Thursday 14 December 2017

Gs Marcus J Borg: Khôn-ngoan theo qui-ước



Chương 4
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan
Bậc Thày của sự khôn ngoan được thay thế
(Bài 17)


Về vấn đề
Khôn-ngoan theo qui-ước

Trước nhất, ta cũng nên nhìn vào khía-cạnh đối-nghịch giữa khôn-ngoan-lật-đổ và khôn-ngoan-thay-thế do Đức Giêsu đề ra, tức: cần thay đổi khôn-ngoan qui-ước. Có hiểu khôn-ngoan ấy là gì và nó hoạt-động ra sao, ta mới có được điều-kiện thuận-lợi để diễn-giải sứ-điệp Ngài gửi đến; và hiểu được sứ-điệp của Đạo ở các thư do ông Phaolô viết và ở truyền-thống rất thánh thiêng. Khôn-ngoan đây, cũng toả ngời nhiều lằn sáng soi rọi để ta hiểu rõ hơn nữa.

Khôn-ngoan qui-ước, là ý-thức thống-lĩnh mà bất cứ văn-hoá nào cũng đều làm thế. Khôn-ngoan đây, là sự hiểu biết có văn-hoá về đường-lối mọi việc (trong đó có tầm-nhìn về thế-giới hoặc ảnh-hình của thực-tại) và hiểu biết cung-cách sống-động (trong đó có cả đặc-trưng sống còn, nữa). Đây, là “những gì mọi người hiểu” cả về thế-giới trong đó ta sống có giao-tế ngang qua tiến-trình nhiều tăng-trưởng.

Khôn-ngoan đây, lại là việc “dựng xây thực-tại xã-hội có văn-hoá”; và, là công việc nội-tại-hoá công-cuộc xây-dựng bên trong tâm-thân mỗi cá-thể. Thành thử, đó là ý-thức đã thấm-nhuần nền văn-hoá, tức: ý-thức do văn-hoá hoặc truyền-thống định-dạng ra nó.

Dù nội-dung trong đó vẫn thay-đổi từ văn-hoá này sang trạng-thái khác, khôn-ngoan qui-ước cũng sẻ-san nhiều đặc-trưng chung chung, nhờ văn-hoá. Không chỉ đặc-trưng chung chung mới định-hình được khôn-ngoan qui-ước, nhưng các đặc-trưng này/khác vẫn nói lên cung-cách hoạt-động trong cuộc sống của ta. Mọi đặc-trưng, vẫn vận-dụng để ta thấy: cuộc sống hài-hoà với khôn-ngoan qui-ước không bị ý-thức thống-lĩnh thế-giới ngoài đời của Do-thái-giáo vào đầu thế-kỷ, nhưng nó là ý-thức thống-lĩnh ở thời-đại và văn-hoá của ta nữa.

Trước nhất, khôn-ngoan hướng-dẫn giúp ta chọn đúng cung-cách sống. Nó bao gộp đủ thứ, từ chuyện thực-thi hết mọi sự như dán nhãn hiệu lên giá-trị trọng-tâm và ảnh-hình cuộc sống gặp ở văn-hoá.

Ban đầu, nó minh-hoạ tình-trạng rối-rắm mà phần đông chúng ta còn nhớ ở thời thơ trẻ đã có bài học với lời khuyên-nhủ như: “Đừng nhai ngồm-ngoàm, vừa ăn vừa nói”, “Đừng lấy miếng bánh to nhất đặt trên dĩa”, “Đừng hát hò ầm ĩ khi đang ăn.” Ta lại được dạy cách ăn canh/húp cháo cho đúng phép. Có người làm thơ, hát vè để nhớ rằng: “Như chiếc thuyền nhỏ trực chỉ biển khơi, ta dùng muỗng vừa rút ra khỏi món đồ mình vừa nhúng”. (*23)

Ta được dạy, hãy giảm thiểu mọi tiếng ồn không lời từ thân mình, dù nó không được đặt đúng chỗ. Tất cả, đều là chuyện nhỏ, lẽ đương nhiên, nhưng chúng minh-hoạ cung-cách khôn-ngoan qui-ước thấm-nhập cùng khắp và ta học được điều ấy, cách sớm sủa.

Quan-trọng hơn cả, là ở chỗ: nhờ khôn-ngoan qui-ước biểu-hiện các giá-trị của văn-hoá nên ta mới hiểu được ý-nghĩa của những gì rộng toả khắp muôn nơi và hình ảnh nó phản-ánh lên cuộc sống rất tốt đẹp.

Do-thái-giáo vào thế kỷ đầu đời, loại hướng-dẫn này là do sách luật Torah và khôn-ngoan dân dã của nền văn-hoá bồi-dưỡng, một số điều được duy-trì ở sách Cách-ngôn. Người dân bình-thường học được đường-lối sống như thế không qua nghiên-cứu, nhưng đơn-giản chỉ bằng cách tăng-trưởng trong văn-hoá, như ta vẫn làm.

Thứ hai nữa, khôn-ngoan qui-ước, tự bản-chất, đặt nền-tảng trên động-lực thưởng/phạt. Ta gặt hoa trái, từ những gì ta gieo vãi. Cứ theo đường-lối này, rồi thì mọi việc cũng sẽ tốt đẹp thôi. Ta tiếp-nhận những gì mình đáng hưởng; và cũng thế, người công-chính cũng trù phú phát-triển, và đó là thông-điệp liên-hồi xuất tự khôn-ngoan qui-ước.

Động-lực năng-nổ đây, lại là nền-tảng khái-niệm của trời Tây về sự phán xét chung-cuộc trong đó ta được tưởng-thưởng hoặc kết tội tuỳ hành-xử và/hoặc nỗi-niềm tin-tưởng. Và, đó cũng là nền-tảng của khái-niệm về Nghiệp chướng của chúng dân phương Đông. Chúng cũng được tìm thấy nơi hình-hài thế-tục, tức: cứ chuyên-cần làm việc rồi thì mọi sự cũng sẽ tốt-đẹp.

Nó còn kéo theo hệ-luỵ, dĩ nhiên, rất thực-tế ở chỗ: giả như ta không đạt kết-quả, hoặc không được chúc-phúc, hoặc không phồn-vinh, phát-đạt, là do bởi ta không theo đúng lộ-trình phải đi. Cuộc sống trở-thành vấn-đề đòi buộc có tưởng thưởng, thất bại và trừng-phạt.  

Thứ ba là, khôn-ngoan qui-ước lại kéo theo cả hai hệ-quả xã-hội và tâm-lý. Về xã-hội, nó tạo-thành một thế-giới có hệ-cấp và lằn ranh biên-thuỳ. Một số có lẽ do thừa-tự, như khi có khác-biệt về giới-tính, sắc-tộc, hoặc điều-kiện thể-chất định hình nên các giá-trị khác-biệt về văn-hoá cũng như vai-trò. Một số còn hơn là sản-phẩm được trình-diễn: có nhiều người lại cứ đo-lường chuẩn-mực của khôn-ngoan qui-ước tốt đẹp hơn nhiều thứ khác.

Về tâm-lý, khôn-ngoan qui-ước trở-thành nền-tảng cho việc định-dạng và tự kỷ. Nó nội-tại-hoá vào bên trong tâm-thân như siêu-ngã, bởi nó “đứng trụ trên tôi” và từ đó tôi phải đo-lường (*24). Siêu-ngã đây (dù ta có gọi nó là như thế hay không), nó vẫn là tiếng nói nội-tại của văn-hoá, là kho-lẫm của những cái phải ở trong đầu của ta, và nó hoạt-động như tiếng/giọng nội-tại cách chung chung chuyên bình-phẩm hoặc đôi khi cũng khen ngợi nhiều điều.

Khôn-ngoan qui-ước cung-ứng nội-dung đặc-biệt của nó. Tôi là người mà tôi có thể theo các chuẩn-mực của khôn-ngoan qui-ước; và tôi nghĩ về mình theo cách tốt đẹp hoặc nghèo nàn đều tuỳ cung-cách đo-lường các chuẩn-mực của nó. Vì thế nên, khôn-ngoan qui-ước là cuộc sống bên dưới siêu ngã ấy.

Nói tóm lại, dù theo hình-thức đạo-giáo hoặc trần-tục, thì khôn-ngoan qui-ước vẫn kiến-tạo một thế-giới trong đó ta đang sống. Quả thật, là nó cũng thiết-dựng một thế-giới, mà đó là sự thiết-dựng mà thôi. Nó là sự thuần-thục thực-tại, một mạng lưới ta phủ trùm lên thực-tại. Trên nền-tảng, thì nó là cuộc sống nằm bên trong thế-giới được thiết-dựng theo cung-cách xã-hội.

Cuộc sống ở thế-giới này, có thể và thông thường đều buồn rầu, trì trệ. Đó là cuộc sống câu-thúc, bị ràng buộc vào văn-hoá thống-lĩnh, trong đó ta trở-thành những con người văn-hoá rất máy móc, cứ bị buộc phải tự-động đáp lại những gì văn-hoá ra chỉ-thị.

Đó, còn là cuộc sống có tầm-nhìn giới-hạn và đôi lúc rất mù loà trong đó ta chỉ thấy những gì do văn-hoá tạo điều-kiện cho ta thấy và bắt ta chú-tâm vào những thứ do văn-hoá khẳng-định: nó đáng để ta tập-trung/chú ý. Đó là thế-giới đầy xét-đoán: xét-đoán chính mình và xét nét người khác tuỳ tình-trạng ta cảm thấy và tuỳ mọi người đo lường dò xét ta.

Đây, là thế-giới toàn những so sánh: cũng có thể ta biết được rằng mình không là người hấp-dẫn ở trong thế-giới này, nhưng do bởi ta lại hấp-dẫn hơn nhiều người khác, nên cũng được. Hình-dạng của ta và tính tự-kỷ thường tuỳ-thuộc vào các thể-loại so-sánh ấy, phần lớn các so sánh này đều như vô-thức nhưng dù sao đi nữa, nó cũng rất ư quyền-thế.                      

Đây, còn là cuộc sống đầy lo-âu phấn-đấu, và ta tự cảm thấy được việc hay không còn tuỳ vào những gì ta làm hoặc không làm được như đã tính-toán. Đó là cuộc sống theo theo “nguyên-tắc diễn-trình”, trong đó mọi sự đều tuỳ thuộc cung-cách ta diễn-trình có tốt đẹp hay không (*25).

Cuộc sống thể theo nguyên tắc diễn-trình lại cũng là sự sống thể theo nguyên-tắc thuận hợp. Nhưng mỉa mai thay, ta tìm cách trở-thành nhân-vật trổi-vượt, tức: cố gắng sống trổi vượt, bằng cách sống phù-hợp theo các chuẩn-mực do nền văn-hoá của ta định-vị nên các giá-trị thường là rất cao. Vì thế nên, đó cũng là cuộc sống thuận theo vua quan của văn-hoá.

Cuối cùng thì, đây là cuộc sống tự bảo-toàn rất đậm sâu –luôn hỏi rằng: lâu nay ta ra thế nào, tức: cuộc sống có định-vị và có an-toàn không. Thế nên, đó lại là cuộc sống vị-kỷ theo cách rất đậm sâu. Tính vị-kỷ, thường đòi ta phải đạt phần bánh to nhất đặt trên dĩa; hơn là bận tâm với chính mình.

Thêm nữa, đường lối sống này không phải là bất thường, nhưng quả thật lại rất phủ trùm. Nói theo cách đầy ngạc-nhiên thì nó phản-ánh ý-thức thông-thường của người lớn, cả vào thời Đức Giêsu cũng như thời này. Cũng là chuyện quan-trọng, khi con người lại cứ muốn trở-thành người lớn, tức: cứ muốn nội-tại-hoá khôn-ngoan qui-ước có từ văn-hoá của chính mình. Đây, là những gì mà các nhà nghiên-cứu niềm tin gọi đó là “thời của qui-ước nhưng không thật” trong cuộc sống, tức: thời của “người lớn” còn gọi là thời-kỳ “xứng-hợp” với con người (*26).

Có ảnh-hình về Thiên-Chúa vẫn sánh đôi với thế-giới của khôn-ngoan qui-ước. Khi khôn-ngoan qui-ước xuất-hiện theo hình-thức đạo, thì Thiên-Chúa trước nhất được tạo-hình như một nhà làm luật và như vị thẩm-phán. Thiên-Chúa có thể được gọi theo cách khác, như: Đấng thứ-tha đầy huệ-lộc. Nhưng tựu trung, thì: Thiên-Chúa đây vừa được coi là Cội-nguồn của mọi sự, vừa là Đấng thực-thi luật-lệ; và vì thế, Ngài còn là Đấng Bào chữa, tức: một hình-thức rất “Đạo” của khôn-ngoan qui-ước. Thiên Chúa trở-thành Đấng khiến ta phải làm sao để Ngài vừa lòng. Và, Ngài còn là Đấng mọi người phải thực-thi những gì Ngài đòi buộc (*27).

Khi điều này xảy ra ở truyền-thống trong Đạo, nó dẫn đưa ta đến ảnh-hình của cuộc sống người tìn-hữu như một cuộc sống có nhiều ràng buộc. Quả thật, điều này xảy đến rất thường xuyên đến độ nó đã trở-thành hình-thái rất chung của Đạo Chúa.

Điều quan-trọng là phải thực-thi sự việc này, một phần để ta không phạm lỗi coi khôn-ngoan qui-ước ngang hàng với Do-thái-giáo và khôn-ngoan thay-thế với Đạo Chúa. Rất thường là, các Kitô-hữu (cũng như nhiều học-giả) cứ định-hình Do-thái-giáo giống như đạo của lề-luật và ảnh-hình về Thiên-Chúa mà họ có lại là Đức Chúa đầy phẫn nộ và chuyên xét-đoán, ngược với Đạo Chúa đích-thức vốn dĩ được coi như đạo-giáo của ân-huệ, với ảnh-hình Thiên-Chúa là Đấng thứ-tha và yêu thương.

Có hai sai lầm trong việc định-hình này. Thứ nhất, theo lịch-sử, thì điều đó không chính-xác và trên nền-tảng nó hoàn-toàn bất công đối với Do-thái-giáo. Khi xưa có nhiều tiếng nói của khôn-ngoan thay-thế có bên trong Do-thái-giáo. Quả là, Israel bắt đầu là “cộng-đoàn thay-thế của ông Môsê” lâu nay vẫn sống bằng “ý-thức thay-thế” (*28) cũng từng đạt đến việc tỏ-bày nơi các ngôn-sứ cổ-điển của một nước Israel xưa cổ và trong một phần của truyền-thống khôn-ngoan được mọi người biết như một thứ “khôn ngoan lật đổ” hoặc “khôn-ngoan đầy yếm thế” (Xem sách Giảng Viên và sách Job).

Thứ hai là, điều này để luột mất đi luận-điểm mà tôi đang bàn về khôn-ngoan qui-ước rất hoàn-toàn. Khôn-ngoan qui-ước không được định-vị với bất cứ truyền-thống đặc-biệt nào hết; nó chỉ mang tính lật-đổ/huỷ-hoại trong tất cả mọi truyền-thống ta có. Một lần, để nhấn mạnh luận-điểm này, thì: sự xung-đột giữa giữa khôn-ngoan qui-ước và khôn-ngoan thay-thế không là xung-đột giữa Do-thái-giáo và Đạo Chúa, nhưng là xung-đột bên trong hai truyền-thống nói trên.

Hiểu điều này, cũng là chuyện quan-trọng giúp ta tự hiểu mình với tư-cách là Kitô-hữu. Để minh-hoạ cho kinh-nghiệm của chính tôi, thì: tôi lớn lên là người theo giáo-phái Luthêrô, một truyền-thống đạo-giáo nhấn mạnh lên ơn cứu-rỗi bằng ân-huệ, chứ không bằng “công việc của luật-lệ”.

Thật thế, “tha thứ bằng ân-huệ” khi xưa, từng là tiếng khóc trong cuộc chiến của Phong-trào Cải-cách do Luther chủ-trương. Cuộc phấn-đấu cá-nhân và thần-học của chính Luther là cuộc chiến chống lại quan-niệm “cứu-rỗi bằng công-lênh”. Với tư-cách là người theo giáo-phái Luther, chúng tôi đều biết rõ: chúng tôi không được cứu-rỗi do “công lênh” của mình. Đúng ra, chúng ta được cứu là nhờ vào “ân-sủng ngang qua niềm tin”, mà thôi.

Và rồi, việc nhấn mạnh lên ân-huệ đã đổi thay, để đi vào hệ-thống mới của khôn-ngoan qui-ước, không chỉ có trong đầu óc của chính tôi mà, theo thiển ý, cả trong đầu của rất nhiều vị theo giáo-phái Luther cùng nhiều tín-hữu, nói chung.

Việc nhấn mạnh, đặt nặng lên niềm tin hơn ân-sủng, và niềm tin lại đã âm-thầm trở-thành đòi hỏi mới. Niềm tin (thường được hiểu như sự tin tưởng) là những gì Thiên-Chúa đòi hỏi con người. Và, thiếu mất niềm tin cùng sự tin-tưởng, con người có cái nguy là sẽ chịu hình-phạt đến muôn đời, muôn kiếp. Đòi hỏi của niềm tin luôn kéo theo nó, tất cả mọi lo-âu cùng mối bận-tâm tự-tại vốn đánh dấu lên cuộc sống ở thế-giới của khôn-ngoan theo qui-ước.

Hỏi rằng: Khi xưa, phải chăng chỉ mỗi niềm tin hoặc sự tin tưởng cũng gọi là đủ và mạnh đủ không? Vì thế mà, nhiều người trong chúng ta và những người theo giáo-phái Luther hôm nay, thì hệ-thống của khôn-ngoan qui-ước vẫn cứ tồn tại. Duy chỉ mỗi nội-dung của đòi-hỏi là đã đổi thay từ công lênh tốt sang niềm tin.

Lại cũng có hệ-quả khác do tự khôn-ngoan qui-ước của Kitô-hữu mà ra. Đòi hỏi của niềm tin, chia thế-giới thành những người có niềm tin và những người không tin, trong đó hàm-ẩn bảo rằng: Thiên-Chúa có thiện-cảm với người có niềm tin hơn những người không tin. Lối hiểu/biết như thế phản-ánh trong dân-gian, chí ít là những người dân-dã cứ viết các giòng chữ trên đuôi xe, bảo rằng: “Kitô-hữu không là người toàn-hảo mà chỉ là người được ơn tha-thứ mà thôi.”                        

Điều này, lại ẩn-hàm sự việc bảo rằng: người theo đạo khác không được ơn tha-thứ và Kitô-hữu từng làm điều gì đúng với Đạo; hoặc có được niềm tin đi Đạo, mới là những người xứng-đáng được hưởng ơn tha thứ. Lại cũng có sự chia-rẽ lén-lút trong các tuyên bố xuất từ sự giao-thoa/đám cưới giữa những người khôn-ngoan qui-ước và Kitô-hữu.

Ngay đến truyền-thống giáo-phái Luther, là những người chuyên nói mạnh về ân-huệ, lại dễ-dàng trở-thành hệ-thống chuyên đòi-hỏi và có tưởng thưởng gia dĩ xảy ra bất cứ ở nơi đâu. Từ lúc nói chuyện với các bạn đạo Kitô-hữu khác, tôi biết rằng kinh-nghiệm của tôi không mang tính-cách đặc-thù riêng-tư nữa. Đa số các tường-thuật tôi nghe được, đều là thông-điệp từ Kitô-hữu như một thông-điệp đòi buộc (về tin-tưởng hoặc về hành-xử hoặc cả hai) và về phần thưởng, tiêu biểu hơn cả, là về “đời sau”; và, đôi lúc cả về đời này nữa.

Thành thử, việc Đức Giêsu lật đổ khôn-ngoan qui-ước, là lật đổ không chỉ mỗi xác-tín trọng-yếu của thế-giới ngoài đời thôi, nhưng còn lật đổ nhiều hình-thức rất chung chung của Đạo Chúa nữa.  
                         
                                                                                   
(còn tiếp)   
                  

Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.        
Gs Marcus J Borg:

No comments: