Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 11 câu 1tt
Vấn
đề bình-luận văn-chương
Bởi so các đoạn: 8:
1-13 10: 1-22 10: 23-33 đem về việc ăn của cúng – và xét đến sự thiếu liên-tục
tư-tưởng rõ-rệt giữa vấn-đề của cúng và đoạn 9 đột ngột nói đến sứ-vụ tông-đồ
của Faolô, giả-thiết có những sự chống-báng đả-kích ngài, nên đã có nhiều
tác-giả muốn chia các đoạn ra và coi như thành-fần của những thư khác nhau.
Công-việc fân-tích đó
rất là ức-thuyết; vấn-đề không hoàn-toàn sáng-tỏ.
Vấn-đề của cúng được
giải-quyết theo hai hướng trong Giáo-hội Corinthô:
-một lời giải có lẽ
do nhóm fóng-túng (so 6: 12 và 10: 23): chủ-trương tự-do, nhân danh trí-tri của
họ. Trí-tri: sự thông-đạt sáng-suốt đạo Chúa Kitô đã đem đến cho họ. Nếu thực-sự
chỉ có một Thiên-Chúa thì bất chấp thiên-hạ có thần gì đi nữa cũng chẳng ra
sao, mặc cho thiên-hạ lầm lạc, tín-hửu có thể vào ngay chính các đền miếu đánh
chén để nhạo ngay trước mũi các thần.
-một lời giải rụt rè,
không được yên-tâm: của cúng dẫu bán ngoài chợ cũng làm cho người ta ngờ ngợ
như nhiễm mùi quỉ ma, và như vậy lại thông đồng vào dị-đoan thờ quấy.
Thánh Faolô giải
vấn-đề cách ôn-hoà, nhưng nhắm hẳn fía những người cho mình “đạt trí-tri” hay
đã giác-ngộ. Đối với tinh-thần Kitô-giáo thì đó là mối nguy cơ chính. Còn sự
quá rụt rè của những kẻ sợ sệt không đả-động đến nguyên-tắc căn-bản nào.
8: 1-13:
Không fải chỉ trí-tri
là xong, nhưng lòng mến thực-tế mới giải được vấn-đề: 1-6: trí-tri giải-quyết
vấn-đề thế nào?
7-13 lòng mến lại dạy
làm sao?
9: 1-10: 13 cách
xử-sự của thánh Faolô: trong nhiều vấn-đề ngài vẫn xét là không nên dùng hết
quyền tự-do theo lý-thuyết:
9: 1-22 ngài không lợi-dụng
những quyền-lợi ban cho người rao-giảng cốt để fục-vụ Tin Mừng.
9: 23-27 đó chỉ là
khôn-ngoan để lo lấy linh-hồn mình.
10: 1-13 Những gương
Cựu-ước chứng tỏ là xưng một đức-tin chân-chính hay tham-dự bí-tích không đủ để
được cứu-thoát.
10: 14-11: 1
giải-quyết vấn-đề của cúng:
10:” 14-22 triệt-để
không được tham-dự tiệc thánh người ngoại
10: 23-11: 1 kỳ-dư
thì được tự-quyền, miễn sao đừng gây gương xấu hại đến lương-tâm anh em mình.
Nếu xét đến cách
tư-tưởng của thánh Faolô thì đây chúng ta cũng có thể gặp biểu-thức A B A: nếu
sơ qua giải-quyết – rồi đột-ngột chuyển đến một tầm-độ cao hơn để làm căn-cứ -
rồi từ căn-cứ đó giải-quyết vấn-đề.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment