Monday 19 April 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi

Sách Thánh là gì?

Tiếng dùng: Chúng ta thường dùng tiếng Kinh thánh (tiếng Kinh: thường chỉ những sách người ta tôn trọng làm mẫu mực, một môn phái, một tôn giáo coi như buộc phải tuân phục. NB: Người Pháp gọi là: La Sainte Bible; người Anh: The Holy Bible: do tự tiếng Latinh của tiếng Hy Lạp: Ta Biblia (những quyển sách).

Kinh thánh là sách thánh của Đạo Chúa Kitô (Kitô giáo).

Nhưng có thể nói Kinh thánh của Hồi Hồi, của Ấn Độ giáo, của Phật giáo nữa: vì tiếng Kinh thánh, Sách thánh có thể hiểu theo nghĩa chung: những sách các tôn giáo tôn trọng.

NB.

1) Sách thánh của Hồi giáo là Koran. Sách gồm có 114 Sura (nghĩa là đoạn), thu thập lại các lời tuyên bố của Mahômed, sáng lập Hồi giáo vào thế kỷ thứ VII.

2) Sách thánh của Ấn độ giáo là sách Phệ Đà. Kinh Phệ Đà cựu trào là Rig-Vêđa (sáng tác vào khoảng 1500-800); ngoài ra còn có Yajur-Vêđa, Sama-Vêđa, Atharva-Vêđa. Viết bằng tiếng Phạn, do những tác giả vô danh.

3) Sách thánh của Phật giáo là Kinh Tam Tạng. Phật Thích Ca thuyết pháp vào lối -500. Không viết bút tích nào. Mãi đến năm 88-76, Đại hội Phật giáo Tích Lan mới thu thập giáo huấn làm thành những bộ sách mô phạm cho giáo huấn Phật giáo, gọi chung là Tripitaka (Tam tạng: ba thúng), tức là Sutra (tiếng Pâli: Sutta) diễn từ của Phật thuyết pháp.

Vinaya (sưu tập những luật lệ cho tăng già)

Abhidarma (pâli: Abhidhamma): có tính cách triết lý siêu hình.

4) Sách thánh của Khổng giáo, hay cổ điển của nhà Nho: là các Kinh: Dịch Thu Thi Lễ Xuân-thu, đó là Ngũ Kinh.

Ngoài ra, còn có thư: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử chấp chứa cái cốt tuỷ của đạo Nho.

Các sách Kinh thánh của Đạo Chúa Kitô là những sách nào?

Chúng ta có thể kể các sách Hội thánh Công giáo nhận là Kinh thánh thế này:

CỰU ƯỚC.

Ngũ thư: Khởi nguyên (Kn), Xuất hành (Xh), Lêvi (Lv), Dân số (Ds), Thứ luật (Tl)

Sử: Yôsua (Yôs), Thẩm phán (Thp), Rut (Rt) 1-2 Samuel (1S 2S), 1-2 Vua (1V 2V0

Truyện: 1-2 Ký sự (1K sKs) Ezra (Er) Nêhêmya (Nê) 1-2Macabê (1M 2M)Tô bi (Tb) Yuđita (Yđt) Esther (Eth).

Thi phú: Yôb (Yb) Thánh vịnh (Tv) Cách ngôn )Cng) Giảng viên (Gv) Diệu ca (Dc) Huấn ca (Hc) Khôn ngoan (Kng).

Tiên tri: Ysaya (Ys) Yêrêmya (Yr) Aica (Ai) Baruc (Ba) Êzêkiel (Ez) Dabiel (Dn) Hôsê (Hs) Amos (Am) Abdya (Ab) Yôna (Yôn) Mica (Mi) Nahum (Na) Habacuc (Ha) Sôphônya (So) Haggai (Hg) Zakarya (Za) Malaki (Ma)

TÂN ƯỚC

Các sách Tin Mừng: Matthêô (Mt) Marcô (Mc) Luca (Lc) Yoan (Yn).

Công vụ các Tông đồ (Cv)

Thư của thánh Phaolô; cho tín hữu Rôma (Rm) Côrinthô (1-2) Galát (Ga) Êphêsô (Ep) Philip (ph) Côlôsê (Co) Thêsalonikê (1-Th) Thư gửi cho: Timôthê (1-2 Tmj) Titô (Tt) Philêmôn Phm)

Thư chung: của thánh Yacôbê (Yc)

Của thánh Phêrô (1-2P)

Của thánh Yoan (1-2-3 Yn)

Của thánh Yuđa (Yđ)

Khải huyền của thánh Yoan (Kh)

Hết các sách Hôi thánh trao tay ta như những Sách làm qui lệ cho đức tin, thì được gọi là QUI ĐIỂN (Canon).

Qui điển Hội thánh Công giáo gồm 27 quyển Tân Ước, và 44 quyển Cựu Ước theo bản dịch Hy Lạp.

Nhưng trong bản dịch Hy Lạp có những quyển không có trong bản Hipri (nguyên văn Cựu Ước).

Người Do thái và Thệ phản chỉ nhận Qui điển Cựu Ước theo tiếng Hipri, nên Qui điển Cựu Ước của họ ít hơn, nghĩqa là bỏ ngoài các quyển này: Yuđita, Tobi, 1-2 Macabê, Khôn ngoan và Baruc, Huấn ca- và Daniel đoạn 13-14, một ít phụ trương trong sách Esther.

Các sách Qui điển Cựu Ước Hipri: Qui điển chính.

Các sách chỉ có trong Qui điển Hy Lạp: Qui điển thứ.

Tiên vàn mọi sự Lời Thiên Chúa diễn tả ra trong SỰ KIỆN ISRAEL, lịch sử kéo từ Abraham đến Chúa Yêsu.

Phần chính Kinh thánh là lịch sử- Hết các sách khác phải đọc theo lịch sử đó (các tiên tri, rồi các sách khác cũng thế).

Dõi theo lịch sử đó: tiến triển mặc khải về mọi phương diện hay đạo lý: về Thiên Chúa, về ơn cứu rỗi, về tội lỗi, trông cậy…

Coi cả bước diễn tiến, nhìn ra đà tập trung và hội ra duy nhất được, thì lịch sử đó diễn ra cách rõ ràng và phong phú hơn cả chính ý định Thiên Chúa luôn luôn đeo đuổi trong tạo thành, và nhờ đó Thiên Chúa mặc khải về chính mình ở đó hơn chữ viết.

Lịch sử đó chung qui hướng về YÊSU: mặc khải chung kết trong tình trạng hiện tạo của tạo thành: Lời sống động của Thiên Chúa. Tân ước diễn tả cho ta sự kiện cuối cùng này: Chúa Yêsu đã dầnh tỏ bày dung mạo bản lĩnh của Ngài ra. Ngài không tuyên ngôn bừa bãi cách siêu phàm- nhưng Ngài đã sống đời sống Thiên Chúa cách nhân loại: Thần tính hiện tỏ trong các thái độ của Ngài. Nhất là trong những yêu sách vô tiền tuyệt hậu của Ngài. Rồi biến cố Phục Sinh là mặc khải quyết định. Sau đó, ta theo dõi các nỗ lực của Hội thánh (bắt đầu từ các Tông đồ) để đi sâu vào mầu nhiệm Chúa Kitô (từ những công thức của cộng đoàn Yêrusalem, qua sự thấu triệt của Phaolô, sự thâm thuý của Yôhan. Nhưng cuối cùng dầu cao siêu lời lẽ vẫn là những tay vụng về cố dắt ta tới chính Mình Chúa Yêsu: Thiên Chúa làm người.

Từ đầu đến cuối: Kinh thánh là lịch sử hiển diện của Thiên Chúa trong thời gian. Lời lẽ bất lực để mặc khải kiểu Thiên Chúa và cư xử cách Khôn ngoan vô lường: lòng yêu mến Thiên Chúa.

Xét như vậy, thì ta hiểu được: sao lời Thiên Chúa lại kèm theo biết bao khiếm khuyết. Lịch sử không phải là lý tưởng, nhưng là một sự gặp gỡ với tất cả những thớ thịt xác hồn nhân loai.

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR

No comments: