Chú giải:
Đoạn
7: 17-24
Mở
rộng vấn-đề
Mọi địa-vị trần-gian
đều chỉ có giá-trị tương-đối, một khi Nước Thiên Chúa đãđến. Quan-điểm của
thánh Faolô là: thay đổi ít chừng nào hay chừng ấy về những địa-vị trần-gian,
khi nào chúng không trở-ngại cho việc thực-hiện ơn kêu-gọi làm tín-hữu. Và,
thánh Faolô nêu lên hai nố làm thí-dụ: cắt-bì và không cắt-bì – nộ lệ và tự-do.
Trước đây, vì
lý-tưởng nhân-đạo mà người ta coi thánh Faolô nhưng không có tâm-hồn rộng-rãi
đối với hạng nô-lệ. Nhưng xét cho cùng: chỉ có giải-quyết của thánh Faolô mới
cho thấy là đúng tinh-thần của Tin Mừng: tương-đối-hoá hết thảy những sinh-hoạt
trần-gian (đó là đối với Nước Trời) – biến-đổi trần-gian và sinh-hoạt trần-gian
tự xác-tín bên trong của lòng tin, chứ không làm cách-mạng. Và đó là lý-tưởng
Công-giáo tiến-hành. Không fải giải-thoát một vài người nghèo, một vài người
thợ thuyền: nhưng biến đổi cục-diện tự bên trong để hoàn-cảnh nên xứng-đáng với
con người, với những con cái Thiên-Chúa.
Câu 25-35:
Đây thánh Faolô
trình-bày lý-tưởng khiết-tịnh. Tất nhiên từ xưa vẫn là chỗ tranh-luận giữa
Thệ-fản và Công-giáo. Nhưng chữ thì đã rõ là thánh Faolô thiên hẳn về fía
khiết-tịnh. Muốn tránh kết-luận, thì có nhiều tác-giả Thệ-fản nói lý-lẽ cho
khiết-tịnh là tận-thế gần bên sườn, và bởi đó dựa trên ngộ-nhận, nên không có
giá-trị gì cả. Đây là vấn-đề: quan-niệm thánh Faolô về tận-thế, về ngày
Quang-lâm.
Coi: DBS VI,
1361-1384 (về các thư thánh Faolô) (cả bài: Parousie nói về đạo-lý quang-lâm
trong Tân ước 1331-1419)
Rigaux B. Les ép aux Thessaloniciens,
222-227.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh thập-niên ’60))
No comments:
Post a Comment