Lễ Giáng Sinh Năm A
Đêm hôm nay, lạnh lẽo Giáng Sinh nghèo
Xin Thượng Đế cho tâm tư giải toả
Thời gian nào con được biết mơ say,
Con được biết tình yêu như biển cả,
Phương trời nào hạnh phúc ở tầm tay.
(Dẫn nhập từ thơ Đào Tiến Luyện)
Lc
2:1-4
“Tâm
tư giải toả”- “hạnh phúc ở tầm tay”. Đó, chính là ý nghĩa của sự kiện Giáng
sinh, rất hôm rày. Giáng sinh hôm nay, biểu tỏ tình yêu, như biển cả. Như mơ
say, hạnh phúc Chúa gửi đến với dân nghèo khắp nơi nơi.
Trình
thuật Giáng sinh, thánh Luca ghi rõ về một Đại lễ có ánh sáng, có niềm vui khi
xưa, ơn giải thoát, rất đong đầy. Niềm vui khi xưa, dân thành La Mã đã mừng
kính Lễ hội này như Ngày Hội Mặt Trời, khó chinh phục. Ngày hội Mặt Trời, không
chinh phục nổi- bên tiếng La tinh gọi là solis invicti- tức Định Tinh nóng cháy
khó lòng khuất phục. Lễ Hội Mặt Trời ở đây
là ngày lễ có Mùa Xuân chợt bừng sáng. Có niềm vui trỗi dậy, sau nhiều
tháng ngủ vùi, giữa mùa Đông.
Các
bài đọc Lễ Đêm hôm nay, nói đến Ánh sáng nơi Chúa Hài Đồng trong máng cỏ. Chúa
Hài Đồng, là Nguồn Ánh Sáng cho thế giới gian trần. Ánh lực huy hoàng rực sáng
từng bao bọc các nông dân, mục đồng. Có đạo binh thiên quốc đồng loạt cất tiếng
ngợi khen :“Vinh danh Thiên Chúa nơi trời
cao thẳm, bình an dưới thế cho kẻ được Người đoái thương!”. (Lc 2:14)
Đồng
loạt với ánh sáng diệu kỳ , là niềm vui thiên thần. Niềm vui mục đồng và thần
sứ, vây quanh Đấng Hài Nhi. Và niềm vui đây là niềm vui giải thoát Đức Giê –su
mang đến với mọi người. Là, niềm riêng Vua An Bình hạ giáng đến với đám dân
nghèo, thân phận hẩm hiu.
Phúc
Âm hôm nay, còn tô đậm sắc thái đặc thù qua lối sống của Đức Giê-su. Sắc thái
đặc thù, là mục đích Ngài nhắm tới. Đặc thù, nhưng không lao xao tình huống mà
dân con ngoại Đaọ vẫn thêu dệt cho vua quan lãnh chúa. Đặc thù ngày Chúa đến,
không nằm nơi xa hoa đèn đóm, rất phí phạm. Cũng chẳng thấy tiếng pháo nổ xum
xuê, đầy lãng phí. Đặc thù ngày Chúa đến, mang màu sắc khác biệt nơi những ẩn
náu trốn chạy biện pháp kiểm tra do vua quan, lúc đó.
Đặc
thù ngày Chúa đến, theo nhãn giới của người thời đại sẽ như thế nào?
Trả
lời thắc mắc này, nhà thần học tu đức từng viết:
“Đến với đồ đệ hôm nay, chắc Chúa sẽ phải hoá trang ghê
lắm mới mong đem tình yêu thương cứu độ của Cha đến với mọi người? Đến với
người đương thời, Ngài xử sự ra sao, khi dân con- trong Đaọ ngoài đời-đang chết
dần mòn vì các căn bệnh quái ác như SIDA? Ngài có ra tay phụ giúp, khi hàng
triệu nguời không công ăn việc làm? Hàng triệu người không cón phẩm cách, tác
phong con cái Chúa? Khi đàn con bé bỏng, mềm yếu cứ bị xách nhiễu về tình dục?
Khi người nữ phụ vẫn bị coi như thuộc giới thấp kém, người dưới cơ? Ngài sẽ làm
gì, khi hiện tượng diệt chủng vẫn xảy đến ở đâu đây?” (Lm David N Power, the
Furrow 10/1998).
Chúa đến, mang sắc mầu đặc thù thời hiện tại. Chắc chắn
là như thế. Nhưng,Ngài đâu rồi có hiện hữu với con người hôm nay?
Để trả lời , nhà văn sư huynh
Thomsa Merton, đã ghi lại:
“Về với thế giới gian trần, Chúa không tìm được chốn trú
chân, đành trở thành vị khách không được mời. Nhưng Ngài vẫn cứ đến. Ngài đến
và cảm thấy đó như là nhà mình. Vì không nơi trú ngụ, Ngài đành ở lại với đám
người nghèo hèn, cơ cực. Ngài đến, là để ở với những người không thuộc về Ngài.
Những người bị giới quyền bính chối bỏ. Ngài đến, cũng bị coi như kẻ yếu đuối,
thấp hèn giống như ai. Ngài đến, là đến với những kẻ không nhân vị, bị ngươì
khác khinh chê tư cách làm người. Là kẻ bị bách hại, bị cắt đứt mọi hiệp thông.
Những người yếu hèn như thế, nay không chỗ trú chân. Ngài là Đức Chúa ở trần
gian, đang có mặt với thế giới hôm nay.” (Trích từ The Tablet , 26-12-1998)
Cách đây không lâu, nhà văn người
Brazil, Paolo Freire, người viết cuốn “sư phạm dành cho người bị áp bức”. Trong
sách, tác giả đề nghị phương cách giáo dục người nghèo mù chữ, như sau: “khi
học chữ, người không biết đọc, không biết viết nên học để biết là mình đang
nghèo. Và đang hèn. Học để biết hỏi tại sao mình nghèo. Làm cách nào ra khỏi
cảnh nghèo? Và theo tác giả, giải đáp cho bài toán ‘nghèo và hèn’, nằm trong
của chính họ.
Đáng
tiếc thay, ngày Chúa đến hôm nay vẫn thấy mọi hình thức bạo lực nơi thế giới
hiện tai. Bạo lực, vì nhiều người mất kiên nhẫn, không áp dụng phương thức hiền
hoà, bất bạo động trong cuộc sống. Bạo lực, vì nhiều người vẫn chủ trương khủng
bố, làm đảo lộn chốn sống yên ổn, ôn hoà. Nhiều người vẫn kiếm tìm thoải mái
nơi tiền tài,lợi nhuận ở khắp chốn. Chốn doanh thương, quyền bính, lẫn binh
đao. Những người luôn chủ trương duy trì giàu sang, phú quý cho riêng mình.
Chúa đến, Ngài mặc
lấy hình hài của vị Vua An Bình, thanh thoát,rất chân phương. Ngài đến, mang
thông điệp thanh nhàn, Hài Nhi rất
đáng yêu. Nhưng rủi thay, thông điệp yêu thương hài hoà Ngài mang đến vẫn không
ngăn được con người bạo động gây chết chóc. Bạo động chết chóc, cả ở phần đất
của những người lâu nay vẫn chối bỏ Ngài. Những người từng trả lời với Ngài,
bằng cách này hay cách khác, tương tự như: “ Rất tiếc! Không còn chỗ cho Ngài
trú ngụ.”
Âm
vang của tình trạng đáng tiếc còn hiện rõ nơi truyện Chúa Giáng trần, vào mỗi
năm. Ở nơi đây, có linh mục,tu sĩ và
giáo dân đã và đang dần mòn chết, trong cách sống xa hoa trần tục. Trong lúc đó
muôn ngàn người nghèo đói, túng bấn, đang kêu gào ở nhiều nơi.
Giáng
Sinh hôm nay, không là lễ hội đình đám chỉ một đêm. Giáng Sinh, không là ngày
lễ để ta vui hưởng với thịt ngỗng gà quay, hay bánh ngọt. Giáng Sinh cũng không
là tiệc rượu đình đám, ăn nhậu, tiêu phí, rất xa hoa.
Giáng
Sinh phải chính là dịp để ta nhớ mà cử hành mừng kính việc Chúa đến với người
nghèo khổ, không nhà. Những người chiụ cảnh hẩm hiu, lép vế thiệt thòi đủ mọi
thứ. Chúa đến, Ngài mang tín thư Hy Vọng giải thoát đến với người chịu thiệt
thòi trong thế giới, đem yêu thương vào nơi bất hoà.
Cử
hành mừng lễ, là chấp nhận gia nhập tiến trình giải thoát cứu độ mà Chúa kêu
mời. Cử hành mừng lễ, là gột bỏ đi mọi tàng tích, âm hưởng của kiếp nghèo sa
đọa. Của những bóc lột và kỳ thị đang hiện hữu trong môi trường xa hoa, phung
phí.
Tham
dự tiệc thánh hôm nay, ta cử hành mừng ngày Chúa Giáng hạ, nhưng không quên mục
đích mình mừng kính, không quên thông điệp còn đó, đằng sau bầu khí phàm tục,
mọi ngày lễ. Tham dự tiệc, để rồi ta cầu mong cho thông diệp ngày Chúa Giáng
trần giúp mọi người nhớ lại trọng trách của người tín hữu Đức Kitô. Trọng trách
về với người nghèo hèn, thiếu thốn để đỡ nâng, như Chúa hằng giao phó. Cho ta.
Cho mọi người.
No comments:
Post a Comment