Đoạn
14 này bàn đến 2 đặc-sủng: ơn tiên-tri, và ơn nói tiếng lạ.
Ơn nói tiếng lạ: (hay gọi
tắt là ngữ-ân) thuộc loại tiên-tri, nhưng tăng nhiều về mặt ngất-trí – và giảm
nhiều về mặc-khải mầu-nhiệm, thánh-ý Thiên-Chúa, một cách xác-định.
Theo 1Cor thì ơn này
thường xuất-hiện trong các buổi hội fụng-vụ. Tính-cách đặc-sắc là người được ơn
nói những tiếng xa lạ: người được ơn đó cầu-nguyện và nói với Thiên-Chúa (14: 2
14t), có lẽ cũng ngâm-nga những lời ca hát huyền-bí (14: 15). Lời cầu-nguyện
ngất-trí bằng tiếng lạ đó có khi thay cả lời cám-tạ thường có trong fụng-vụ
(14: 16). Các tiếng đọc lên không ai hiểu được: như vậy không phải là những lời
lẽ có nghĩa nào nhất-định (14: 9), nhưng là những chữ của tiếng nào xa lạ (14:
11). Tính-cách kỳ-lạ đó làm cho ơn này có tính-cách huyền-bí (14: 2). Nhưng đối
với thánh Faolô, đó là đặc-sủng thực. Nhưng cần-thiết fải có “thông-dịch”.
Hiện-tượng đó làm cho ơn này quá gần với những điều xảy ra trong thế-giới
ngoại-đạo (như tại Đelphi: Phythia nói ra những tiếng ú-ớ, rồi các tiên-tri của
Apôllô giải-thích). Người được ngữ-ân cũng không hiểu điều mình nói, nhưng có
thể được cảm-xúc sốt-sắng trong ngất-trí. Thánh Faolô đối-chọi cầu-nguyện trong
‘pneũma’ và cầu-nguyện trong ‘noũs’ (14: 15). Những buổi hội fụng-vụ có ngữ-ân
có thể biến-thành những cảnh hỗn-độn làm người ta coi được như lũ điên (14: 23)
Ơn tiên-tri xử-dụng
đến trí-khôn người ta hơn. Ơn tiên-tri như vậy có thể gồm cả những đặc-sủng khác
thuộc tri-thức (ơn trì-tri, ơn khôn-ngoan, những mặc-khải): khó mà fân-biệt
rõ-ràng các ơn đó với nhau. Tính-cách chung: các đặc-sủng này làm cho đời sống
tinh-thần được fong-fú hơn: thấu-hiểu những điều thầm-kín sâu-thẳm nơi
Thiên-Chúa, trên vũ-trụ, trên người ta. Một khía-cạnh của thánh Faolô là ngài
đã thẩm-định fải chăng giá-trị trí-khôn của các đặc-sủng và yêu-chuộng hơn
những đặc-sủng soi-sáng thực-sự trí-khôn.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh hồi thập-niên ’60)
1 comment:
Hay quá
Post a Comment