Chương Bốn
Cứu-Chuộc
nhờ tình Thương-yêu
Công-chính
(bài 21)
Phần 2:
Ơn Cứu-Chuộc
và lời cầu Chúa xót thương
Tham dự Tiệc Thánh, ta thường dâng
lên Chúa lời kinh mai như sau:
“Lạy Chúa, xin dủ tình thương xót chúng con,
“Lạy Đức Kitô, xin dủ tình
thương xót chúng con.”
Với từ-điển Oxford khổ nhỏ, lòng xót thương
đã được định nghĩa, như sau:
“Xót thương là: lòng trắc-ẩn độ-lượng vẫn phú ban
cho người không quyền-lực, đặc biệt là những người phạm lỗi,
hoặc ai đó, tuy không đòi hỏi nhưng vẫn được đối-xử tử-tế tốt-lành, cả vào trường-hợp
có sự cung-kính rất trông mong.”
Vì trông mong, nên người người vẫn tự
đặt mình luôn sẵn-sàng hứng-nhận lòng từ-bi, trắc-ẩn từ Đức Chúa với lòng tin-tưởng
vượt bực, như kẻ phạm lỗi trước phiên toà xét xử về sự công-bằng nơi nhân-loại.
Từ-vựng “Mercy” bên tiếng Anh, xem ra
như còn đề-nghị nhiều điều vượt cả sự công-minh/chính-trực, vượt lằn ranh giới-hạn
tình xót-thương bình-thường, nữa. Nơi phụng-vụ, ta còn nghe biết lời cầu Chúa xót-thương,
như ở câu: “Lạy Thánh-Tâm Chúa Giêsu, xin
thương xót chúng con!” Thương xót đây, mang ý-nghĩa một đợi-trông rất cẩn-trọng.
Cẩn-trọng để Chúa xót-thương những người cầu-khấn được miễn-chuẩn, không đòi phải
sống tốt đạo/đẹp đời, mới được thế.
Ở Sách-Thánh, từ-vựng “xót thương”, cũng ít thấy. Đúng hơn, ta
chỉ thấy sự tin-tưởng trọn-vẹn vào Đức Chúa, là Đấng thương-yêu con người vẫn rất
mực. Và, Ngài sẽ còn yêu-thương ta mãi đến muôn thuở, muôn đời. Với Thánh vịnh
25, người cầu-khấn vẫn đưa vào lời kinh đêm, những câu nói thân thương, như sau:
“Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu
Ngài từng biểu-lộ từ muôn
thuở muôn đời.” (Tv
25: 6)
Xem thế thì, đây là chuyện Chúa vẫn gần
cận, thân thương với con người. Ngài vẫn tỏ lòng từ-ái thủy-chung với họ từ
ngàn đời; và lòng nhân-ái ấy sẽ còn kéo dài mãi đến thiên-thu. Nơi lời kinh đêm
hôm trước, người người lại vẫn dâng lên Chúa lời cầu-khấn thân-thương, như sau:
“Tuổi
xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến,
nhưng xin lấy tình
thương mà nhớ đến con cùng” (Tv 25: 7).
Lầm lỡ/trót dại thời son trẻ, thật ra chỉ
là đốm sáng hiện trên màn hình của thời bé bỏng đã qua trong dĩ-vãng, không thể
nào khiến Chúa bận-tâm chia-trí, hoặc lo ra được. Bởi thế nên, lời kinh hôm nào
lại vẫn nhắc:
“Xin Ngài đừng nhớ đến những lỗi/tội con trót phạm,
nhưng hãy lấy tình
thương-yêu mà nhớ đến con cùng.”
Tình
thương đây,
tiếng Do-thái gọi là “hesed”, tức
lòng từ-ái, mẫn-cảm kéo dài đến thiên-thu, vạn-đại. Tiếng Aram xưa, gọi đó là “rahamim”. Còn tiếng La-tinh, lại dịch là
lòng mẫn-cảm đầy thương-xót. Sách thánh bản Vulgata có chữ “Douai” ý nói lòng trắc-ẩn, độ-lượng. Tiếng
Do-thái sử-dụng từ-vựng này ở số nhiều, là do từ thuở ban-sơ thời nguyên-thủy đã
có từ-vựng mang nhiều nghĩa, như: tình dịu hiền êm ả, sự tử-tế tốt-lành, lòng mến-thương
độ-lượng, nhiều trắc-ẩn. Thế nên, từ-vựng “Mercy”
ở tiếng Anh không bao-hàm nhiều nghĩa đến độ thế.
Một số dịch-giả Kinh thánh bản 70, khi
xưa cũng tìm cách dịch chữ “oiktimoi”
ở tiếng Hy-Lạp cho đúng văn-bản gốc, nhưng bản dịch chính lại ghi là “lòng dạ đầy trắc-ẩn”. Thánh-vịnh lại có
câu: “Hãy đem nó vào lòng dạ xót-thương đầy
trắc-ẩn”. Tác-giả Tyndale gọi đó là “lòng trắc-ẩn dịu êm”. Còn, thánh
Giacôbê khi trước, lại nói đến đặc-tính cảm-thông từ Đức Chúa. Nên hỏi rằng, thật
ra thì lời kinh hôm dâng Chúa ở Tiệc Thánh như câu: Kyrie Eleison, Christe Eleison thật ra mang ý-nghĩa gì?
Tình-yêu
Qua kinh-nghiệm chú-giải
của Lm Christian Duquoc, o.p.
Những điều nhắc đến ở trên, có nói về
tình thương-yêu cách chung chung, hoặc có bàn về loại-hình mến-mộ Chúa vẫn tỏ-lộ
cho con người, chứ? Phải chăng, ta có nói cho nhiều, cũng diễn-tả không đủ tình
Chúa thương-yêu con người và sự công-minh Ngài vẫn có, đúng thật là một, ư? Nhưng
vấn-đề là hỏi rằng: làm sao lại như thế?
Lm Christian Duquoc o.p. cũng từng đặt
câu hỏi: Đức Giêsu là Ai? Ngài thương-yêu con người đến độ nào?
Đức Giêsu xưa vẫn phán: thời buổi đã
mãn. Thế nên, ngay từ đầu, Ngài cũng không đặt nặng những gì tuỳ-thuộc vào “thời
buổi” theo hướng cơm-áo-gạo-tiền, hoặc theo nghĩa chính-trị và quyền-bính nơi đạo-giáo
-như trình-thuật cơn cám-dỗ đầu lúc Chúa khởi sự cuộc sống công-khai đời rao giảng.
Buổi đầu đời, Ngài không nhấn mạnh đến những gì khả dĩ khiến ta làm lại cuộc sống;
hoặc: cải-thiện lịch-sử cách triệt-để, nào hết. Ngài cũng chẳng nối-kết với bất
cứ đường-lối diễn-giải lịch-sử nào hết. Giả như ta nhận ra những điều như thế về
Đức Giêsu, hẳn ta cũng không còn cách nào sử-dụng viễn-ảnh lịch-sử như đường lối
chính-thức để hiểu rõ Ngài. Ta cũng chẳng tài nào hiểu được ý-nghĩa của sự việc
giải-phóng hoặc chính đạo-giáo nữa. Điều này có ý bảo: Đức Giêsu đã tách rời khỏi
mọi thứ đạo-giáo, hoặc theo cung-cách lịch-sử từng nhận-thức và thực-hiện, cho
đến nay. Các phòng-trào này/khác ở lịch-sử hoặc đạo-giáo, vẫn chỉ tương-đối,
thôi. Tương-đối, cả về thành-quả lẫn thất bại. Thiên-Chúa là Đấng siêu-việt,
Ngài khác hẳn mọi thứ như thế. Do khác biệt, nên Ngài có khả-năng ở với nhân-loại
cả vào lúc con người thành-công lẫn thất-bại. Mà, Ngài cũng chẳng cần dựa vào thành-quả
hoặc thất-bại để đánh-giá con người. Ngài ở với con người, cả trong bản-chất rất
thường tình của họ, chẳng cần họ thành-công hay thất-bại.
Đức Giêsu lâu nay sống-thực bằng nhận-thức
rằng: tất cả những gì diễn-tiến trong lịch-sử và cuộc sống con người, và Ngài
coi đó như những “mảnh vụn nhỏ”, tức một thứ gì đó không hoàn-tất. Ta nói thế,
vì con người không biết đó là thứ gì, bởi ta không thấy và cũng chẳng nắm bắt
được phần tổng-thể của những thứ như thế. Trong khi đó, Chúa lại trực-tiếp có cảm-quan
về một Thiên-Chúa rất khác-biệt. Ngài có trực-cảm là ta phải làm sao để các mảnh
vụn vẫn cứ là mảnh vụn. Ta không có khả năng tạo quan-niệm hoặc hoàn-tất “tổng-thể”
ấy hầu để nó ăn khớp với những mảnh vụn như thế; và làm như thế mới tạo được ý-nghĩa
cho mọi sự. Ta phải sống sao không cần đến những đó. Và, ta còn phải từ-bỏ lối sống
kết-tụ không-tưởng đầy ngẫu-hứng giống như thế.
Đức Giêsu, thật ra, Ngài không muốn
áp-đặt bất cứ hình-thức xã-hội hoặc mẫu-mực nào về chính-trị, đạo-giáo hoặc loại
hình biến-đổi thiên-nhiên, hết. Bởi làm như thế, tức là ta đã chống lại nhận-thức
về “mảnh vụn”.
Đức Giêsu từng học hỏi kinh-nghiệm sống
tình-yêu bí-nhiệm ở trong và về các “mảnh vụn” thấp-hèn và thô-thiển, vốn dĩ không
thể trở thành tổng-thể hoặc thành-phần tổng-thể ấy. Đó chính là “tình yêu” đơn
thuần, bởi chỉ có tình-yêu mới tôn-trọng bản-chất đích-thực của “mảnh vụn nhỏ”.
Đây, rõ ràng là sự độ-lượng nơi Tình Chúa thương-yêu ta.
Hồng-phúc an-lạc, diễn-tả uy-lực biến-đổi
đang gần cận bên ta –nơi thế-giới gồm những “mảnh vụn nhỏ” có sự độ-lượng được kề-cận
Chúa- vốn dĩ gắn liền vào sự thấp-hèn và thô-thiển. Lịch-sử cần gần-cận, chứ thật
ra không là diễn-giải, phát xuất từ điểm tới của những yếu kém này.
Chính các “nơi” này, đích-thực là nơi
dấy lên một sự sống vượt khỏi mọi khinh-miệt và bao-lực từ hệ-thống quyền-lực.
Chính bằng việc tham-gia vào sự thể như thế, nên các cộng-đoàn tín-hữu của Chúa
Kitô có thể gia-nhập Vương-Quốc Nước Trời như Lời Ngài diễn-tả ở Tin Mừng hoặc gia-nhập
vào công-cuộc Tạo-dựng mới, như thánh Phaolô từng xác-quyết.
Là tín-hữu Đức Kitô, không có nghĩa là
sống thụ-động, mà là khẳng-định một cách chủ-động niềm tin của mình rằng mỗi biến-cố
lịch-sử đã trở thành thời-điểm cho niềm hy-vọng có sự hiện-diện của Chúa ở
trong và ở với những gì là thô-thiển, thấp hèn. Theo nghĩa Chúa diễn-tả, thì những
gì cần được bênh-vực/biện hộ không là lối ra từ thế-giới có nền lịch-sử và
chính-trị thực-thụ, mà là sự gián-đoạn khỏi tầm nhìn của chính nó.
Ơn Cứu-Chuộc thành-toàn không phải chỉ
nhờ duy có sự Thương khó mà thôi –mà sự Thương-khó của Đức Giêsu là thành-phần phải
có trong điều-kiện thống-khổ của nhân-loại- và ngang qua lịch-sử cũng như tất cả
những thứ đó có tác-dụng cứu-chuộc con người. Tác-giả Duquoc rất thích cái tiêu-đề
do ông chọn khi viết về Ơn Cứu-Chuộc, bởi nó đem lại cho toàn thể lịch-sử cái-gọi-là
“Bản Giao-hưởng được diễn tả cách chầm chậm”.
Chú-thích quan trọng:
Tôi
vẫn nghĩ: ý-niệm về những “mảnh vụn nhỏ” nói ở trên chợt đến từ triết-học
lãng-mạn. Từ cội nguồn, ý-niệm này được sử-dụng theo nghĩa của “Ánh lửa thần-thánh”,
sau đó đã trải dài cách rộng rãi. Thoạt đầu, ý-niệm này được bắt gặp từ tư-tưởng
đặc-biệt của Kierkegaard, sau đó có Nietzsche và đến thời Simone Weil nó càng
hiện rõ hơn chí ít với lập-trường/quan-điểm của Walter Benjamin, nữa. Tác giả
Benjamin đây lại cũng nói rằng các “mảnh vụn” lại đã “bão hoà” và “rực sáng” là
yếu tố đảm-trách sự vô cùng/vô tận; và niềm hy-vọng thần-thánh về một cứu-chuộc
không được “xác-định cho rõ”. Ở đây, tôi thấy có sự kết-nối tư-tưởng với tác giả
T.S.Eliot, với Joyce, Kafka, vv...
Phần phụ thêm:
Năm 1999, Lm. Christian Duquoc, o.p. cũng viết
một cuốn sách khác có đề-tựa: “Je crois
en l’Eglse. Précarie institutionelle de Dieu, Paris, Cerf.
Ở
đây nữa, tác-giả vẫn nhấn mạnh lên một điều là: tất cả mọi cơ sở -bất kể họ có tìm cách thực-hiện mọi sự việc
tích-cực hay không- đều ra điêu-đứng/khổ
sở về hoạt-động khác-thường của các thể-chế, vì họ cố duy-trì tính chính-thống
của riêng mình. Điều này được lối biện-luận về chính-kiến mà ta gọi là thần-học,
vẫn quan-tâm chứ? Tuy nhiên, sự việc tỏ cho ta thấy Thiên-Chúa hiện-diện ở thế-giới
là do Ngài tự quyết-định như thế, và qua đó Ngài xoá bỏ chính mình Ngài nên như
vậy. Thể-chế Giáo-hội lại cứ tuyên-bố: mình là chứng-nhân của một Thiên-Chúa
như thế. Đúng ra, chỉ có Lời Chúa rất khác-biệt và không tinh-giản được, mới là
nguồn-gốc và bảo-chứng cho việc thực sự mở lòng mình ra để trở thành quà-tặng của
Thánh Thần Chúa, thôi. Chuyện đạo-đức, nơi Đạo Chúa, không có gì là lạ-lùng hết,
nhưng không là trọng-tâm cho các sự-thể ra như thế.
Đức Bênêđíchtô 16
và tông thư Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu
Lâu nay, nhiều người vẫn cố xác-định
xem ý-nghĩa xác-thực của ngôn-từ khi định-nghĩa Tình Thương-yêu, như từ-vựng: đức
mến thương, tình bằng-hữu, ái-tình, lòng bác-ái, vv.. Thánh Kinh, thường tập-trung
vào lời kinh Shema ở sách luật Torah
Do-thái trong đó ghi rõ giới-lệnh đầu: “Người
phải yêu thương Đức Chúa...” và ở thư thứ nhất chương 13 thánh Phaolô gửi
tín-hữu thành Côrintô cũng như thư thứ nhất thánh-sử Gioan đều đề-cập đến
Tình-Yêu, như thế.
Qua tông-thư này, Đức Bênêđíchtô 16
bàn về sự khác-biệt từ ngàn xưa giữa từ-vựng Hy-Lạp Eros (Ái-tình) và Agapè (lòng mến-mộ). Eros, là thứ Ái-tình thấy rõ nơi tình
yêu-thương nam-nữ đầy dục-tính, cứ vươn cao vươn cao mãi để đạt toại-nguyện cho
bằng được. Trong khi đó, Agapè lại trầm
xuống, quyết ra ngoài để đến với mọi người, cũng tựa như sự tách-bạch giữa
tình-yêu đầy chiếm-hữu với tình thương-yêu mang tính dâng hiến. Từ-vựng Eros, tập-trung vào chính con người
mình, còn Agapè lại là thứ tình mến-mộ
hướng về người khác, tức tha-nhân. Agapè
có đặc-điểm không đòi điều-kiện, là thứ tình thiêng-liêng, vô kỷ.
Đức Bênêđíchtô 16 khẳng-định rằng: bao
lâu Eros và Agapè còn kiếm-tìm sự kết-hợp đúng cách nơi thực-thể là tình-yêu đích-thực,
thì khi đó bản-chất thực-thụ của tình-yêu mới thành hiện-thực. Các tầm-kích này
đều thẩm-nhập vào nhau. Tình-yêu là thực-tại đơn-thuần gồm cả hai tầm-kích như
thế.
Agapè tiếng Hy-Lạp, tương
đương với từ-vựng “Ahaba” tiếng
Do-thái, cả hai đều có nghĩa như một khám-phá thực-thụ về phía bên kia, biết quan-tâm
chăm sóc lẫn nhau, vẫn kiếm-tìm sự tốt lành của phía bên kia, tức: của người
mình yêu mến. Đó là nhận-định, không theo nghĩa cảm-giác mãnh-liệt, nhưng theo nghĩa
cứ xuất-hành về phiá trước mà cho đi và cho mãi để đến với người khác. Chúa
thương-yêu chúng ta, là Ngài thương và yêu cùng một kiểu, rất tương-tự. Ở đây,
ta lại nhớ về sự-kiện khi xưa triết-gia Aristotle không bao giờ nghĩ là: động-lực
ban đầu hoặc nguyên-nhân tiên-quyết dẫn đến việc yêu-thương ta. Người Do-thái
dư biết Chúa thương-yêu ta bằng tình-yêu rất “con người”. Ngài thương-yêu ta rất
mực, nên Tình-yêu của Ngài còn được gọi là Eros
và tình-yêu Ngài hoàn toàn mang tính-chất rất Agapè, nữa. Chúa có mối tình rất nồng-nàn với con dân Ngài. Tình Eros của Chúa đối với con người hoàn-toàn
là Agapè. Chúa là người yêu vẫn có nơi
Ngài trọn vẹn sự đam-mê của tình-yêu rất thực.
Với tôi, nói thế như thể bảo rằng: việc
tháp-nhập tình-yêu đầy tính-chất đam-mê vẫn đi vào tình mến-mộ Agapè của Thiên-Chúa, ít ra là đã cho ta
thấy sự công-minh/chính-trực được tháp-ghép vào tình yêu-thương thần-thánh của
Thiên-Chúa.
----------------
(còn
tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment