Thursday, 5 December 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 7 câu 2-5, 6-7





Chú giải:

Đoạn 7: 2-5:

Đời sống vợ chồng.

Thánh Faolô không nói ra cả đạo-lý về gia-đình tín-hữu – nhưng nhân cái khuynh-hướng diệt-dục, mà giải nghi-vấn một cách thiết-thực. Đừng dựa lòng đại-độ trên ảo-tưởng. Ngài không nhận hãm mình diệt-dục trong sinh-hoạt gia-đình, ngoại trừ những luật trừ như một thời tu-tỉnh cấm-fòng. Chỗ này hé mở ý-tưởng : hôn-nhân còn fải vượt quá để đi đến một sự hợp-nhất (ngay giữa người với người) cao-siêu hơn: vợ chồng có những khi fải tách-lìa nhau về thân-xác để tế-nhận, nhờ cầu-nguyện, sự hợp-nhất với nhau trong Chúa. Sự hợp-nhất, tình fu-fụ (ái-tình) cần fải được thánh-hoá nhờ agapè.

Câu 6-7:

Thánh Faolô muốn tín-hữu ngoảnh mắt đến điều cao hơn nữa. Có điều không minh-bạch trong ý-tưởng:

“Điều đó: trong câu 6 đem về ý-tưởng nào? 5b (Origène, Tertullien và  rất nhiều tác-giả): sự kiêng hẳn liên-lạc vợ chồng trọn lành hơn. Héring (Thệ Phản) về thời ‘tách lià’ nhau và giữ mình; như thế nghĩa là thánh Faolô tuy biết khiết-tịnh là lý-tưởng, lo tránh như thể muốn bắt tín-hữu tuân theo, cho dẫu tạm thời nữa cho những ai không có đặc-sủng. – Nhiều tác-giả khác muốn đem về câu 2-5, nhưng cách riêng là câu 2: bậc hôn-nhân đó không ép ai vào, vì lý-tưởng cao hơn là khiết-tịnh, cốt để châm chước câu 2, kiểu nó có thể hiểu như thể lệnh-truyền.

Câu 7-8 ‘như tôi’ nêu lên vấn đề: Faolô ở vào trạng-thái nào? Đồng-trinh – hay goá vợ, hay là độc-thân theo nghĩa ‘agamos’. Có thể, thánh Faolô vào hạng agamos. Chứng-chỉ không có một cách đích-xác. Nhưng trong đoạn này, thánh Faolô không lấy gương mình cho hạng ‘partenoi’ nhưng là cho hạng có gia đình (câu 7) và hạng agamos, và quả-fụ  (câu 8) . Nếu thánh Faolô đã là đích-thực rabbi, thì đến tuổi chắc đã lập gia đình (khoảng 18-20 tuổi) (như Jeremias). P.H. Menoud ra ức-thuyết Faolô đã sống lìa vợ từ khi trở lại (vợ cố quyết giữ tín-ngưỡng Do-thái) (và như thế thánh Faolô đã thi-hành ‘đặc-ân Faolô’ trước khi áp-dụng cho tín-hữu (x. Léon-Dufour). 
                                                                                                                                    (còn tiếp)

                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


No comments: