Thursday, 13 June 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô I gửi Tín hữu Corinthô Đọan 2 câu 1 đến 5





2: 1-5
Faolô đã áp dụng nguyên tắc ‘vinh vang trong Chúa’ thế nào khi đến cùng tín-hữu Corinthô.

Ngài không vận-dụng những gì quyến-dũ hơn cả đối với người Hi-Lạp: tài hùng-biện và đạo-lý của các hiền-nhân quân-tử.

Nhưng một cách mộc-mạc đã nói ra tín-thư Chúa Kitô tử-nạn, không lo rào trước đón sau kẻo làm người ta fật-lòng. Đằng khác, khi đến Corinthô ngài không fải là người khởi-thắng nhưng trong nhiều fiền-sầu, ngã-lòng và hậu-quả của lời mình nữa, và có thể trong cơn-bịnh (?), ngài lo-sợ đến đỗi Chúa đã hiện ra mà ủy-lạo (Cv 18: 9-10). Tuy biết cái yếu thế của mình, Faolô cũng đã không lấy những fương-thế lòai người, một thứ quảng-cáo có sức hấp-dẫn nhân-tâm. Nhưng Thiên-Chúa đã tỏ quyền-lực của Người ra, nơi những ơn-lạ của Thánh-Thần.

2: 6-3: 4
Ở Côrinthô, tín-hữu bồng-bột về triết-lý và muốn coi các cộng-đòan của họ như những môn-fái triết-gia. Dĩ nhiên triết-gia bình-dân (cũng như thời tranh-luận Jansenius, đâu đâu người ta đều bàn-cãi thần-học). Thánh Faolô muốn tránh hẳn cái ngộ-nhận đó và fản-kháng kịch-liệt. Nhưng ngài không đành vất đi những cơ-hội thuận-lợi gây nên bởi sự ham hiểu-biết của người Hi-Lạp, và bây giờ người táo-bạo dùng ngay khẩu hiệu ‘khôn ngoan’ của tín-hữu mà quả-quyết rằng thông-điệp của Kitô-giáo chấp-chứa cả một kho-tàng khôn-ngoan: chúng tôi cũng có một triết-lý, một môn khôn-ngoan, trình-bày cho những kẻ lão-luyện . Dĩ nhiên, đó không fải là sự không sao hiểu nổi. Đó là sự khôn-ngoan của Thiên-Chúa,tàng-ẩn trong mầu-nhiệm, sự khôn-ngoan Thiên-Chúa từ trước đã dành sẵn để nên mối vinh-hiển cho ta. Thánh Faolô có dùng từ-ngữ Hi-Lạp ‘khôn-ngoan, bí-nhiệm’, ‘biết’. Nhưng nền-tảng của sự khôn-ngoan này lại là mạc-khải,và ít nhiều tiếng thuộc về văn-chương khải-huyền (đầu-mục, tàng-ẩn, vinh-quang đời này (aiôn houtos), nhịp cầu là ‘sự khôn-ngoan’ của Do-thái Hi-lạp-hóa nơi các sách muộn-thời (Khôn-ngoan, Barúc, Huấn-ca, và văn-chương minh-giáo Do-thái).Thiên-Chúa đã muốn dùng sự khôn-ngoan của người ta để thực-hiện ý-định của Người: nhưng người ta đã làm chương-trình thất-bại:nên Người bêu-nhuốc cái khôn-ngoan của người đời bằng mạc-khải sự khôn-ngoan của Người ra, tương-fản với sự khôn-ngoan của nhân-lọai, vì đây là Khôn-ngoan của Thiên-Chúa Chương-trình mới này, chúng ta biết được nhờ mạc-khải của Thần-khí. Đối-tượng của sự khôn-ngoan đó là các của-cải huyền-bí đã dọn sẵn để nên mối vinh-dự cho ta. Thiên-Chúa đã mạc-khải các điều ấy (đã đặt trước tầm của ta) nhờ Thần-Khí (mà chúng tqa đã được chịu lấy). Vì Thần-Khí đó dò-thấu được mọi sự cả những điều sâu-thẳm nơi Thiên-Chúa; chỉ có Thần-Khí đó mới biết ‘bên-trong’ của Thiên-Chúa và dạy được cho ta biết các ân-huệ Chúa ban là gì…Thần-Khí dò-thấu bên-trong thẳm-sâu của Thiên-Chúa và mạc-khải ra cho ta, thì cũng lại giúp ta nói ra được những công-thức, những lời-lẽ khả dĩ so được với những lời-lẽ của triết-lý, nhờ đó chúng ta có thể tỏ bày với nhau những mầu-nhiệm.

Các chương này có nhuốm màu tư-tưởng Hi-Lạp, và muốn đồng nhất sự Khôn-ngoan với Chúa Kitô (2: 9), hay Thần-khí với ‘trí-khôn’ (nous). Điều này đã bắt đầu với sách Khôn-ngoan, để đáp-ứng với nhu-cầu của thời-đại vừa hâm-mộ triết-lý vừa thất-vọng bởi triết-lý và chạy theo tôn-giáo để được thỏa-mãn các nhu-cầu tinh-thần .Kitô-giáo cũng đáp lại nhu-cầu đó fần nào:chẳng những bởi những lời hứa về kho-tàng lai-thời, mà còn bởi tri-thức hiện-tại về các điều đó. Cho những ai tìm kiếm fúc-lạc nơi tri-thức, thì biết mầu-nhiệm của Thiên Chúa sẽ trở nên chop-đỉnh của cả đời người. Theo nhỡn-giới các tôn-giáo ‘bí-truyền’ và khải-huyền Do-thái, thì được biết như vậy là gặp được cửa đi vào thế-giới của thần-linh.

Đọan này quan-trọng:tả 3 giai-đọan của mầu-nhiệm mà Êphêsô sẽ diễn bày nhiều hơn: Khôn-ngoan huyền-bí đã tàng-ẩn từ trước trong Thiên-Chúa và bao gồm hết các sự lành cứu-rỗi hòan-tòan siêu-nhiên (câu 7-9) mạc-khải mầu-nhiệm nhờ Thần-khí (10-12);việc rao-giảng mầu-nhiệm do những người thừa-hành có tư-cách.

Vấn-đề tranh-luận: liên-lạc với tôn-giáo ‘bí-truyền’: coi DBS VI, 189-202, J. Dupont, Gnosis, TWNT IV (mustèrion) 809-834 Bornkhamm  
                                                                                                                                                              (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


No comments: