Saturday, 22 June 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô Thư I Corinthô Đoạn 2 câu 6 đến 9




Có mấy tiếng khó:
‘thành toàn’ Hi-lạp: teleioi: là một tiếng của đạo bí truyền chỉ những người đã ‘thụ truyền’ (nitié) (coi L.Cerfaux, Le Chrétien… 455):
Trong mạch lạc: đối chọi với nèpioi (bé-bỏng, bé dại). Những ganh-tị trẻ con, bồng-bột sính triết-lý đã thấy rõ sự bất-toàn của tín-hữu. Bởi đó, họ chưa tiêu-thụ nổi sự ‘khôn ngoan’ chỉ có thể nói ra cho hạng ‘thành-toàn’ trưởng-thành lão-luyện: tức là mầu nhiệm về ý-định Thiên-Chúa.

Nhưng fải để ý, thánh Faolô không fân giai-đoạn đặc-sủng (bè ngộ-đạo), nhưng cũng không thể hiểu về hết mọi tín-hữu, mà là về hạng tín-hữu được ơn Thánh-thần cao hơn, ơn đó lại là điều mà mọi tín-hữu có thể và fải hướng đến.

đầu-mục của đời tạm này’: câu 8 nói họ đã đóng-đinh Chúa Kitô và như thế đã được hiểu về quyền-chức Israel và Rôma (coi Rm 13: 3)

Nhưng tiếng dùng trong Tân-ước thì lại nói về các thiên-thần. Đó là chủ-đề về việc thiên-thần sa-ngã và đã lôi kéo người ta vào vòng fản-loạn: Những thần đó đã mạc-khải triết-lý đời này: họ đề-xướng dị-đoan thờ quấy (Kng 14: 12-14) can-thiệp vào biến-hoá đạo-lý nhân-loại thành fương-thế fục-vụ vô-luân và thờ quấy. (vấn-đề coi thêm L. Cerfaux Le Chrétien… 55s)
Câu 7:
(Coi DBS VI, 192-202 bình-luận về tiếng “in mysterio” trong câu này)
Tiếng tranh-luận cắt-nghĩa là tiếng “in mysterio” có thể hiểu 2 cách chính: hoặc kéo về với “khôn-ngoan”, tiếng ‘in mysterio’ có thể có nghĩa một adjective (khôn-ngoan, huyền-bí)- nhưng cũng có thể cũng kéo lại với tiếng ‘nói’ (giảng-giải): nghĩa là
a)    Một cách bí mật, huyền-bí.
b)    Dưới hình-thức một bí-mật, mầu-nhiệm.
Nhưng dù sao fải để ý: muốn kiếm đây một lễ-nghi bí-truyền thì không fải chỗ: cũng không hẳn là Faolô có một đạo-lý bí-truyền chỉ dành cho những người thành-toàn, hay fải giấu-diếm cho người mới được khai-tâm. Nhưng chiếu theo 1: 18 24 30, ta fải đồng-nhất “Khôn-ngoan Thiên-Chúa” 2: 7 với sự khôn-ngoan nói trong 1: 24. Nhưng nhấn đến sự am-tường về tính-chất và hậu-kết của cũng một đối-tượng.
Câu 8:
Như câu 6. Các đầu-mục đây thuộc hang thiên-thần – Nhưng chúng chống lại Tin-Mừng. Làm thế, vì chúng không có sự khôn-ngoan của Thiên-Chúa. Nếu chúng được sự khôn-ngoan của Thiên-Chúa, chúng đã không đóng-đinh Chúa Kitô vì sự chết đó đã là ‘kết án’ trên quyền-hành của chúng (Co 2: 15). Vấn-đề gốc-tích của đạo-lý về thiên-thần xử-dụng ở đây: (coi L. Cerfaux Le Chrétien …56s)

Có thể từ-ngữ còn vọng lại biến-ngôn ngộ-đạo (đông phương) về vị thần giấu ẩn tung-tích của mình đi để ‘lùa ma quỉ’. Lý-do các thần đó đã giết Chúa cũng không thấy nói rõ; nhưng, có thể so với 8: 32 (các thần-thiêng theo quan-niệm thời đó thao-túng trên người ta bằng định-mệnh do ảnh-hưởng tinh-tú’ – Chúa Kitô đến đem một mãnh-lực Thiên-Chúa đến, tức là Agapè để thủ-tiêu “định-mệnh” đi).
Câu 9:
(Về xuất-xứ câu này: RB70 (1963) 52-74 A. Feuillet, L2’énigme dẻ I Cor 2: 9. Contribution à l’étude des sources de la Christologie Paulinienne).

Không có một câu Kinh thánh nào nói rõ như vậy, nên có những tác-giả nghĩ đến ngụy-thư (Origènes, Khải-huyền Êlya). Nhưng, hình như lời trưng fải hiểu theo một lời Kinh thánh.

Các tác-giả bây giờ nghĩ đến một hỗn-hợp nhiều lời Kinh thánh. Tức là: Ys 64: 3 hoà-hợp với Ys 65: 16-17. Nhưng trong khi bàn đến sự khôn-ngoan của Thiên-Chúa, Faolô không lẽ không xử-dụng đề-tài thông-dụng trong các sách khôn-ngoan về sự Khôn-ngoan Thiên-Chúa tàng-ẩn, ngoài tầm khảo-sát và tri-thức của người đời: ý-tưởng có trong Cng 30: 1-4, Hcl 1: 10: Đó là chủ-đề khai-thác cách riêng trong Yob 28; 13: 1-2 8: 10 9: 4 12: 1-3 34: 10 34, rồi so với Yob 19: 26t 42: 4-6. Nhưng có lẽ fải nhấn cách riêng vào Barúc (3: 16tt)

 (còn tiếp)                                
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60)

No comments: