Monday 17 June 2013

Lm Richard Leonard sj: Mặc lấy Đức Kitô là mặc làm sao?




Cảnh huống diễn ra trình thuật hôm này, là bối cảnh trong đó Đức Giê-su ngồi một mình, nơi chốn vắng. Để nguyện cầu. Chúa làm thế, mỗi khi có sự kiện quan trọng xẩy đến với Ngài. Ở trần thế.
            Có thể, nhiều người sẽ hỏi: nếu quả thật Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, sao Ngài lại phải nguyện cầu? Ngài cầu với ai? Cho ai? Cầu, là cầu chuyện gì? Những câu hỏi đại loại, đều do ý niệm ta có, rất hạn hẹp. Nguyện cầu, trước hết và trên hết, là: hiệp thông mật thiết với Chúa. Trong đó, bao gồm cả việc lắng tai nghe, cùng chuyện vãn. Nhiều tình huống nguyện cầu, trong đó ta chẳng cần nói lên điều gì. Nguyện cầu, có thể chỉ là: chìm đắm trong bối cảnh vây quanh bằng sự hiện diện của Chúa. Mỗi thế thôi.
            Rõ ràng là, Đức Giê-su vẫn nguyện cầu cùng Cha Ngài. Ngài cầu nguyện, để được đối thoại chuyện vãn với Cha Ngài. Để, có được sự hài hoà kết hợp với những điều Cha vẫn muốn Ngài có. Và, làm. Cả vào lúc Ngài thực hiện những điều lạ kỳ như nhân rộng cá, và bánh. Cho người người, ăn đỡ đói. Cả khi dân con tính chuyện tôn vinh Ngài làm Vua. Cả lúc ấy, Ngài vẫn ẩn mình, thoát nhanh lên đồi cao chốn vắng, mà nguyện cầu. Nguyện cầu, ở Vườn Lặng Thinh trước ngày dấn bước vào cuộc Thống Khổ, buổi Tiệc Cuối. Ngài vẫn luôn nguyện cầu, vào mọi lúc. Nguyện và cầu cho môn đệ. Cho kẻ tin. Những người dõi bước chân mềm của Ngài, thời mai hậu.
            Trình thuật hôm nay, không chỉ diễn tả mỗi việc nguyện cầu, của Đức Chúa. Nhưng, còn tỏ cho mọi người biết: Ngài là ai. Thế nên, khi Ngài hỏi: “Dân chúng nói Thầy là ai?” thánh Phêrô đã trả lời thay cho tất cả. Trả lời, là mô tả mối tương quan giữa môn đệ/người người với Thiên Chúa:“Ngài là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa!” Công khai nói điều này, thánh Phêrô muốn minh xác rằng: Thầy là Đấng Thiên Sai, mọi người hằng đợi trông. Tuy nhiên, Thầy căn dặn: nay chưa là lúc để nói cho mọi người biết, về Thầy.
            Phải nhận rằng, đã từ lâu đồ đệ Chúa vẫn được dạy: các con là muối cho đời. Là ánh sáng cho muôn dân. Rằng: người người chưa sẵn sàng để nhận biết Tin Vui Bình An ấy. Người người vẫn chưa rõ biết Tin Mừng về Đấng Mêsia đã đến. Người người còn ngong ngóng Đấng Thiên Sai nào khác khả dĩ giải thoát họ khỏi ách thống trị của kẻ thù. Để, có thể trở về trong chiến thắng, như lòng mong ước. Ở đây lại thấy khác: Chúa lại chọn hoàn tất cuộc khổ nạn. Lại để người đời coi như tội phạm. Chỉ lúc ấy, đồ đệ Ngài mới được phép tiết lộ Ngài là Đấng Mêsia, mà nguời người lâu nay trông ngóng.
            Cũng vào lúc ấy, mọi người bắt đầu sửng sốt khi Ngài khẳng định:“Con Người phải chịu đau khổ nhiều. Bị kỳ mục thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9: 22). Từ lúc ấy, đồ đệ Chúa nhận ra rằng: Đấng Mêsia không là vị anh hùng cái thế. Cũng chẳng là thủ lãnh của nhóm hội nào nổi dậy chống lại thế lực thù địch, đang trấn áp. Ngài là Đấng bị dân con đầu đàn chối bỏ. Xử tội. Và hành quyết. Nhưng, Ngài vẫn được sức mạnh quyền uy Ở Bên Trên tôn vinh. Bằng chiến thắng.             
            Chiến thắng, với Đức Kitô, chỉ mang trọn ý nghĩa khi Ngài hoàn tất trong yêu thương. Trung tín. Bất bạo động. Ý nghĩa này, được bài đọc I diễn tả bằng từ ngữ rất ngôn sứ: “Thiên Chúa sẽ đổ ơn xuống cho nhà Đavít và cư dân Giêrusalem (và các thế hệ tiếp nối). Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đâm thấu, như người ta khóc than đứa con một.” (Dcr 12: 10). Lời sấm đây, được thánh Gio-an trích dẫn ở bài Thương Khó, mãi về sau.
Cử hành Tiệc Thánh mỗi tuần, vẫn chưa đủ. Bởi, một khi đã nhận biết Chúa là Đấng Mêsia. Đã, cảm xúc/xót thương thấy Ngài bị nhục mạ. Khổ hình. Đến nỗi chết. Và sống lại. Ta còn được kêu mời làm đồ đệ dõi bước theo Ngài, nữa. Theo ngài, ngang qua biến cố thời đại. Bằng phương thức thực tiễn. Nghĩa là: biết từ bỏ chính mình. Biết vác lên vai thập giá cuộc đời. Mỗi ngày. Biết theo chân Chúa, mà rao truyền Tin Vui An Bình.
Với người đời, từ bỏ chính mình là chuyện không dễ thực hiện. Và, không phải lúc nào cũng có thể làm được. Với nhà Đạo, từ bỏ chính mình là chấp nhận con người mình để khuyến khích lòng tự tin, nơi ta. Bởi, một khi đã tự tin, ta sẽ tự khẳng định. Và, tìm ra phương cách tốt đẹp hầu thực hiện điều mình nhất quyết. Quyết loan truyền sự thật. Quyết thực hiện tình thương. Tôn trọng tự do. Có thế, ta mới có thể làm mọi việc vì nguời khác. Cho người khác. Chứ không chỉ riêng mình. Ở đây nữa, yêu thương. Nhận thức. Và, chấp nhận chính con người mình không là quay trở ngược về lại chính mình. Hoặc, phát triển lòng vị kỷ. Nhỏ nhen. Nhưng, có yêu mình trước, mới yêu mến người khác.
Vác lên vai thập giá cuộc sống mỗi ngày, là: mở lòng mình ra với giá trị Tin Mừng Chúa gửi đến cho mình. Vác thập giá, không có nghĩa là: ra đi tìm những gì khiến mình/khiến người khổ đau. Buồn phiền. Mà là, chấp nhận những gì đến với mình bằng đường lối tích cực. Dựng xây. Biết nhận ra tình yêu và ân huệ của Chúa, qua kinh nghiệm hằng ngày, dù đắng cay.
Bước theo Chúa, như thánh Phaolô khuyên nhủ, là: “mặc lấy” Đức Kitô. Mặc lấy, như ta mặc chiếc áo trắng tinh ngày thanh tẩy, khi bước ra khỏi giếng rửa tội. Bởi, khi lĩnh nhận ơn thanh tẩy, ta đã gia nhập vào gia đình thánh thiêng, có người anh/người chị, là con chung của Đức Chúa. Bởi, nơi gia đình Ngài, không phân biệt ai Do Thái. Ai Hy Lạp. Nơi gia đình con cái Chúa, chẳng hề có chuyện kỳ thị nam/nữ, nô lệ hay tự do. Nhưng, tất cả đã là người anh. Người chị. Người em cùng nhà. Không thành kiến. Cũng chẳng rẽ chia. Bè phái. Đố kỵ. Tất cả đem đến cho nhau tình yêu. Đem cho nhau công lý. Hòa hợp. Và, bình an. Cho hết mọi người. Ở đời.

Lm Richard Leonard sj

No comments: