Thursday, 19 December 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 8 câu 1 đoạn 11 câu 1





Vấn đề của cúng

Cũng là vấn đề nêu lên bởi lời thỉnh-vấn của thư giáo hội Corinthô.

Việc ăn của cúng: trước đây quan trọng trong các xứ truyền giáo, nhưng hiện bây giờ không còn tầm quan-trọng như trước. Nhưng mấy đoạn này cho chúng ta biết cách giải-quyết vấn-đề theo tinh-thần Tin Mừng thế nào.

Đối với Giáo hội Corinthô: việc ăn của cúng gây nên nhiều thắc mắc và đối với tinh-thần Hy-Lạp, thì cũng là dịp gây nên tranh-luận và chia rẽ trong cộng-đoàn.

-vấn đề kinh tế:

Cả lối sinh sống của hạng nghèo trong cộng-đoàn tùy vào đó: của cúng tế rồi, thường được sả ra bán ngoài chợ.
-vấn-đề giao-tế với xã-hội:

Tín-hữu xưa thuộc về những nghề nghiệp, hay fường nào đó; các nghề hay fường thường-niên có những lẽ riêng, mở tiệc sau khi đã tế lễ cho thánh-sư của họ.

-tranh-luận:  nhân dịp đó, nố lương-tâm được nêu lên, và tính người Hy Lạp liền xuất-hiện: tranh-luận và fân-bè: đây có hai bè tùy theo cách giải-quyết: nghiêm-nhặt hay khoáng-đạt. Tin-Mừng đến, có đảo-lộn sinh-hoạt người ta hay không? Hay là, bởi quá nể-nang và thích-ứng hoàn-toàn đến đỗi lại sa vào tạp-giáo thực-tế, và làm cho những người chưa đạt lòng tin mạnh-mẽ sẽ sống không khác gì người ngoại, xung quanh họ.

Thánh Faolô giải-quyết theo những nguyên-tắc căn-bản thần-học: vừa cương-nghị vừa khoáng-đạt, ngài đặt vấn-đề dưới hai nguyên-tắc căn-bản của luân-lý Kitô-giáo: sự tự-do của tín-hữu và đức yêu mến khiến tín-hữu fải qui-chiếu cách xử sự của mình và fần-ích của anh em và cho hết mọi người: hai nguyên-tắc đó không fải là một luân-lý nhân-đạo, nhưng dựa vào một nền-tảng thực-hữu: sự được sáp-nhập vào Chúa Kitô, đó là nguyên-tắc vừa cao vừa đầy đủ, để soi rạng mọi thắc-mắc để ‘sống’ cái thực-hữu mà Thiên Chúa đã ban.
                                                                                                (còn tiếp)
                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


No comments: