Câu
13:
Theo như trên thì
chúng ta đã giải-thích một fần rồi câu này.Nhưng thực-sự, câu khá khúc-mắc.
Ménei
(manet):
(thì hiện-tại, chứ không fảio sẽ đến)- thường đối chọi với ‘piptei’ (excidit)
trong câu 8. Nhưng đối-chọi đó, có khi không nhằm nunì dè (nunc
autem Vulgate) có thể có nghĩa đối chọi (MF Lacan bênh nghĩa này: cependant) – hoặc có nghĩa ‘bây giờ”.
Rồi nếu ‘manet’ là
tồn-tại trong fúc-lạc đời sau thì chúng ta cũng gặp khó-khăn khác: đời sau ,
lòng tin sẽ biến để nhường chỗ cho ‘thấy’ (2Cor 5: 7). D(ời sau lòng trông-cậy
cũng thế nữa (Rm 8: 24t)
Không cần nói thêm
những xác-định tín-điều thời sau (Bênêđitô XII)
Chúng ta thấy lời
thánh Faolô bỏ ngỏ, đàng khác lại dùng thời hiện-tại cho ‘manet’ (ménei). Chúng
ta không thể nói thánh Faolô không ám-chỉ đến đời sau; những kiểu nói, cũng
không cho fép ta bỏ ngoài hiện-tại: Vậy công-thức ‘nunì dè ménei’ (nunc autem
manet) chúng ta hiểu theo mạch-lạc: là đối-chọi với những đặc-sủng:
đặc-sủng khiếm-khuyết nhất-thời, không cho tiếp-xúc trực-tiếp với chính
Thiên-Chúa – còn 3 nhân-đức đối-thần thuộc giới chung-cục thuộc sự trọn-lành
Tân-ước, những điều cốt-thiết nhất để ta được tiếp-xúc trực-tiếp với chính
Thiên-Chúa.
Và thánh Faolô nhấn
một lần nữa: tuy cả ba thuộc giới thành-toàn trọn lành, nhưng chỉ có Agapè mới là cao-cả nhất.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh hồi thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment