Chú giải:
Đoạn
7: 8-16
Hôn-nhân
tuyệt-đối bất-khả-li
Hội thánh Công-giáo
hiểu cả Mt 5: 32 như vậy – khoản trừ: thì thường hiểu về “separatio tori” – bây
giờ: nhiều tác-giả hiểu theo những nố hôn-nhân theo cốt-nhục cấm trong Lv18
(nhiều tiếng fornication (porneia) theo nghĩa ‘hôn-nhân trái fép’ như (Cv 15:
20 29): Bonsirven, (cả Thệ-fản nữa như Balteweiser, P. Bonnard).
Đặc-ân của thánh
Faolô: thánh Faolô: cốt để duy-trì đức tin của tín-hữu.
Vấn-đề khó-khăn là
câu 14: về 2 vấn-đề:
a)
Người tín-hữu làm cho cả gia-đình được nên
‘thánh’
–không thể
hiểu văn-bản về một sự thánh-thiện nào đó ‘in potentia’ (fiá ngoại trở lại và
nhờ đó mà được nên thánh: vì động-từ perf.
–một sự
thánh-thiện đích-thực, bên trong hầu thay thế cả thanh-tẩy nữa (Nhiều tác-giả
Thệ-fản nhận như thế về trẻ con và chống lại việc rửa tội trẻ con). Như vậy: sự
thánh-thiện được hiểu như một thứ ‘manna’ (khí linh-thiêng gì lan ra bằng đụng
chạm thể xác).
-fải hơn
kiểu nói fải đi với tiếng ‘akatharta’ (impure)/hagia 14b mà hiểu về một sự
‘thánh-thiện’ cho sự vật - :tín-hữu là ‘thánh’ vì thuộc về Dân của Thiên Chúa,
Israel mới. Fiá ngoại trong liên-lạc vợ chồng không làm cho tín-hữu nên ô-uế
(như có thể sợ như thế, chiếu theo 6: 16) nhưng ngược lại, liên-lạc với tín-hữu
làm cho fía ngoại cũng thông-chia fần nào sự thánh-thiện của cộng-đoàn Dân
Thiên Chúa – và
b) vấn-đề
sự thánh-thiện của con cái và thanh-tẩy trẻ con (coi: RB 1949, 312-20 1951,
458s 1960, 145-147 1963, 308s
O.Cullmann,
Le Baptême des enfants
J.
Jeremias, Die Kindertaufe in der ersten vier Jarrhunderten.
Lumière et
vie, No 27 (1956) 15-20 (303-308) (J.Duplacy)
Vấn-đề
chú-giải 14b: fải loại đi kiểu chú-giải xưa muốn hiểu về những trẻ sẽ sinh ra
khi tín-hữu ly-dị đi lấy người khác – và dư-luận sẽ coi như ‘ô-uế’: ngoại tình
– hay những trẻ đã sinh ra trước ly-dị sẽ fải ở dưới quyền fiá ngoại mà không
thể nên tín-hữu sau này.
Cũng không
thể hiểu các trẻ đó đã chịu thanh-tẩy. Lý-luận của thánh Faolô sẽ không còn
giá-trị gì nữa. Vậy ‘thánh’ cũng fải hiểu như a)
Còn về
những trẻ đó có được thánh-hoá không nhờ thanh-tẩy đến đỗi không cần chịu
thanh-tẩy nữa: không thể rút kết-luận từ câu này. Thực-hành: lối 200 chắc chắn
việc thanh-tẩy trẻ con đã thành tục-lệ. Có lẽ chứng-chỉ lên đến cuối thế-kỷ thứ
nhất. Và có ít tác-giả dựa vào Mc 10: 13-16 Mt 19: 13 để nhận rằng trong
Tân-ước đã có ám-chỉ về Thanh-tẩy cho trẻ con.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh thập-niên ’60))
No comments:
Post a Comment