Friday, 25 July 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tội Nguyên Tổ, một ý-tưởng xuất tự thánh Augustinô



Chương Năm
Ơn Cứu-Chuộc
và tội nguyên-tổ
(bài 25)


Phần 2:
Tội Nguyên Tổ,
một ý-tưởng xuất tự thánh Augustinô


Muốn hiểu kỹ Ơn Cứu Chuộc, ta cần giải-thoát ý-tưởng này khỏi mô-hình lâu nay vốn đưa ta vào lịch-sử của loài người. Ý-niệm này, được nhiều người hiểu một cách rất sai-sót, ra như thể: nó xuất-xứ từ Kinh-Thánh, nhất là từ sách Sáng Thế, mà ra. Nhưng kỳ thực, đây là loại-hình tư-tưởng do thánh Augustinô tự mình lập ra.

Cho đến nay, ta cố tìm cách đưa ý-niệm này ra khỏi Sách Thánh, nên đã cảm-kích thấy rằng: Ơn Cứu Chuộc, thật ra, đã vượt quá ý-niệm một thứ thuốc đặc-trị dùng để giải-quyết các vấn-đề khó-xử, nơi người phàm.

Thật ra, ý-niệm “Tội Nguyên Tổ”, như ta minh-định ở những trang trước, không là ý-niệm ta gặp được ở Thánh Kinh. Nhưng, lại do một hiển-thánh từ miền Bắc Châu Phi sáng-chế ra, đó là thánh Augustinô. Thánh Augustinô, là người say mê chuyện giới-tính của con người. (x. Jean Michel Maldame, o.p. Domini, initheo, Le Péché original, 2004). Thật ra, thánh-nhân không trích tư-tưởng này từ bộ sách nào hết của Kinh-thánh. Nhưng, ông lại đã tạo ra một số “bước chân âm-thầm” trước khi đi vào phần cốt-lõi của vấn-đề. Phần lớn tư-tưởng ông đưa ra, đã được hỗ-trợ từ kinh-nghiệm tư-riêng của chính ông.     

Trước nhất, ông là người từng hồi-hướng-trở-về từ gốc-nguồn chủ-thuyết Ma-ni-kê-ô. Thuyết này trách-móc Chúa: sao Ngài cứ để cho ác-thần/sự-dữ có mặt nơi gian-trần đến độ thế. Lâu nay, thánh Augustinô lại đã tự đặt mình trong tầm ảnh-hưởng của thuyết Platô và diễn-giải một cách rất chung chung về nghĩa bóng và đặc-biệt thánh-nhân lại dựa trên lập-trường tư-tưởng của thánh Ambrôsiô, nên ông cương-quyết rằng: ác-thần/sự-dữ không thể bắt nguồn từ Thiên-Chúa, được. Từ đó, ông bèn đi đến kết-luận, tự bảo rằng: sở dĩ ác-thần/sự dữ có mặt trên đời là: do trách-nhiệm của con người, hoặc do lỗi/tội của họ gây ra. Ông phân-biệt sự-dữ-ta-làm với ác-thần-ta-chịu vẫn cứ đặt nặng lên các tư-tưởng ta có ở trong đầu, tức: sự-dữ-ta-làm có duyên-do từ ác-thần-ta-gánh-chịu. Cũng từ đó, ông tự thấy mình là người rất tội lỗi.

Hai nữa, khi viết bức thư gửi thánh Giêrônimô, một thư mà hầu hết các nhà bình-luận cho rằng: đây là thời-điểm sản-sinh ra cái-gọi-là “Tội Nguyên-Tổ”, rất thật. Thư này được viết, là để hồi-đáp những phản-bác đối-đầu với lập-trường của ông, khi ông bàn về trách-nhiệm mà con người vẫn có với ác-thần/sự dữ. Phản-bác/đối-đầu mà nhiều vị đưa ra, đó là về “con trẻ”. Bởi, vấn-đề đặt ra, là: làm sao chỉ mới là “trẻ con” thôi, chúng đã phải chịu trách-nhiệm về “ác-thần/sự-dữ” do lỗi-lầm mà chúng không bao giờ vi-phạm cả? Giả như “con trẻ” không bị trói-buộc vào những trách-nhiệm như thế, thì tại sao chúng lại cứ phải chết? Trả lời cho vấn-nạn này, thánh Augustinô cũng từng nói: sở dĩ có chuyện đó, vì con trẻ là hậu-duệ của tội/lỗi, nên đã bị lỗi/tội ghi dấu ấn lên trên người của chúng. Và như thế, chúng không còn là trẻ vô tội, nữa. Chúng tuỳ-thuộc vào gia-đình nhân-loại đã có tội, khởi từ Ađam cho đến bây giờ. Việc này, thánh Augustinô lại nói thêm: cuối cùng thì, khi con trẻ đi vào sự-sống-đời-sau, chúng sẽ không còn phải chịu đau-khổ gì, nữa hết. Nhưng sau này, thánh Augustinô đã đổi ý, mới bảo rằng: ông không còn nghĩ như thế nữa.

Thứ ba, thánh Augustinô đọc sách Sáng Thế dưới ánh-sáng dẫn-đường từ câu nói rất ngắn-gọn được ghi trong thư thánh Phaolô gửi tín-hữu thành Rôma, đoạn 5 câu 12, trong đó thánh Phaolô có ghi: “Mọi người đều đã phạm tội!” Nghe thế, có người lại hiểu rằng: thánh Augustinô đọc câu này, từ bản dịch tiếng La-tinh, nên rất có thể là: ông không bị đánh-động gì từ bức thư nổi tiếng của thánh Phaolô, bởi: nếu ông đọc nguyên-bản lá thư ấy bằng tiếng Hy-Lạp, hẳn ông sẽ nghĩ khác. Nhưng theo tôi, không có gì chắc-chắn là: có sự khác-biệt giữa hai bản dịch nói ở trên. Ngược lại, cũng theo ý của tôi, thì: ảnh-hưởng đích-thực thấy nơi ông, chính là giòng tư-duy ông rút từ kinh-nghiệm sống của chính ông về đời tư của mình và ông diễn-tả điều này trong cuốn sách do ông viết, có tựa đề là “Lời tự thú” xuất-bản vào nhiều năm trước. Ông tự coi mình như tù-nhân của những cuốn-hút rất dục-tình. Ông thấy nơi mình, như có sức mạnh của lỗi/tội thế nào đó, nó cứ đè nặng lên người ông. Và, ông lại đã nhân-cách-hoá Tội/Lỗi ấy bằng một chữ “T” viết rất Hoa. Ông cảm thấy chỉ mỗi ân-huệ Chúa ban, mới có thể cứu-vớt ông, mà thôi. Và, với ông, đây lại là lập-trường về Ơn Cứu Chuộc, rồi.

Thứ tư: trước đây, ông cũng từng xem sách Sáng Thế trên căn-bản rất như thế, và ông lại mường-tượng ra lối diễn-nghĩa mang tính sử-học nơi bản-văn ấy. Với ông, người phàm đích-thực (tức: AđamEva), theo lịch-sử, đã thực-sự sống trong vườn Địa-đàng từ ban đầu, và khi ấy, ông không thấy có vấn-đề nào đặt ra như thế hết, nhưng cặp nam-nữ đầu đời, lại để mất thứ Địa-đàng-trần-gian do họ hành-xử trái với lệnh-truyền của Thiên-Chúa. Và cũng theo ông, lỗi/tội ban đầu này, có gốc-nguồn từ toàn-bộ lịch-sử đầy những tội và lỗi, đối với con cháu của Ađam. Và, chỉ nhờ Đức Kitô thôi, những người như thế mới đoạt lại vườn Địa-đàng ban đầu, được. Và, một ngày nào đó, cũng sẽ có người làm được thế.

Cũng nên ghi thêm ở đây, là: mãi sau này, chính Porphyry mới là người có ý-tưởng về nhân-cách tổng-thể nơi con người, như ta thường nói: toàn-thể nhân-loại cùng chung một giống-loại và nhân-cách.


Thứ năm, thánh Augustinô đã nắm bắt ý-tưởng xảy đến với văn-chương Tân và Cựu-Ước, và một số tư-tưởng khác vẫn có đó, trước cả thời ông xuất-hiện trên đời nữa. Đó là ý-tưởng về cái-gọi-là “hai chiều-hướng nghiêng-ngả” vốn có nơi con người, ở mọi thời. Một đằng, là khát-vọng cao-sang, lành-thánh; còn đằng kia, là xu-hướng tồi-tệ của sự dữ. Nhiều người gọi chiều-hướng sau là “biểu-tượng của tâm-hồn xấu xa, sa đoạ”. Thánh Augustinô đã thôi không còn diễn-nghĩa về bất cứ thứ “quỷ tha ma bắt” nào từng cho thấy: làm sao lỗi/tội con người lại có thể xuất-hiện được. Chẳng hạn như: ngang qua hành-xử của “thiên-thần gẫy cánh”, tiến về hướng nhân-chủng-học hoặc thứ gì đó rất “con người”. Ông suy-nghĩ: “xu-hướng nghiêng-ngả về sự dữ” (tiếng Do-thái gọi là “yetzer hara”) đã có trong nhân-loại từ lúc khởi-thiên-lập-địa sản-sinh ra con người. Kết-quả là, chính Ađam lại đã qui-hàng vào lúc đó, tức: tội/lỗi chứ không chỉ mỗi sự chết, đã di-căn từ thế-hệ này sang thế-hệ khác. Nói như thế, tức bảo rằng: thoạt khi chào đời, con người đã có hướng-chiều nghiêng-ngả vào với ác-thần/sự-dữ, đặc biệt là tình-dục, rồi.

Thứ sáu, thời-gian cứ thế trôi nhanh, thánh Augustinô lại đích-thân bước vào một số cãi-vã/tranh-luận với nhiều tác-giả khác, về nhiều sự việc. Và ông càng cứng lòng hơn, cương-quyết  giữ vững lập-trường, mình vẫn có.

Tác-giả Pelagius từ Anh Quốc, là người xuất-thân từ một gia-đình Công-giáo và đã trở thành thầy Dòng ở Rôma; và rồi ông sinh-sống ở Israel một thời-gian, sau khi Alaric phế-bỏ Rôma, năm 410. Thánh Augustinô lại lên tiếng cãi-tranh về đời sống tu-trì với tác-giả này. Và thánh Augustinô, sau chuyến hồi-hướng trở về với Công-giáo, ông đã từ-bỏ mọi quan-hệ tình-dục, quyết sống đời đơn-độc trong cộng-đoàn theo kiểu Dòng-tu rất khắc-kỷ.

Khi được cất-nhắc lên hàng Giám-mục, thánh Augustinô lại đã sắp-xếp hàng giáo-sĩ dưới trướng, buộc họ sống đời độc-thân/đơn chiếc trong cộng-đoàn sống đời tập-thể, và coi đó là “luật Đạo”. Một trong các nhóm tu-hội khổ-hạnh của Pelagius (khi đó là Celestius) có nói: “Thánh-tẩy không cần-thiết cho Ơn Cứu Chuộc”, là bởi vì: chúng ta và tất cả con cháu của chúng ta, đều có khả-năng làm một số điều tốt-lành mà không cần ân-huệ. Khi đó, thánh Augustinô đã nói tiếng “không” bằng câu đáp-trả như sau: “Không có thánh-tẩy, đám con trẻ không thể có Ơn cứu-chuộc, được! Và, nếu trẻ nào chết trong tình-trạng như thế, chúng sẽ đi thẳng vào chốn ngục-tù đầy lửa bỏng. Muốn làm bất cứ điều gì tốt lành, ta tuyệt-đối đều cần đến ân-huệ!” Trọng-tâm tranh-luận này, thực ra là về tính khả-thi của đời sống Dòng tu trong khuôn-khổ thế-trần”.

Thánh Augustinô nói: “Không có ân-huệ, ta không thể làm được việc gì cho ra hồn! Bởi, ở nơi ta, luôn có “chiều-hướng nghiêng-ngả” đi về phía sự-dữ/ác-thần”. Trong khi đó, nhóm của Pelagius lại khẳng-định: một số loại-hình cơ-ngơi/công-ốc có thể là chốn-miền để các thày thực-hiện cuộc sống tu-hội một cách chân-phương, cũng vẫn được.

Thứ bẩy, thánh Augustinô từng cãi-vã với Julian về “dục-tình” (hoặc về hoạt-động của chiều-hướng xấu-xa đầy sự-dữ, trong ta). Julian quả quyết: “Dục-tình, tự bản chất, không có gì xấu, hết. Vả lại, ta vẫn có thể sử-dụng “libido” cách xấu-xa hoặc tốt-lành, đều được”. Trong khi đó, thánh Augustinô lại nhất quyết: “Tình-dục, chính là ác-thần/sự-dữ, tự bản-chất, nó đã là thứ trụy-lạc sẵn có nơi con người, rồi!”  Ông cũng đã nhượng-bộ đôi chút, khi bảo rằng: Thật ra, hôn-nhân cần-thiết cho tương-lai của nhân-loại; và như thế, ta “được phép” chứ không được “phê-chuẩn”, để sử-dụng tình-dục trong hôn-nhân; nhưng chỉ vì mục-đích cao-sang/quí-phái như: niềm tin, sự vô-sản, và bí-tích thánh nên mới được phép. Thú-vui dục-tình, không là một trong các mục-đích cao-sang/quí-phái nào hết.

Thứ tám, thánh Augustinô đã tự cho phép mình sử-dụng kinh-nghiệm riêng-tư của chính ông, vào lúc ông hồi-hướng trở về, để nói lên nền thần-học do chính ông tạo ra. Ông từng sống trong tuyệt vọng và nghĩ rằng: thánh Phaolô khi xưa cũng giống thế. Ông còn bảo: “Dục-vọng bám rễ một cách rất triệt-để nơi con người của ông đến độ, tự một mình, ông không thể làm được điều gì tốt-lành mà không nhờ vào ân-huệ. Và, ông vẫn quan-niệm rằng: bất cứ thứ gì ông khao-khát, đều bị tội/lỗi ghi dấu ấn, trong con người của ông. Rồi từ đó, ông tìm cách định-nghĩa “Tội nguyên-tổ” nơi loài người một cách thực-tế như thể con người mình đã ở vào trạng-thái bị dục-vọng ghi dấu ấn, từ lâu rồi.

Thứ chín, ông lại đã chuyển-dịch vào với chủ-nghĩa “Duy-tiêu-cực” theo cách thực-thụ. Ông vẫn coi Ađam là thủy-tổ loài người, và quả-quyết rằng: Ađam có tội lớn vì đã chuyển-giao “Tội nguyên tổ” theo nghĩa tuyệt-đối/không khoan-nhượng, đến với tất cả hậu-duệ lẫn con đàn cháu đống, của chính anh. Với thánh Augustinô, mọi con trẻ ngay khi lọt lòng mẹ, chúng không còn vô-tội như nguyên-tổ Ađam từng được thế, do Chúa ban. Còn con trẻ thì khác, chúng có tội là do kết-quả của việc sản-sinh ra con người. Thánh Augustinô, lại vẫn nghĩ: con trẻ nào lại không ngang qua thánh-tẩy, đều sẽ đi thẳng vào chốn lửa-đỏ nóng-cháy, rất hoả-ngục. Ông lại nghĩ: phần đông nhân-loại, đều sẽ chui tọt vào chốn đó, không có cách gì khác. Và, ông cũng nói nhiều về sự “mất-mát rất lớn-lao”, mà tiếng La-tinh khi đó gọi là “massa perditionis”, tức án-phạt cả-thể rất giống tiếng La-tinh khác, gọi là “massa damnata”.

Thứ mười, kết-cuộc thánh Augustinô đã đi đến mô-hình mang tên “Lịch-sử loài người” qua đó, ông tưởng-tượng rằng: Ađam, đã lãnh-nhận trạng-huống đặc-biệt nhờ quà-tặng siêu-nhiên vượt quá khả-năng mà con người có thể làm được. Điều này, được gọi là sự “Công-minh nguyên-thủy”. Chính điều này, đã khiến cho tội của Ađam thêm phần nghiêm-trọng hơn. Chính vì thế, anh đã chuyển-hoán đến họ-hàng/con cháu mình thứ bản-chất nhân-loại ở tình-trạng để luột mất đi những gì Thiên-Chúa đã tự-do ban cho giòng-họ cũng như con cháu của anh, từ Ađam nguyên-thủy. Và, thánh Augustinô lại cũng quan-niệm: do con trẻ được cưu-mang theo cung-cách tình-dục tội-lỗi, nên chúng thừa-hưởng bản-chất có hằn ghi dấu ấn của sự mất-mát, tức những lỗi và tội, rất nguyên-tổ.

Cuối cùng thì, vào thời Công Đồng Orange năm 529, ngang qua ảnh-hưởng của thánh Prosper thành Aquitaine, vốn là học-trò của thánh Augustinô, Giáo hội đã đạt thoả-thuận bằng một định-nghĩa đầy tính giáo-điều về “Tội nguyên-tổ” theo đường lối này. Đức Grêgôriô Cả, từng nắm bắt tư-tưởng này và ngài đã phổ-biến nó trong toàn Giáo-hội La Mã, lúc bấy giờ. Đó, cũng là quyết-định của thánh Isidore thành Seville và thánh Beđe thuộc miền Bắc nước Anh. Khi ấy, lại thấy có lập-trường tư-tưởng theo kiểu Platô-mới cứ cho rằng: toàn-thể nhân-loại lập nên tổng-thể do lão tộc-trưởng đầu đời, của nhân-loại.

Từ đó trở đi, người ta đã tập-trung nhấn mạnh nhiều về cái-gọi-là “Dục-vọng”, về chiều hướng sa-đà của ác-thần/sự-dữ. Đó, là những gì mà nhiều người nay lại gọi là quyền-lực cuốn-hút con người vào những gì xấu-xa, sa-đà, tệ-lậu. Đó, là tính xác-thịt nổi lên chống lại tinh-thần. Và chiều-hướng yêu-thương mến-mộ, tức tình yêu, đã bị tha-hoá do tội-lỗi gây nên. Ý-nghĩa chính-đáng của mọi thu-hút nay bị bôi nhọ. Tính-dục, nay cũng bị vấy bẩn. Mọi quan-hệ dục-tình, bị hiểu là có xáo-trộn, sai quấy. Và từ đó, đã bị thứ dục-tình đầy “tội-lỗi” luôn thao-túng.

Ở đây, cũng nên ghi thêm một biến-cố nữa, rắc-rối hơn, đây là lý-do cho ta thấy: tại sao thánh Bernađô lại đã chối-từ không chấp-nhận giáo-điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, tức: giáo-điều khi đó chưa được tuyên-xưng vào thời ngài. Theo thánh Bernađô, thì:  Đức Mẹ, đã cưu-mang Thiên-Chúa-Làm-Người một cách có dục-tình như người thường, nên Mẹ không thoát-khỏi hậu-quả từ đó dẫn đến.  


Tư-tưởng của thánh Augustinô về loài người hôm nay (trong đó có chính ông), thật ra cũng không đáng tin-tưởng theo nghĩa: người bình-thường vẫn thực-sự quan-niệm, đó là tư-tưởng về:

1)    Sự áp-đảo của khát vọng rất “quỷ ma” hoặc ác-thần/sự dữ, hoặc bên tiếng Do thái gọi là “yetzer hara”, tức biểu-tượng tâm-hồn xấu-xa, “xác thịt”, đồng-loã với ác-thần quỷ dữ, rất dục-tình;
2)    Đây là việc định-vị loài người, ngay từ buổi tạo-dựng con người; và không do tai-nạn riêng-biệt nào trong lịch-sử, mà ra hết;
3)    Nói thế có nghĩa:
a)    Không trọn-vẹn thuần-phục mọi chức-năng cao-cả lên Thiên Chúa
b)    Không trọn-vẹn thuần-phục ý-nghĩa chức-năng vào lý-trí và ý-chí
-nếu thế thì, hướng-chiều tình-cảm đã bị hủ-hoá mất rồi;
-ý-nghĩa của mọi cuốn-hút cao-cả đã bị bôi bẩn (đặc biệt về dục-tính);
-quan-hệ tình-dục đã bị xáo-trộn (về nhiều thứ);
-phẩm-cách con người để mất đi tính cao-sang/quí-phái (vì khinh-khi
 chính mình);
   c)  Không trọn-vẹn thuần-phục những gì dẫn đến linh-hồn/tâm-linh; nên con 
         nguời lại đã yếu dần đi và mất hết năng-lực tự-nhiên của chính mình;
d)    Tạo-vật ở cấp thấp (như thú-vật) không trọn-vẹn thuần-phục con người                                            
e)    Có khó-khăn đặc-biệt khi nói đến:
-công ăn việc làm;
-giới-tính;
-cái chết.


Dĩ nhiên, cụm-từ chính nói ở đây là “thuần-phục cách trọn-vẹn”. Như thế có nghĩa, cũng không nhiều quy-phục cho lắm, và chắc-chắn việc thuần-phục như thế cũng không mang số-lượng như ta vẫn nghĩ nó phải có.

Tư-tưởng của thánh Augustinô về thế-giới con người, tức những lỗi cùng tội của thế-gian, trong đó loại-hình mà con người đang sống:


1)    Thời hiện-hành (đối với thời-đại đang trờ tới);
2)    Con người sống một cách bạo-hành, cứ cuốn-hút lẫn nhau;    
3)    Chúng ta là nạn-nhân và cũng là tác-nhân vẫn đụng độ nhau, trong đó;
4)    Các trẻ nhỏ sinh ra trong đời, được coi như nạn-nhân của những ai có tiềm-năng uy-quyền; chúng lại là nạn-nhân và đồng thời, là kẻ thông-đồng với tội lỗi;
5)    Xem như thế, thì lý-lẽ của ác-thần/sự-dữ khiến ta làm nhiều điều xấu xa, sa đà, tệ-lậu hơn, cốt để che-đậy những gì ta và người đi trước, vẫn từng làm  


Cuối cùng thì, những gì nói ở đây, lại là kết-quả và cũng là hệ-quả của “tội/lỗi” chứ?


Ở đây, cũng xin mở ngoặc để ghi thêm một khó-khăn khác, trong số rất nhiều khó khăn, là: ta sống trong nhiều thứ “thế-gian” (mọi xã-hội/trần-gian đều của con người; và một số thế-gian như thế cũng vô-tội hơn lối diễn-tả theo kiểu này. Thật ra thì, thế-giới gia-đình (vẫn được nhà Đạo mình gọi là thế-gian) ở trong đó, đứa-trẻ-mới-vừa-chào-đời là sự tương-phản lớn với lối tả cảnh/tả tình về “thế-giới với thế-gian”, theo kiểu này. Và như thế, sẽ còn nhiều thế-giới còn giống nhiều hơn “thế gian” này, trong Giáo hội mà các bậc mẹ/cha vẫn tiếp-tục đem con mình đến nhà thờ để nhận thánh-tẩy, đấy chứ!


                        ------------------------------------

                                                                       (còn tiếp)


____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: