Friday, 25 January 2013

Lm Frank Doyle sj: “Tôi biết làm sao được hỡi trời?”



Suy niệm Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Thường Niên Năm C

“Tôi biết làm sao được hỡi trời?”
Giận anh, không nỡ! Nhớ không thôi!
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh..."có một người"!...
(thơ T.T.Kh)
Lc 1: 1-4, 8-10
            Sự việc hôm xưa, nhà thơ không hay biết. Mới kêu Trời. Rất sợ. Sử thánh hôm nay, người viết đà ghi mọi diễn tiến. Có người chứng. Ghi, là ghi sự việc Chúa làm, từ đầu, như trình thuật rày đã tả.
            Trình thuật nay, thánh Luca nói rõ: dù thánh nhân không được diện kiến Đức Giêsu, nhưng vẫn ghi lại giáo huấn của Chúa. Ghi tỉ mỉ, để ta cùng suy. Suy cho kỹ, không theo cung cách của người viết tiểu sử. Về nhân vật. Mà, chỉ suy và niệm, về công trình cứu độ Chúa thực hiện. Công trình gồm sự sống, nỗi chết và sống lại, của Đức Chúa. Để ta biết mà sống. Sống, chấp nhận theo Chúa Giêsu, như Vua Cha. Là Đức Chúa.   
            Phần hai trình thuật, là bước nhảy vọt nơi bài viết. Nhảy, từ lời tự sự mở đầu trình thuật để nói ngay từ đầu. Về, cuộc đời công khai của Đức Chúa. Từ thôn làng Nadarét. Có truyện kể, về Truyền tin. Về, ông Dacaria. Về bà Êlisabét. Ngày sinh của thánh Gioan Tẩy giả. Về sự việc Giáng hạ của Chúa. Cho đến phép rửa Ngài nhận từ người anh họ, là thánh Gioan. Về một cám dỗ. Ở sa mạc. Nhảy, là nhảy từ chương 1 đến chương 4, rất Tin Mừng.
            Tất cả tuần tự diễn tiến, như đã báo trước. Báo, để chuẩn bị cho cảnh trí hôm nay. Cảnh, khởi đầu cuộc đời công khai. Và sứ vụ của Chúa, ngay hôm trước. Hôm, Ngài đến sông Giođan, để nhận phép rửa. Rồi sau đó, có kinh nghiệm từng trải, ở sa mạc. Từ đó, có “Sức mạnh của Thần Khí Chúa” xuống trên Ngài. Kế đến, trở về Galilê. Và Nadarét, nơi Ngài trưởng thành. Lớn lên. Cùng các thánh.
            Đời công khai của Chúa, là hành trình cứu thế rất giản đơn. Đơn thuần và giản dị, xuất từ làng Nadarét tới Giêrusalem. Tất cả, là trọng điểm trình thuật mà thánh Luca muốn diễn tả, ở Tin Mừng. Ở sách Công vụ Tông đồ. Qua trình thuật, thánh Luca không diễn đi diễn lại việc các tông đồ đi đi về về, từ Galilê đến kinh thành Giêrusalem. Bề thế. Nhưng ở nơi đây, chốn thị thành của bình an - vui sống, Đức Giêsu chịu mọi khổ nhục, để rồi Ngài chấp nhận nỗi chết. Từ đây, Ngài trỗi dậy về với sự sống vĩnh cửu. Và trở nên Đấng Cứu Thế. Rất miên trường. Cũng từ đây, đồ đệ Chúa ra đi đến với mọi miền. Đến nơi cùng tận trái đất mà rao giảng Tin Vui An Bình, của Đức Chúa.
            Chính vì thế, ngay ngày đầu cuộc đời công khai, Chúa đã vào hội đường như Ngài vẫn làm và sẽ làm, mọi ngày Sabát. Như mọi người. Để, giống như người Do thái khác, Ngài sẽ tuân thủ và kiện toàn Lề luật, Ngài chủ trương. Ở hội đường, không có thượng tế. Hội đường, là nơi người người đến, để hội họp. Suy tư. Nguyện cầu. Suy, về Kinh Sách. Cầu, với mọi người.
            Khi suy tư, Chúa đứng thẳng người mà đọc đoạn sách ngôn sứ Isaya, họ đưa Ngài. Sách, nói về việc Mêsia, Đấng sẽ đến. Việc xảy ra, là việc Chúa tuyên bố Ngài chính là Mêsia, Đấng mọi người đợi trông. Ngài áp dụng lời ngôn sứ, cho chính Ngài. Rất rõ ràng. Từng lời lẽ, như: “Thần Khí Chúa ngự trên Tôi. Ngài xức dầu, tấn phong Tôi…” (Lc 1: 18)
 Xức dầu, tiếng Hy Lạp muốn nói: Ngài là Vua Cứu Độ. Đấng Mêsia. Là, Đức Kitô. Tất cả, chỉ một nghĩa. Một tuyên xưng. Chương trình. Bày tỏ. Ta vẫn chờ. Chờ, Chúa tuyên bố về một sứ vụ. Lời mọi người chờ, nay được tuyên bố theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Rất biểu tượng.
Tuyên bố hôm nay, gửi thẳng đến kẻ nghèo. Nghèo và hèn, về vật chất. Cả những người bị giam hãm. Chốn lao tù. Đui mù. Què quặt. Bị khai thác. Ức hiếp. Trong khi thánh Mát-thêu nói về người nghèo kẻ hèn, về tinh thần. Thì, thánh Luca nói thẳng về người nghèo đích thật. Kẻ đói ăn. Thiếu mặc. Người thực sự khóc dở. Chết dở. Tuyên bố Chúa gửi đến, là niềm hy vọng. Hy vọng, được chữa lành. Giải thoát. Giải thoát và chữa lành, không như phép lạ, trên đời. Mà là, thay đổi tận gốc rễ. Để rồi, cùng với Đức Giêsu, ta sẽ chấm dứt các tình trạng tồi tệ ấy.
Thông điệp Chúa gửi, ngay từ đầu, đã mang ý nghĩa tượng trưng. Như tác giả người Brasil là Paolo Freire viết trong cuốn “Sư phạm của người bị o ép”, đã nhấn mạnh: ở đâu còn có ngưi giàu/kẻ nghèo, người mạnh/kẻ yếu, người áp bức/kẻ chịu áp lực, tất cả cần được giải thoát. Tất cả, sẽ đến với người nghèo thực sự, là người chưa phát triển đủ về mặt cảm xúc. Người đơn độc. Bị bỏ rơi. Bị choáng ngợp/đè bẹp vì của cải dư thừa, của người khác. Họ là những người nghèo thực sự. Như ta.
Số phận của những kẻ bị tù đày. Cầm cố. Chốn lao tù, nhưng không được đối xử  một cách đúng phép. Những người sai phạm, cần được hoá giải. Để hồi hướng. Những người mong chờ được giải thoát. Vào một ngày rất xa vời. Những người tự do, nhưng vẫn sợ. Sợ bạo lực. Sợ khủng bố,. Sợ cả sự tự do, mình đang có. Tóm lại, họ là những người cần ta cầu bầu. Cưu mang. Gíúp đỡ. 
“Cho người mù được sáng mắt”, mù loà, chưa hẳn là thương tật. Nhiều khi, chỉ là mù loà do thành kiến, ngu si, ganh tị hoặc một cảm xúc nào đó.
Nhà văn nọ, có viết: “Nhiều người vẫn sống cuộc đời tuyệt vọng, trong câm lặng.” Nhiều xã hội thường khoe khoang thành tích tự do no đủ, nhưng lại áp lực lên người dân của mình. Các nhà bất đồng chính kiến người Hoa, vẫn cứ phải đào thoát qua Mỹ để được sống một cách tự do. Dân chủ. Ở đây. Xã hội này, ta vẫn cần nhận ra rằng trong chừng mực nào đó, ta có sống dưới áp lực nào khiến ta vẫn làm được chuyện mà chẳng sợ ai, không?
Ngày hôm nay, lời của Chúa có tiếp cận được với ta không? Bài đọc 2, là câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi này. Vấn đề là: người tín hữu Đức Kitô hôm nay vẫn còn sống theo chủ nghĩa cá nhân. Đơn độc. Người người vẫn tự mình quán xuyến mọi sự. Quán xuyến cả chuyện sống đời giáo dân nữa. Nhưng, ảnh hình mà thánh Phaolô muốn diễn tả ở đây, là ở điểm: chúng ta là chi thể của một Thân Mình. Mỗi chi thể tương tác với nhau qua việc cho đi và nhận lấy. Mỗi người đều nhận cũng một phần ân huệ, như nhau. Bằng nhau.
 Bởi, nếu người nhận nhiều kẻ được ít, thì Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay không trở thành thực tại sống động, cho mọi người. Vì là chi thể của Thân Mình Chúa, hẳn là ta phải giùm giúp mọi người sống kinh nghiệm từng trải để làm giàu cho nhau. Làm giàu, bằng cách vượt thắng mọi cảnh nghèo hèn. Cơ cực. Cùng nhau tạo thị kiến sống động mà bỏ đi cảnh mù loà, trong nhận thức. Để, có được sự tự do giải thoát khỏi mọi áp bức. Bất công. Tệ nạn. Đó chính là, điều Chúa muốn ta có.
Cuối cùng, ta chưa nhận ra được sự tương phản việc tuyên bố về Lề luật ở bài đọc 1 với Lời của Chúa, ở Tin Mừng. Chưa nhận ra rằng: lề luật, vẫn là việc thiết yếu cho phẩm giá. Cho quyền làm người. Và, tự do. Nhưng, điều Chúa nói, có nội dung mới lạ, chính là: lòng thương xót. Đó mới khác.
Trong tinh thần đón nhận điều mới và lạ Chúa gửi đến, ta cứ vui mà ca mà hát, hát rằng:

            “Thanh niên, thanh niên hoa thơm tuổi thơ
Tương lai, tương lai đang mong chờ ta
Vai ta gánh sơn hà, tay ta giữ quê nhà
Lòng rộn ràng say sưa như xuân mới.”
(Phạm Đình Chương – Bài Ca Tuổi Trẻ)

            Đón nhận Lời Chúa, với lòng thương xót/Xót thương sẽ biến người người thành những bạn trẻ. Trẻ, để đưa vai gánh lấy sơn hà. Một giải. Giải sơn hà, rộng lớn như Tương Lai Nước Trời. Đang chờ ta.


No comments: