Trong mấy ngày vừa
qua, Hội Thánh Công Giáo long trọng mừng Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ( ngày
8 tháng 12, năm nay dời vào ngày 9 tháng 12 ). Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hội Thánh
Công Giáo xác tín là một tín điều diễn tả đặc ân quý báu Thiên Chúa đã dành
riêng cho Mẹ, trong vai trò là Mẹ Đấng Cứu Thế, đồng thời nhận ra đặc ân này
được thông ban cho Đức Maria trong sứ mạng là Mẹ của Hội Thánh, Đấng đồng hành cùng
Hội Thánh mang Ơn Cứu Độ đến cho nhân loại, từ đó Hội Thánh hướng về ngày chung
thẩm của nhân loại với niềm hy vọng vinh quang của Thiên Chúa tỏ rạng cho muôn
dân, mà ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội là dấu chỉ báo trước vinh quang ấy.
Đức
Maria chiếm giữ một vi trí quan trọng trong đời sống Đức Tin Kitô giáo, Mẹ được
nhìn nhận như người Kitô hữu gương mẫu của Lòng Tin, nghĩa là mọi tìn hữu, ở
bất cứ góc cạnh nào của cuộc sống cũng có thể tìm được nơi Mẹ câu trả lời về sự
sống và sự dấn thân cho Nước Thiên Chúa. Lịch sử xã hội biến chuyển như một
dòng chảy, nhưng chân lý Đức Tin và ánh sáng Lời Chúa thì bất biến.
Ngày 10 tháng 12 vừa
qua là ngày Quốc Tế Nhân Quyền, đặc biệt năm nay Việt Nam trở thành thành viên
của Hội Đồng Nhân Quyền Liên H iệp
Quốc. Ở Việt Nam,
những ngày qua đã có một số những hoạt động có liên quan đến nhân quyền, từ
nhiều phía, tự phát của người dân hoặc của nhà cầm quyền. Dưới cái nhìn của Đức
Tin, chúng ta thử tìm kiếm nơi gương mặt của Đức Maria hình mẫu về cuộc sống,
niềm tin và cách ứng xử của Mẹ trong xã hội Mẹ đang sống.
Kính Thánh để lại cho
chúng ta lời kinh Magnificat, lời này phản ánh tâm hồn của Mẹ trước quyền năng
của Thiên Chúa và tình trạng xã hội đương thời.
"Linh
hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa,
thần
trí tôi hớn hở vui mừng
vì
Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi.
Phận
nữ tỳ hèn mọn,
Người
đoái thương nhìn tới;
từ
nay, hết mọi đời
sẽ
khen tôi diễm phúc.
Ðấng
Toàn Năng đã làm cho tôi
biết
bao điều cao cả,
Danh
Người thật chí thánh chí tôn !
Ðời
nọ tới đời kia,
Chúa
hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa
giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp
tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa
hạ bệ những ai quyền thế,
Người
nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ
đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người
giàu có, lại đuổi về tay trắng…”
(
Lc 1, 46 – 53 )
Dẫu rằng
xã hội thời ấy đã không cho người phụ nữ có quyền “ăn nói” trước công chúng,
không có quyền bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai, nhưng lòng tạ ơn
của Mẹ vượt lên trên thứ “trật tự xã hội” do con người sắp đặt, và không gì có
thể ngăn cản được quyền tạ ơn và thờ phượng Thiên Chúa của Mẹ. Ngược lại những
gì “xã hội” nghĩ, Mẹ nói: “Hết mọi đời sẽ
khen tôi diễm phúc”.
Trước bất công, đặc
quyền đặc lợi, trước quyền lực và sức mạnh tài chánh, trước khoảng cách lớn lao
phân biệt giàu nghèo, Mẹ không ngần ngại đặt niềm tin tưởng vào quyền năng của
Chúa, công khai lên tiếng về sự chọn lựa bao đời nay của Thiên Chúa, và cất cao
lời ca tụng trước hành động của Thiên Chúa dành cho sự bênh vực kẻ yếu thế cô
thân. “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan
phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ
khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay
trắng.”
Là một phụ nữ Do
Thái, Mẹ không chỉ quanh quẩn trong góc nhà, nhưng bước chân của Mẹ di chuyển
đến những nơi cần đến, an ủi nâng đỡ những ai Chúa muốn, tham gia vào đoàn
người đi theo Chúa, tích cực trong nhóm người nghe và thi hành Lời Chúa, luôn
có mặt và đặc biệt có mặt trong các tình huống căng thẳng và đau thương nhất
của Đức Giêsu, con yêu dấu của Mẹ. Mẹ còn tiếp tục bên các Tông Đồ trong thời
kỳ của Hội Thánh, chung lời cầu nguyện, chia sẻ hiệp thông, hướng dẫn các Tông
Đồ, tường thuật lại các chi tiết để hình thành Tin Mừng, …
Chắc
chắn chúng ta tìm thấy nơi Mẹ sự giải phóng con người khỏi mọi nô lệ, cho con
người được tự do, được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình, không khiếp sợ và
không chịu khuất phục, những điều đó Mẹ nhào luyện trong tình yêu tuyệt đối Mẹ
dành để đáp trả lời tình yêu bao la của Thiên Chúa.
Lm. VĨNH SANG, DCCT,
13.12.2013
No comments:
Post a Comment