên, đặt tôi trước các câu trả lời của bậc trí-thức trong truyền-thống gồm các bậc thày trổi-trang như: Augustinô, Tôma Akinô, Ansêmô, Schleiermacher, Karl Barth, Bultmann, Tillich, Êliađê, vv… Trải-nghiệm này, quả thật chói-chang/đầy giải-thoát lại cũng ảnh-hưởng trên tôi như: chuyện tin vào “bò vàng thánh-thiêng” đã sụp-đổ bởi mọi người hôm nay đã hợp-thức-hoá truyền-thống làm một. Và, những chuyện như thế, nay chẳng giúp tôi thêm điều gì về niềm tin. Đúng hơn, nó đem lại cho tôi một khung/sườn khá vững chắc qua đó, tôi có thể đặt nặng mối ưu-tư/rối-rắm của tôi một cách rất nghiêm-túc.                 

Đánh giá các buổi nói chuyện của tôi với nhiều Kitô-hữu, tôi nghĩ là: hành-trình lâu nay tôi đeo đuổi lại được mô-tả một cách khá tiêu biểu. Thời trung-học kết thúc, các hình-ảnh về Đạo và về Đức Giêsu mà tôi lãnh nhận từ hồi nhỏ, không còn mang tính thuyết-phục hoặc hấp-dẫn tôi được  bao lăm.

Tôi đi đến nhận-thức rằng: thật cũng khó và có lẽ ta cũng chẳng nên hiểu Kinh thánh và giáo huấn trong Đạo theo kiểu “từng chữ”, rất “nghĩa đen”. Tuy nhiên, tôi vẫn không rõ thế nào là phương-án không “theo nghĩa đen” hoặc hiểu “từng chữ”, là thế nào. Những gì tôi hiểu và biết về Đạo từ hồi nhỏ, nay đã sụp đổ, lại không có gì thay thế được nó. Tôi nay trở-thành kẻ rối-đạo-tơi-bời nhưng kín-đáo, tức một người chẳng biết xoay sở cách nào về những chuyện như thế hết.


Thời chủng-viện
và những ngày sau đó

Và rồi, tôi lại ra đi tìm đến chốn tu-trì, là chủng-viện. Việc này, lại cũng chẳng giúp tôi được gì nhiều. Nói rõ hơn, nó chẳng đem lại điều gì cho niềm tin như một hành-trình của tôi vào tháng ngày ấy khiến tôi chẳng có được giải-pháp nào cho ra hồn. Thế nhưng, chủng-viện lại đã chiếu-rọi nơi tôi một lằn sáng rực-rỡ đến độ mọi nhận-thức đều như tuôn xuống từ nền giáo-dục thần-học hữu-ích theo cách giải-quyết những gì có ý-nghĩa như thể giúp ta đi vào cuộc sống tín-hữu Đức Kitô theo cách nghiêm-túc.

Một lần nữa, Đức Giêsu lại trồi lên ở vào giai-đoạn trọng-yếu này. Sự việc này, lại đã xảy ra là vì tôi bắt đầu học Tân-Ước ngay vào lục-cá-nguyệt đầu của niên-khoá (*4). Ở đây, tôi học được một điều là: ảnh-hình Đức Giêsu mà tôi có trong đầu từ hồi nhỏ, tức: ảnh-hình dân-dã về Đức Giêsu Đấng Cứu-độ trần-gian, cứ nghĩ rằng Ngài là Con Thiên-Chúa, Đấng hy-sinh mạng sống cho lỗi-tội loài người-  không đúng thật theo lịch-sử. Và, tôi nay học được rằng: đó không phải là những gì buộc ta phải coi Đức Giêsu lịch-sử, theo kiểu ấy.

Nền-tảng nhận-thức này cứ luẩn-quẩn trong đầu tôi, lại vẫn là hiểu-biết Tin Mừng như từng được triển-khai suốt hơn hai trăm năm do lối học kinh-điển về thánh kinh tạo nên. Tôi còn học và biết được là: sách Tin Mừng không là tài-liệu thánh-thiêng, cũng chẳng là dữ-liệu lịch-sử xảy ra theo cách trung-thực ở đời. Tài-liệu ấy, cũng không là sản-phẩm thánh-đức có được nguồn thần-hứng xuất thẳng từ Thiên-Chúa mà ra đâu.

Chính vì thế, mà nội-dung tài-liệu này là để các kẻ tin (giống như tôi từng nghĩ thế trước khi đạt đến giai-đoạn này) mà bảo rằng: tài-liệu Kinh-thánh, không là câu truyện tai nghe/mắt thấy do các đấng theo chân Đức Giêsu một tay viết ra. Và, tài-liệu ấy cũng chẳng là những khám-phá nổi-bật giúp các ngài tường-trình những gì mình nghe/biết.             

Tôi lại cũng học được rằng, đúng ra Tin Mừng trưng-dẫn truyền-thống từng được khai-triển vào thời đầu của Đạo Chúa. Tin Mừng xuất-hiện từ cuối thế-kỷ thứ 3, đã chứa-đựng truyền-thống đi Đạo của cộng đoàn tiên-khởi chất chồng nhiều năm. Và, truyền-thống ấy là do các tác-giả thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba lập ra (*5).

Có nghiên-cứu và so-sánh các Tin Mừng cho kỹ, ta sẽ thấy được cung-cách làm việc của tác-giả từng viết ra. Điều đó, có nghĩa: các ngài không ngại thay-đổi, thêm thắt hoặc cắt bỏ nhiều chỗ rồi đưa vào truyền-thống những gì các ngài suy-tưởng (*6).               

Rồi, cứ thế các ngài tiếp tục ghi chép và sửa-đổi văn-bản Tin Mừng suốt bốn mươi hoặc bảy mươi năm trời; và, chất-liệu Tin Mừng được lan-truyền đến mọi người theo thể-loại truyền-khẩu. Vào thời ấy, phần lớn các bản-văn này đều đã chuyển-đổi truyền-thống nói về Đức Giêsu, cũng rất nhiều.

Phần lớn các tác-giả Tin Mừng đều có trí nhớ chậm lụt dần và lối kể truyện bằng miệng lại trở-thành “tam sao thất bổn”, khó lòng đúng sự thật. Thật ra thì, hai yếu-tố đầu tiên được kể bằng miệng đều có thể xảy ra như thế. Yếu-tố đầu, là kể bằng miệng việc Đức Giêsu làm, được thích-nghi và áp-dụng vào hoàn-cảnh đổi-thay như một sự việc đang xảy đến với cộng-đoàn tín-hữu thời tiên-khởi.

Đức Giêsu khi Ngài giảng-giải là nói cho những người nghe sống trong môi-trường Do-thái-giáo ở Palestine, mà thôi. Trong khi đó, Tin Mừng lại được viết trongcho cộng-đoàn đã di-chuyển vượt lằn ranh biên-giới với Palestine, để rồi đi sâu vào với thế-giới Địa Trung-Hải rất rộng lớn. Và, người viết Tin Mừng lại cũng biết thích-nghi các dữ-liệu về Đức Giêsu cho nhóm/hội cộng đoàn vừa lập nghiệp ở đó, nên mới thế.

Thứ hai, là: niềm tin của tín-hữu thời buổi ấy về Đức Giêsu, cứ tăng-trưởng dần vào các thập-niên sau đó. Ta thấy rõ được sự tăng-trưởng này nếu biết sắp đặt và so sánh dữ-liệu Tin Mừng theo niên-đại, tức đọc bản-văn từ thời đầu cho đến thời về sau, thật cũng dễ. Nhiều thập-niên trôi qua, nhóm/hội cộng-đoàn tiên-khởi càng nói nhiều về Đức Giêsu là Đấng thánh thiêng thủ-đắc nhiều đặc-trưng của Đức Chúa, là sự việc chỉ được triển-khai trong vài thế-kỷ sau đó và rồi đạt hệ-quả trở-thành giáo-điều Đạo Chúa, bấy lâu nay.

Tin Mừng, như thế đã trở-thành sản-phẩm của cộng-đoàn vốn dĩ trải-nghiệm công-cuộc triển-khai này. Cứ như thế, văn-bản Tin Mừng mới chứa-đựng nhiều hồi-ức từ những vị đã tư-duy về Đức Giêsu lịch-sử, nhưng hồi-ức ấy được thêm thắt và sửa-đổi do niềm tin tăng-trưởng và do hoàn-cảnh của các vị ấy đã đổi-thay rất nhiều.

Bởi thế nên, Tin Mừng quả là hồi-ức của Giáo-hội tưởng nhớ những gì về Đức Giêsu lịch-sử do kinh-nghiệm và suy-tư của cộng-đoàn tiên-khởi đã thay-đổi vào các thập-niên sau sự-kiện Phục Sinh mà thôi. Do đó, các ngài kể cho ta nghe về cảnh-tình cộng-đoàn tiên-khởi đạt niềm tin-tưởng vào Đức Giêsu mãi đến cuối thế-kỷ thứ 3 sau Công-nguyên. Trước hết và trên hết, bản-văn như thế, không hề là bản tường-trình về các hoạt-động của Ngài bao giờ cả.

Hiểu Tin Mừng theo cách này, là nền-tảng qua đó các nhà khoa-bảng đều khẳng-định sự khác-biệt căn-bản giữa Đức Giêsu lịch-sử và Đức Kitô của niềm tin. Đó, là điều tôi học được ngay vào buổi đầu ở Chủng viện. Giai-đoạn đầu, mọi sự đều qui về Đức Giêsu, một nhân-vật đặc-biệt khác với mọi người qua tư-cách Đức Giêsu một người Do-thái-giáo sống Nadarét, miền Galilê vào thế-kỷ đầu từng bị người La Mã hành-hình, bách hại.

Giai-đoạn hai, qui về Đức Kitô của truyền-thống Kitô-giáo đã phát-triển, như để khẳng-định rằng: Ngài đã trở-thành Đức Kitô đối với niềm tin của nhóm/hội cộng-đoàn tiên-khởi vào các thập-niên sau ngày Ngài chết đi.

Chính Đức Kitô của niềm tin mà ta thấy ở bề mặt  Tin Mừng, cũng như trong kinh Tin Kính đã khai-triển vào thế kỷ thứ tư và thứ năm, sau Công nguyên. Đức Giêsu đây, tức Đức Kitô của niềm tin, đã trở-thành Đấng thần-linh thánh-ái đồng hàng với Thiên-Chúa, có cùng bản-chất với Thiên-Chúa, được sinh ra và có trước mọi thế-giới. Ngài là Ngôi thứ Hai của Ba Ngôi Đức Chúa. Tôi lại cũng học được rằng: là bản-thể người  -tức: Đức Giêsu lịch-sử-  lại đã khác hẳn mọi người. Duy một điều, là: có lẽ Ngài cũng sẽ không được mọi người biết đến do chính Ngài bộc-lộ.

Đây là điều mới mẻ. Trước khi biết rõ mọi việc như thế, tôi lại đã vô tình phối-kết một cách không suy-nghĩ cho chín những gì về Đức Kitô của niềm tin qua ảnh-hình Đức Giêsu như  nhân-vật lịch-sử. Dĩ nhiên, tôi thừa biết rằng: Đức Giêsu từng sống một cuộc sống như người phàm-trần, và tôi lại cũng giả-định rằng: cả khi là người phàm, Ngài vẫn là Ngôi thứ Hai của Ba Ngôi Đức Chúa và cũng biết mình như thế.

Nay, cùng với những điều được học về bản-chất Tin Mừng vốn dĩ được coi là truyền-thống phát-triển của Giáo-hội thời tiên-khởi, tôi còn biết là đã xảy ra giai-đoạn đứt khúc (chứ không liên-tục) giữa Đức Giêsu lịch-sử và Đức Kitô theo truyền-thống Kitô-giáo.

Khi học về Tin Mừng của ông Gioan ngay vào buổi đầu ở Chủng-viện, điều này giúp tôi có được hiệu-năng phối-kết các nhận-thức mới. Ảnh-hình Đức Giêsu ở Tin Mừng Gioan rõ ràng khác với ảnh-hình Đức Giêsu ở Tin Mừng do các tác-giả Mátthêu, Máccô và Luca viết mà ta có thói quen gọi đó là Tin Mừng Nhất Lãm, tức trùng hợp nhau.

Với Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu nói như đấng thần-thánh rất linh-thiêng. Những lời như “Ta là” (ở câu “Ta là Bánh Hằng Sống”, “Là Ánh sáng cho muôn dân”, “Là vườn nho, là đường, sự thật và sự sống”, vv..) đều mang tính-chất rất riêng của ông Gioan. Cũng thế, câu tuyên-bố “Ta và Cha là Một” “Ai thấy Ta là thấy Cha”, cũng đều xuất tự ông Gioan mà thôi.

Ngoài ra, ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu lại nói theo kiểu khác. Thông-điệp Ngài gửi đi, lại vẫn không nói về chính Ngài hoặc căn-tính của Ngài. Giống như nhiều tín-hữu khác, công việc tôi làm đơn giản chỉ là “hoà-hợp” các hình-ảnh khác-biệt này; và quả thật, ta đều biết rõ các hình-ảnh ấy khác nhau như thế nào. Tôi lại cũng cho rằng: Đức Giêsu từng nói về chính mình như ở Tin Mừng của ông Gioan và từng làm như ở Tin Mừng Nhất Lãm.

Nay, thì tôi học được (và cũng tạo điều ấy cho chính mình) một loại diễn-giải thật rất khác. Mối tương-phản giữa ảnh-hình Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm và của ông Gioan lớn lao đến độ một trong hai Tin Mừng không mang tính-chất gì là lịch-sử hết. Cả hai, đều không thể là đặc-trưng/đặc-thù của Đức Giêsu như nhân-vật lịch-sử. Đặc-biệt hơn, tội-danh “phi lịch-sử” hơn hết phải kể là do bởi Tin Mừng của ông Gioan.

Tôi còn biết được rằng: chân-dung/diện-mạo Đức Giêsu ở Tin Mừng Gioan nhất-thiết là Tin Mừng về Đức Kitô của niềm tin, chứ không phải viết về Đức Giêsu lịch-sử. Bởi, Đức Giêsu chẳng bao giờ nói chính Ngài là Người Con của Thiên-Chúa, như Đấng đồng hàng với Thiên-Chúa, hoặc như “ánh-sáng thế-gian”, hoặc “là Đường, là Sự thật và sự Sống”… như đã chép.

Quả thật, Ngài chưa từng nói lời nào như ta đọc thấy ở Tin Mừng Gioan đoạn 3 câu 16, hết. Câu nói này, tôi từng nghe và tóm gọn nơi ảnh-hình Đức Giêsu, mà tôi còn giữ mãi đến khi khôn lớn.

Tôi thừa biết, đây là tin-tức rất mới đối với nhiều tín-hữu trong Đạo, cả các đấng bậc cao-niên trong các chủng-viện lớn cũng duy-trì một ảnh-hình tương-tự suốt nhiều thế-kỷ đã đổi thay nhiều thứ. Điều này còn là tin-tức mới-mẻ cả với tôi khi nghe thế, và nó cũng ảnh-hưởng lên hình-ảnh tôi có về Đức Giêsu là Đấng Cứu độ thần thánh  -tức hình-ảnh thông-thường, rất dân dã ở khắp chốn- là chuyện cũng đáng buồn.

Tôi cũng hiểu được rằng hình-ảnh này, tự thân, rút từ các phần sau của truyền-thống Tin Mừng  -phần lớn từ Tin Mừng Gioan,- thêm vào đó, còn có các truyện kể về việc sinh hạ Đức Chúa rút từ văn-bản ghi ở Tin Mừng Mátthêu và Luca. Quả là, việc nối-kết Tin Mừng Gioan vào với hình-ảnh dân-dã về Đức Giêsu mạnh đến độ tôi đây từng nổi quạu với tác-giả Gioan khi lần đầu biết được rằng câu truyện do ông ghi, phần lớn đều không đúng sự thật lịch sử chút nào hết.

Tôi vẫn nghĩ Tin Mừng Gioan, lại cũng bóp méo ảnh-hình của Đức Giêsu, một hình-ảnh mà từ trước đến nay, tôi hằng tìm cách tin-tưởng vào đó. Tôi sẽ hài lòng ra mặt nếu thấy ông Gioan cắt bỏ các chuyện như thế khỏi sách Tân Ước. Nay, thì tôi lại nhìn vào ông Gioan một cách khác hẳn, và cũng sẽ nói nhiều về điều này, ở các chương/đoạn sau.

Thế nên, ảnh-hưởng chồng chất từ bài dạy đầu về Tân-Ước ở chủng-viện đè bẹp lên ảnh-hình Đức Giêsu cứ chao-đảo mãi. Thêm vào đó, tôi còn học được thêm hai chuyện khác cùng lúc chế-ngự toàn-bộ môn học rất khoa-bảng về Đức Giêsu, nữa.

Thứ nhất, là: ý-tưởng bảo rằng: ta không thể biết nhiều những gì được viết về Đức Giêsu lịch-sử. Không chỉ vì Tin Mừng Gioan không được coi là Phúc âm có sử-tính, nhưng vì ta có cảm-giác là ngay cả Tin Mừng Nhất Lãm cũng thế, thật khó có thể nhận ra tiếng nói của Đức Giêsu thoát khỏi tiếng/giọng của Giáo-hội.

Nghiên-cứu/học-hỏi về Đức Giêsu ở giữa thế-kỷ đầu, được coi là thời kỳ có nhiều mối nghi-ngờ kéo dài nhiều năm, thêm vào đó là khẳng-định rằng: chỉ mỗi Đức Kitô của niềm tin mới là chuyện thần-học đáng cho ta quan-tâm, còn các điều khác đều thuộc loại bỏ đi.           

Thứ hai nữa, điều mọi người đều đồng ý, là: ta biết rất ít về Đức Giêsu  -tỉ như Ngài là “Ngôn-sứ mới thời cánh-chung”, Đấng mà mọi người trông chờ sẽ tuyên-bố về ngày thế-tận và Vương Quốc Nước Trời sẽ lại đến trong một tương-lai rất gần. Điều ấy (và không chỉ mỗi căn-tính của Ngài hoặc tầm quan-trọng ở niềm tin vào Ngài mà thôi) lại là nội-dung thông-điệp do Ngài đưa ra, và nền-tảng lời Ngài kêu gọi mọi người hãy hối-cải: bởi lẽ thế-gian này sẽ chóng qua đi; thế nên, hãy quay về mà phục-luỵ Thiên-Chúa. Ngay cả chuyện về giây phút cuối cùng đời Ngài, dĩ nhiên, cũng là điều sai sót. 

Tôi phải công-nhận rằng: đó không là ảnh-hình Đức Giêsu mà mọi người đều rất mực  hài-lòng. Và, đấy cũng là ảnh-hình mà một hoặc hai thế-hệ sinh-viên chủng-viện chúng tôi nhận ra được: ta không thể biết gì nhiều về Đức Giêsu, và những gì ta có thể được đó là Ngài không phải như mọi người từng tập-trung nghĩ về sứ-vụ thừa-tác của Ngài và thông-điệp Ngài đưa ra. Và nhất là, trường-hợp nào đi nữa, điều ấy không thực-sự thành vấn-đề, bởi Đức Giêsu lịch-sử thực ra không ăn khớp với nền thần-học lâu nay ta được dạy.

Bằng vào tư-cách một chủng-sinh mới 22 tuổi đời, tôi lại nhận ra rằng tất cả những điều gây hứng-thú ở đây, dù hơi bị tiếng là lờ mờ và đôi khi tôi cũng phải cho thân-mẫu mình nay biết những điều như thế.

Về chuyện bảo rằng: Đức Giêsu hoàn toàn khác hẳn những gì ta từng suy-tưởng Ngài là thế xem ra cũng là thông-tin quan-trọng. Và điều này, đã dấy lên tính tò mò ở trong tôi, khi tự nhủ rằng: giả như thông-điệp của Đức Giêsu không nói Ngài là Người Con của Thiên-Chúa và mục-tiêu Ngài đạt đến là chết cho lỗi/tội loài người, thì thông-điệp của Ngài gồm những gì và Ngài đã thực-hiện mục-tiêu của Ngài tới đâu rồi?   

Quả thật, tò mò là cụm-từ có hơi nhẹ, yếu. Tôi không có kế-hoạch nào trở thành học-giả Tân Ước hoặc chuyên-gia về Đức Giêsu lịch-sử, khi tôi đặt chân đến Chủng-viện (quả thật, khi ấy, tôi cũng chẳng có kế-hoạch gia-nhập chủng-viện nữa là, nhưng đây là chuyện khác). Dù sao đi nữa, tôi cũng đã thành người chuyên bắt chụp các vấn-đề về Đức Giêsu; và đã tham-gia vào việc truy-tìm một cách khoa-bảng về Đức Giêsu lịch-sử, chưa từng thấy có vào độ trước.

Thế nhưng, nay ta hãy trở về với chủng-viện và những năm tháng về sau ở đại-học. Cả vào khi tôi trở-thành người hăng say/thích thú học hỏi truyền-thống trong Đạo và truy-tầm về Đức Giêsu lịch-sử, thì tôi càng lún sâu vào tình-huống không còn tin gì nữa hết. Cụm-từ “tay đạo-rối tưng-bừng” lại trở thành “nhà vô-thần đầy thuyết lý”, dù tôi chẳng bao giờ công nhận điều ấy với bất cứ ai. Và, lý-do nay cũng đủ sáng đối với tôi.

Vấn-đề trọng-tâm nay vẫn là sự xung-đột giữa Thiên-Chúa và tầm-nhìn của thế-giới thời hiện-đại, giữa ảnh-hình tôi có về Thiên-Chúa và hình-ảnh thực-tại tôi tạo ra trong những tháng ngày lớn lên trong thế-giới hiện-thời. Vấn-đề thứ hai, trở nên đanh-thép đi vào với “bản đồ” của thực-tại được trao ban cách nhưng-không. Quả là, tôi không coi nó như thứ “bản đồ” nhưng là đường-lối qua đó mọi sự đang hiện-hình. 
                                                                                                                                    (còn tiếp)
  

Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: