Suy
niệm Chúa Nhật Thứ 12 Mùa Thường Niên Năm C
“Ai có đi bên đường”
Vô tình va cánh gió
có nghe gì trong đó
Một tiếng lòng ta
vương.
(thơ Phạm Thiên Thư)
Lc 10: 25-37
Tiếng
lòng ta vương, ở bên đường. Đã vô tình va cánh gió? Nghe trong đó? Tiếng lòng
nhà Đạo, nơi cuộc đời. Có là tâm tình gieo muôn nơi. Như trình thuật rày cho
thấy?
Trình
thuật hôm nay, thánh Luca ghi lời đáp giải của Đức Chúa, cho câu hỏi của nhà
luật sĩ đặt, vào thời trước. Lời Chúa hôm nay nói lên ý nghĩa sống còn của dân
con nhà Đạo là chỉ có thể đứng vững bao lâu còn mang tính phục vụ cho nhân
loại, mà thôi. Thêm vào lời Chúa, thánh Giacôbê từng tuyên bố: “niềm tin không
việc làm là niềm tin chết.” (Gc 2: 14)
Cũng
thế, niềm tin không là việc chính đáng nếu không hành động hiện thực kèm theo.
Quả là, ta bỏ ra khá nhiều thì giờ để nguyện cầu và tỏ bày niềm tin ta có, với
Chúa theo cung cách riêng tư cũng như tập thể. Thế nhưng, tin-yêu phụng thờ có
ý thức về sự đồng nhất giữa thụ tạo, và ý thức về tương quan ta có với nhau.
Với Chúa. Đó mới là việc cần làm trước nhất hơn mọi sự.
Chúa
gọi, là Ngài gọi mời tất cả mọi người. Không phân chia trên dưới. Cũng chẳng
tách bạch trong ngoài hoặc rẽ chia. Niềm tin của ta, chỉ là niềm tin khi nó đưa
ta xích lại gần nhau. Gần mọi người mà chẳng phân biệt gốc gác của người đó.
Của một ai. Nếu không, sẽ chẳng là niềm tin chính đáng.
Trình
thuật hôm nay là ví dụ cụ thể. Chúa kể ra. Có 4 nhân vật trong trình thuật: một
thày tư tế người Do thái, một thày Lêvi, rất mộ đạo. Một người Samaritanô rất
tầm thường, chẳng chức tước,không danh vị. Và, người còn lại là nạn nhân một vụ
cướp bóc bị hãm hại. Những người trên, người nào cũng có địa vị. Có chức tước.
Đầy tiền bạc. Chẳng cần giúp đỡ. Chỉ mỗi nạn nhân cần được giúp thôi. Thế
nhưng, ở đây, ứng đáp của ba người qua đường, thật khác biệt.
Hai
vị đầu, không ai để ý gì đến nạn nhân cả. Mà, chỉ bận tâm đến chức cao trọng.
Lo ràng buộc “tu đức”. Chức phận. Và Luật Đạo, thôi. Bởi thế nên, hai đấng bậc
vị vọng có đi ngang qua, cũng vội đến Giêrusalem, để lo chuyện đạo cho chúng
dân. Hơn nữa, các vị này vẫn sợ dính phần/sờ chạm vào thương tích, với máu chảy
đầm đìa, sẽ bị nhơ lây gây trở ngại cho nghi lễ ở đền thờ.
Kể
chuyện này, Chúa không muốn đụng chạm đến luật lệ hoặc cách sống của mỗi người.
Ngài chỉ muốn tỏ cho thấy tình cảnh người gặp nạn cần ưu tiên giúp đỡ hơn mọi
ưu tư khác, của mấy người kia. Và ở đây, người biết quan tâm chăm sóc người bị
nạn, lại là người ở ngoài. Ngoài Đạo. Ngoài đời. Ông nhanh
chóng ứng xử để đáp ứng nhu cầu cấp bách của nạn nhân.
Rõ ràng là, người
Samaritanô cũng vội vã hơn ai hết. Nhưng ông cũng đã nán lại, mà giúp đỡ. Và,
đưa người gặp nạn đến quán trọ để được săn sóc. Cũng như trang trải mọi chi phí
cho người lạ. Ngôn từ trong truyện được nhấn mạnh đến cụm từ “lòng thương xót”,
đến hai lần. Thương xót đây, không có nghĩa là “thương hại”; tức, vừa thương
vừa ái ngại nhưng chẳng muốn nhúng tay
làm gì hết. Ở đây thương xót, là cảm xúc
thân thương sâu sắc về tình huynh đệ. Qua đó, người có lòng thương có thể bước
sâu vào nỗi thương đau của người gặp nạn, để san sẻ.
Thêm vào đó, cụm từ
“người thân cận” ở trong truyện, chính là người có lòng “xót thương”. Xót xa và
thương yêu, cả những khách lạ. Ngoại bang. Ngoài Đạo. Xót thương, mà chẳng cần
lo ngại là mình có thể bị liên lụy, phiền hà. Xót thương, chỉ vì người gặp nạn,
đang cần mình giúp đỡ. Chẳng sợ gì luật lệ, do ai đó đặt ra. Luật ở đây, là:
luật ám chỉ không được dính líu/dự phần với người ngoài Do thái, dù để giúp đỡ.
Ngày nay, nếu quả
thật người Công giáo biết sống theo cung cách của người Samaritanô trong
truyện. Biết, xử sự với mọi người theo cung cách hiền hoà, giùm giúp như thế,
hẳn là thế giới ta đang sống sẽ biến đổi rất nhiều, theo chiều hướng tốt đẹp.
Là người trong Đạo, phải chăng ta vẫn còn thói quen nói những chuyện tiêu cực
về người khác Đạo? Khác mầu da, ngôn ngữ,
tập quán? Được mấy ai có lòng hào hiệp, xót thương như anh Samaritanô
ngoài Đạo, ở trong truyện?
Ngày nay, truyền
thông báo chí nói nhiều, dẫn chứng nhiều về sự kiện người kỳ thị người. Người
ghét ghen người. Ghét, kẻ ở ngoài. Ghen, cả với người ở trong. Và, hậu quả xảy
đến, là: những động thái kỳ thị và phân biệt ấy, đem đến cho gia đình và xã
hội, một thần tượng và văn hoá mới. Đó là văn hoá của sự chết. Thần tượng của lòng đố kỵ,ganh tương, chém giết.
Về lại Hội thánh, câu
hỏi đặt ra với người của thánh Hội là: ngày nay Hội thánh Chúa có còn đặt nặng
vai trò trọng tâm của gia đình, ở xã hội, nữa hay không? Hội thánh có dùng
thước đo phẩm chất của xã hội bằng tính thân cận trong gia đình Hội thánh mình,
nữa hay không? Đời sống thân cận của gia đình ruột thịt có còn là thế mạnh cho
xã hội nữa không? Hoặc, đời sống thân cận của gia đình vẫn là thế mạnh và mặt
yếu kém của xã hội? Hội thánh có lo cho
gia đình nghèo hèn, cô đơn, đổ vỡ hiện đang là hiện tượng rất thông thường?
Hiện tượng này khiến nhiều người bận tâm, lo lắng. Chí ít, là ở các xã hội hôm
nay đã phát triển.
Lại cũng có mối nguy
khác, ít hiện rõ, thường vẫn thấy có ở xã hội, là người ta chỉ lo tập trung mọi
sự vì lợi ích của gia đình mình thôi. Nhiều gia đình chỉ chuyên chăm lo lắng
cho lợi ích của gia đình mình. Bất kể nhu cầu nào khác, của xã hội. Họ muốn
rằng xã hội có trọng trách phải cung cấp mọi điều tốt đẹp, dành riêng cho gia
đình họ thôi. Ngoài ra thì, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Tất cả, là để
vuông tròn tham vọng của gia đình, của riêng mình. Và xem những người cận thân
hay cận lân, đều là thứ yếu cả.
Trình thuật hôm nay,
kêu gọi mọi người hãy có tinh thần đối xử tốt đẹp với người thân cận. Để tất cả
trở thành đại gia đình lý tưởng. Cộng đoàn thân thương. Chứ không là, xã hội
khép kín, hạn hẹp,đầy tranh chấp/nhiều tranh giành. Để, gia đình mình/cộng đoàn
mình phải hơn người. Gia đình tốt trong cộng đoàn Nước Trời, phải là nơi chốn
mà mọi người đem hết khả năng, tài cán ra mà phục vụ lợi ích chung. Lợi ích của
cộng đoàn. Của xã hội. Cộng đoàn ấy, xã hội ấy, sẽ không có người dưng khách
lạ, đứng ở ngoài. Mà, tất cả cùng chung là một.
Câu hỏi của người
thanh niên trong trình thuật hôm nay: “Ai là người thân cận của tôi?” ,
sẽ là câu hỏi mà mỗi người trong ta cần đặt ra. Và, câu trả lời sẽ phải là câu
đúng sự thật. Trong sống đời thực tế, cũng nên đặt câu hỏi theo cung cách khác,
như: “Ai sẽ là người được tôi, được bạn giúp đỡ, hôm nay?” Hoặc, “Tôi
sẽ nhìn người dưng khách lạ bằng cặp mắt nào đây?”. Cũng nên thêm vào danh
sách “người thân cận” của anh, của tôi không chỉ người dưng xa lạ, mà cả những
người còn nghèo hèn, yếu kém, đớn đau và tuyệt vọng nữa.
Câu truyện Chúa kể ở
trình thuật hôm nay, còn dẫn ta suy tư về nhiều điểm khác nữa, như: điều Chúa
dạy, Ngài không chỉ dạy cho một nhóm người được tuyển, rất nhỏ. Nhưng, cho tất
cả mọi người. Đó chính là lời mời gọi, gửi đến hết mọi người. Mọi xã hội. Tây
cũng như ta. Già cũng như trẻ. Hãy biết để mà sống. Sống xứng đáng như bài đọc
1, còn nói rõ:
“Mệnh lệnh (Chúa ban)
không ở trên trời… Lời đó ở rất gần anh em. Ngay trong miệng. Trong lòng anh
em, để anh em mang ra mà thực hành.” (ĐNL 30: 12-14)
Nói cách khác, Chúa
mời gọi mọi người, không để ta trở thành siêu nhân sống bên ngoài cõi trời.
Ngoài cõi đời. Nhưng, chính là những sự rất thật. Là, những điều ta cần xác tín
về bản chất con người, của chúng ta.
No comments:
Post a Comment