Hai
đặc-sủng ‘tiên-tri’ và ‘ngữ-ân’.
Những chi-tiết về 2
đặc-sủng: đó là chương thần-học Tân-Ước về đặc-sủng. Nhưng thần-học đây lại làm nhân một hoàn-cảnh
đặc-biệt: bút-chiến với những lạm-dụng. Vì thế, thành Faolô mới nói mạnh đến
các sở-đoản của đặc-sủng, trong đoạn 13. Vì não thần-bí Hy-Lạp không đành lòng
với đời sau: những gì tuyệt-đối đã nên thành-fần của sinh-hoạt hiện-tại Đối với
tín-hữu Côrinthô những đặc-sủng trí-khôn hình như đã là hoàn-thành trọn-hảo,
khiến cho tín-hữu đã được vào giới Thiên-Chúa. Bởi đó, thánh Faolô nhấn đến
tính-cách lâm-thời của các đặc-sủng đó. Đã hẳn các đặc-sủng đó đã fát-triển
năng-lực trí-khôn người ta một cách lạ-lùng. Không hề thấy trong thế-giới dân
ngoại, nhưng dù sao, các đặc-sủng đó vẫn ở trong tầm-độ của sinh-hoạt hiện-tại.
Chúng chưa fải là mút cùng đã hứa cho sự sống sau ngày Sống-lại. Về fương-diện
đó, đặc-sủng không thể so-sánh được với đức độ đối-thần, tin cậy mến, những
nhân-đức thuộc sinh-hoạt hiện-tại thật, nhưng đằng khác, các đức đối-thần đó
đạt đến những thực-tại hằng có.
Sau khi đã vạch ra
những nguyên-tắc chi-fối đặc-sủng: kerygma là nền-tảng (analogia fidei), mục-đích:
xây-dựng Hội-thánh duy-nhất; và giá-trị lâm-thời của đặc-sủng (đoạn 13), thánh
Faolô đi vào những chi-thu cụ-thể hơn về đặc-sủng; ngài bàn đến 2 đặc-sủng có
liên-hệ đặc-biệt với tín-hữu Côrinthô : ơn tiên-tri và ngữ-ân. Điều nổi hơn cả
trong chương này là thánh Faolô bênh-vực quyền của lương-tri, trật-tự, lòng
yêu-mến fục-vụ. Ngài ra sức khử-trừ những gì là ích-kỷ, hư-danh, dấu-vết của
tâm-hồn ngoại-đạo hỗn-loạn, tư-kỷ.
Đoạn chia được làm 2
fần:
1-25 so –sánh hai đặc-sủng ‘tiên-tri, và ngữ-ân’
1-5 trong
2 ơn đó, ơn tiên-tri đáng ước-mong hơn, vì ích-lợi hơn.
6-12 ngữ-ân
không có ích-lợi cho Cộng-đoàn nếu không được giải-thích
13-19 ngữ-ân
cần fdải có giải-nghĩa nhờ trí-khôn
20-25 ngữ-ân
không giải-thích là một ‘điềm’ dữ; ơn tiên-tri đích-thực bao giờ cũng có ích.
26-40 những chỉ-thị về việc sử-dụng đặc-sủng
tiên-tri và ngữ-ân trong buổi hội-họp cộng-đoàn
26-33 thứ-tự fải giữ về những đặc-sủng
34-35 cấm fụ-nữ không được lên tiếng
36-38 lời quở-trách tín-hữu Corinthô vì tính-cách
riêng-rẽ của họ.
39-40 lời kết-luận không cấm-chỉ ngữ-ân, nhưng fải
có đoan-trang trật-tự trong các buổi hội-họp.
(còn tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh hồi thập-niên ’60)
1 comment:
Hay
Post a Comment