Đoạn
13 câu 11:
Có những tác-giả muốn
hiểu theo tiếng đạo bí-truyền (R.Reitzenstein): trẻ bé (nèpios) là người mới
được khai-tâm lần đầu (cấp bét trong kinh-nghiệm bí-truyền); sau đó
“trưởng-thành” (thành-toàn) là người đạt đến mút cùng của việc thụ-truyền.
Nhưng từ-ngữ đây,
nhất là fản-đề trẻ con thành-nhân là kiểu nói rất thông thường của triết-lý
bình-dân dưới ảnh-hưởng khắc-kỷ. Và đàng khác từ-ngữ cũng thịnh-hành giữa người
Do-thái Hy-lạp-hoá. Vậy kiểu nói của Faolô chỉ muốn nói rằng: cũng như người có
tuổi rồi thì bỏ thói trẻ con đi; cũng vậy, khi sự ‘trọn-lành’ đã đến thì gnôsis thuộc giai-đoạm ‘trẻ bé’cũng sẽ
bị loại đi.
Sự trọn-lành đó là
gì? Thường chỉ hiểu về fúc-lạc đời sau. Nhưng chiếu theo ý-tưởng ICor 2 (như
nói trên) vá Ga 4:1tt thì sự trọn-lành đó cũng là điều Thiên-Chúa đã làm cho
chúng ta trong Chúa Kitô (so các kiểu nói trong Ga 4: 6 3: 23tt): thời của lòng
tin, của lòng mến là thời viên-mãn, là thời thành-tựu, là thời ‘trưởng-thành’
trong trình-tự thánh-sử. (Coi lại LCerfaux, Le Chrétien…. 238s): cũng như vinh-quang
của các tông-đồ (2Cor 3: 11) tuy chưa đến cùng-tận cũng đã vững-chải,
chắc-nịch, thuộc trật-tự chung-cục, thuộc hằng có xuyên vào thời-gian: thì
những đức đối-thần, tuy chưa đến viên-thành, cũng đã đạt đến trật-tự mới;
đụng-chạm đến Thiên-Chúa không trung-gian; và Thiên-Chúa thông mình ra nhờ các
đức đối-thần đó,
Câu
12:
Thuyết Achelis:
ám-chỉ đến gương mà-thuật: fù-thủy cao-tay cho mình có quyền hiện ra trong
gương những cảnh xa về thời-gian hay không-gian. Mà thường đem về tương-lai,
nên người ta cho hình-ảnh dùng đây có nghĩa: sự biết hiện-tại về Thiên-Chúa
cũng không khác gì hình-ảnh hiện trong gương mà-thuật đó, có tính-cách
tượng-trưng, cần fải nhờ fù-thủy cắt-nghĩa.
Nhưng không thấy
thánh Faolô dùng bao giờ những ám-chỉ về mà-thuật như vậy. Một chứng Achelis
dùng là hình-ảnh ‘trẻ con’ là người lên đồng chiêm ngắm. Còn người lớn
(fù-thủy) chỉ cắt-nghĩa. Hình-ảnh ‘gương’ và ‘trẻ con’ ở đây ở trên một
bình-diện” sự khiếm-khuyết về tri-thức.
Vậy rất đơn-giản: một
lần nữa, thánh Faolô dùng kiểu so-sánh thông-thường ‘gương cho thấy bóng, chứ
không cho đụng chạm với chính sự vật’ – cùng với điển Kinh thánh là Ds 12: 8 Xh
33: 20 để nói đến sự khiếm-khuyết của ơn
tiên-tri, các đặc-sủng. Đặc-sủng tuy là ơn thuộc Kitô-giáo, nhưng hình-thức vẫn
còn ở vào giới nhất-thời, nếu tín-hữu không thể vượt quá những cảm-tưởng thấp
kém ‘xác-thịt’ kèm theo các hiện-tượng đó. Vậy, kiểu suy-tưởng của thánh Faolô
ta có thể nói thế này: Tín hữu Corinthô quá hãnh-diện về những đặc-sủng, thánh
Faolô nói: các đặc-sủng đó (nhất là trí-tri) thuộc giới khiếm-khuyết.
Nói với người Hy-Lạp,
thánh Faolô gặp ngay kiểu nói của Hy-Lạp, so-sánh biết bằng gương, với coi tận
mặt sự-vật. Nhưng tư-tưởng của ngài luôn luôn thấm-nhuần Kinh-thánh, và Ds theo
LXX lại có chỗ xác-định ơn mặc-khải cho các tiên-tri và ơn mặc-khải cho Môsê
‘với các tiên-tri, Ta nói bằng ‘ainigma’ (di’ainigmátôn) tiếng Hipri: hi^dah:
kiểu nói bóng gió, câu đố, những bí-hiểm khó hiểu); đi liền với hình-ảnh
‘gương’, ‘ainigma’ trở nên điều thấy được (vì tự tiếng thì ainigma chỉ một cách
minh-hoạ, biểu-tượng).
(còn tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh hồi thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment