Friday, 22 December 2017

Gs Marcus J. Borg: (Bài 18) Đức Giêsu và Khôn-ngoan qui-ước



Chương 4
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan
Bậc Thày khôn-ngoan thay thế.
(Bài 18)


Đâu là giáo-huấn
có từ sự Khôn ngoan của Đức Giêsu:
Khôn-ngoan lật-đổ và khôn-ngoan thay-thế


Là Bậc Thày Khôn-ngoan, Đức Giêsu từng làm suy-yếu thế-giới của khôn-ngoan qui-ước; và Ngài cũng đề-cập đến loại-hình khôn-ngoan thay thế. Hai loại-hình khôn-ngoan nói ở đây, nối kết với nhau, từ bên trong. Loại-hình đầu, phải phân-huỷ để loại-hình sau có cơ xuất đầu lộ-diện. Đức Giêsu thiết-dựng công-trình này bằng một số đường-lối khác biệt.


Nghịch thường - đảo lộn

Đức Giêsu thường sử-dụng ngôn-từ nghịch-ngạo và đảo lộn, hầu làm tiêu-tan khôn-ngoan qui-ước, vốn phát-triển ở thời Ngài. Giáo-huấn Ngài dạy, thật khó thực-hiện dù có bất cứ pha-trộn nào.

Lại có câu hỏi rằng: thế-giới nào, lại có người Samaritanô, nhân-vật dị-thường, uế-tạp được coi là đám người “hạnh đạo” đích-thực như người hùng trong các truyện kể? Thế-giới nào, lại có đám Pharisêu được coi là công-chính tinh-tuyền rất tiêu-biểu; lại được định-danh là kẻ bất-chính ở bên ngoài, được chấp-nhận đến như thế?

Thế-giới nào đây, khi việc cưỡi lừa được coi là biểu-tượng của uy-quyền nơi vua quan/lãnh chúa, trong đó sự tinh-sạch là chuyện của tâm-can chứ không là ngoại-hình. Và trong đó, người nghèo khó lại được chúc phúc; và, kẻ đầu hết sẽ nên chót hết, người chót hết lại sẽ  trở nên đầu hết, kẻ khiêm-hạ được đề-bạt, người kiêu-ngạo bị hạ bệ?

Giống hệt thế. Đức Giêsu lại cũng nói nhiều về Vương Quốc Nước Trời. Ngài nói bằng ngôn-ngữ rất khó đưa vào hiện-thực hoặc chẳng mong pha trộn được chút gì (*29). Vương-quốc đây, là thứ gì đó rất cao cả, nếu đem so với những thứ khác rất nhỏ bé. Vương-quốc nói ở đây, giống như “hạt cải” (*30), nhưng hạt cải lại là thứ cỏ dại tràn đồng; bởi thế nên, Vương quốc lại cũng giống hệt cỏ dại, sánh với thứ gì đó rất uế-tạp: cũng hệt như người nữ-phụ (là giống giòng nối-kết uế-tạp) từng lấy men vùi vào bột cho đến khi bột dậy men (*31).

Vương Quốc đây dành để cho trẻ nhỏ, tức: những kẻ sống trong thế giới nhưng không là ai hết. Thành thử, Vương Quốc chẳng là ai và cũng không là gì hết (*32). So sánh này, được Đức Giêsu ví như thực-phẩm dành cho những người bị bỏ rơi, ngoài xã hội. Thành ra, Vương Quốc lại giống như buổi tiệc của những người sống ngoài lề, tức những người không là gì cả, và cũng chả là ai hết.

Nhiều vị, lẽ đáng ra, được sống ở Vương Quốc này, nhưng sẽ không bao giờ ở nơi đó. Nhiều người từ phương Đông cũng đến dự tiệc ở Vương Quốc. Và, nhiều vị trong số những người như thế, lẽ đáng, cũng ở trong Vương Quốc nhưng lại thấy cửa đóng then cài, không vào được (*33).

Thêm điều nữa, Vương Quốc đây không hiện-diện ở nơi nào khác, nhưng thực sự đã ở giữa ta, trong ta và ngoài ta. Lại cũng thế, vào lúc nào đó trong tương-lai, Vương Quốc ấy đang ở nơi đây, rồi sau đó phát-tán ở nhiều vùng trên trái đất; mà mọi người đều không thấy (* 34).


Khôn-ngoan qui-ước
là con đường rộng mở      

Giống hệt như đa số các bậc hiền-nhân/quân-tử, Đức Giêsu lại cũng nói về hai con đường, một, thật khôn khéo, còn đường kia gồm những xuẩn ngốc. Một, thuộc về sự sống; còn đường kia chính là sự chết. Một đường rất chật hẹp, còn đường kia lại thênh thang rộng rãi khắp nơi nơi.

"Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật, thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt 7: 13-14) (* 35)

Với phần đông các bậc hiền-nhân/quân-tử, con đường khôn khéo là “lộ tẻ” của khôn-ngoan qui-ước; và đường xuẩn ngốc, lại sẽ là lộ-trình không cần đến khôn-ngoan qui-ước chút nào hết. Đức Giêsu đã lật đổ đường/lộ này: Ngài vẫn nói về con đường rộng mở dẫn vào một huỷ-hoại không như: sự quái ác/xấu xa hoặc khùng điên trắng trợn, nhưng lại cứ như con đường của khôn-ngoan qui-ước.

Đức Giêsu trực-tiếp đả-phá giá-trị tập-trung của khôn-ngoan qui-ước ở thế-giới ngoài đời nơi  Ngài đang sống, tựa hồ như: gia đình, tiền của, danh-dự, sự tinh-sạch, lòng mộ đạo. Nhất nhất mọi sự đều được truyền-thống phong thành thánh-nhân, và tầm quan-trọng của chúng là một phần của thế-giới được phú ban cách nhưng-không.

Đối-nghịch với các giá-trị này, ta lại sẽ thấy: một số câu nói rất triệt-để của Ngài được đưa ra. Ở nền văn-hoá như thế, gia-đình hệ tộc lúc ban đầu là đơn-vị xã-hội, tức: đặt trọng-tâm vào căn-tính và sự an-toàn vật-chất. Và gia đình “hạnh đạo”, chính là phúc lành do Thiên-Chúa phú ban. Rõ ràng là, Đức Giêsu lại đã nói về việc hãy rời bỏ hoặc “ghét bỏ” gia-đình nữa (*36).

Thật ra, lời khuyên-răn Ngài từng dặn, là: “Đừng gọi một ai ở dưới đất này bằng Cha, bởi các ngươi chỉ có một Cha trên trời mà thôi”, lại cũng được định-hướng chống lại gia-đình hệ-tộc là đơn vị xã-hội đầu tiên trong thế-giới này từng là hình thức-cực nhỏ của hệ-thống có trên có dưới. Nếu thế, thì đây là trường-hợp điển-hình của sự việc Đức Giêsu sử-dụng ảnh-hình Thiên-Chúa như người Cha theo đường-lối lật-đổ hệ-tộc rất cha chú (*37)

Tuyệt nhiên không coi giàu sang/phú quý như một chúc phúc từ Thiên-Chúa để sống khôn-ngoan, Đức Giêsu thấy sự việc này như mối bận-tâm việc sùng bái ngẫu-tượng qua lệnh truyền bảo rằng: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” (Mt 6: 24) (*38)

Ngài còn kể nhiều câu truyện về những người cứ bận tâm đến những ám ảnh khiến họ bỏ lỡ tiệc bàn mở rộng mà họ được mời, truyện nhà nông từng để ra cả một đời thu thập mọi sự vào kho lẫm để rồi trong phút chốc đã ra đi về miền vĩnh-cửu chưa kịp sống; truyện tay trọc phú nọ cứ quên lãng ngày này qua ngày khác có kẻ bần cùng khất thực nằm trước cửa (*39).

“Nghe Ngài nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Ngài lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." (Mc 10: 24-25) (*40)

Cũng hệt thế, Ngài nhạo báng những người cứ lo-lắng chuyện phục-hồi danh-dự, hoặc vẫn bậm lòng về chuyện tinh-sạch, và Ngài lại cũng buộc tội những kẻ tin tưởng vào lòng sùng đạo của họ. Chẳng thế mà, nhiều người không khỏi ngạc-nhiên trước những kẻ quyết tâm duy-trì chỗ đứng trong thế-giới của khôn-ngoan qui-ước mà chẳng lấy gì làm thích thú trước thông điệp Ngài đề ra và về các sự việc vô-nghĩa, gớm ghiếc đầy đe doạ.


Đức Giêsu:
Ảnh-hình của Thiên-Chúa

Trong phần lớn các truyện ngụ-ngôn và ẩn-dụ Ngài kể lại, Đức Giêsu mời những người nghe Ngài giảng/dạy hãy coi Thiên-Chúa không như vị Thẩm-phán, cũng chẳng là đấng bậc đòi mọi người phải thực-thị những điều Ngài đề ra không như người chủ-trương hợp-pháp-hoá khôn-ngoan qui-ước  -mà trái lại, phải đề-cao ân-huệ cùng lòng xót thương, nhân-hậu.

Lời Ngài nói khi xưa gồm toàn những điều như sau:

“Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?

Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. (Mt 6: 26-29) (41)

Hồi còn trẻ, tôi có khuynh-hướng tìm nghe những câu nói theo thể-loại phán-xét, cứ coi đó như bản cáo-trạng xuất tự niềm tin không mạnh đủ, bằng những câu như:

“Ôi lạy Chúa, con đây thật cũng không tin vào những điều như thế!”

Ngày nay, tôi lại xem các phán-quyết tương-tự theo cách hiểu biết rất khác biệt. Thay vì coi đó như phán-xét rất quyết-liệt, tôi coi đó như lời mời nhìn vào thực-tại có đặc-trưng do từ lòng quảng-đại của vũ-trụ và do tự giòng chảy đầy tính xuyên suốt của cuộc đời.

Và, không có gì lạc-quan ở trong đó hết, bởi ngay câu nói tiếp theo đó, Đức Giêsu lại kể về hoa huệ ngoài đồng hôm nay đẹp là thế, nhưng mai ngày lại sẽ bị vứt bỏ vào lò lửa, như ở câu nói bảo rằng:

“Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc  đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! (Mt 6: 30) (*42)

Các hình-ảnh mà Đức Giêsu gợi ra cho người nghe được thấy, đều xác-nhận một chuyển tiếp của sự sống, và cũng mời chúng ta là người nghe hãy nhìn vào cội-nguồn của mọi sự sống như ân-huệ và lòng quảng-đại của Thiên-Chúa, mà thôi.

Cũng một chú-thích tương-tự, Ngài lại đưa ra câu nói khác mà người nghe thấy rất quen. Đức Giêsu nói về Thiên-Chúa như thể Đấng làm cho “mặt trời mọc lên trên ác thần sự dữ và cả những người có lòng đạo-hạnh”. Cũng hệt như người gửi “cơn mưa nguồn đổ lên đầu người công-chính lẫn kẻ bất-xứng, mà không có ý-nghĩ nào hết về tưởng thưởng hoặc trừng-phạt (*43)

“Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính”. (Mt 5: 45)
 
Thiên-Chúa biết rõ mọi người chúng ta đến độ: từng sợi tóc trên đầu rơi xuống, đều được đếm. Ngài còn thấy được cả con chim sẻ từ trên cao lao xuống, và mọi người chúng ta còn cao cả hơn chim sẻ nhiều, như Tin Mừng còn ghi rõ ở câu sau đây:

“Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.” (Lc 12: 6-7) (*44)


Trong truyện kể về người chủ vườn nho trả công cho thợ thuyền cũng một số tiền, bất kể những người ấy làm nhiều hay ít có chuyên cần hay không. Ở truyện này, người nghe Ngài kể đều được mời đi vào một thế-giới trong đó mỗi người và mọi người đều nhận được những gì mình cần đến, như câu Tin Mừng sau đây:   

“Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng." Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: "Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?" Họ đáp: "Vì không ai mướn chúng tôi." Ông bảo họ: "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!"

Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: "Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất." Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt." Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: "Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?" (Mt 20: 1-15) (*45)

Người làm vườn, đưa ra lời phàn-nàn đây, là hiện-thân của thế-giới cũ, tức: thế-giới của khôn-ngoan qui-ước, và câu đáp trả của chủ vườn đối với họ thật kinh-hoàng:

“Phải chăng bạn thấy tôi tốt bụng,
mà đâm lòng ghen tức”
(Mt 20: 15)

Dụ-ngôn Ngài kể, mời tất cả những người đang nghe hãy biết rằng: Thiên-Chúa hành-xử giống như chủ vườn này, chứ không giống Thiên-Chúa chuyên đòi hỏi rồi mới tưởng thưởng.

Các chủ-đề đây, đều đi qua truyện kể do Đức Giêsu giảng-dạy mà mọi người đều hiểu/biết. Ở dụ-ngôn kể về Người Con Đi Hoang, được coi như một tuyệt-tác ở Tin Mừng, qua đó ta thấy được rằng: Đức Giêsu có biệt-tài kể truyện để rồi ngang qua đó, bằng vào thể-loại chào mời, Ngài lật đổ khôn ngoan theo qui-ước và từ đó Ngài thiết-lập nền-tảng của khôn-ngoan thay-thế do Ngài đề ra, như thế ảnh-hình Thiên-Chúa như Đấng giàu lòng xót thương chuyên ban phát huệ lộc.

Cũng nên nghĩ về hình-thức trong đó ta thấy được truyện kể ở Tin Mừng do tác-giả Luca ghi chép một tóm tắt tình-tiết của câu truyện truyền khẩu có ba màn, mỗi màn được trải rộng theo ý muốn (*46).

Ở màn một, cuộc sống của người con hoang đàng được tả rất chi-tiết. Đây là bức tranh kể về hành-trình lưu-lạc có kết-cuộc kể về nhân-vật chính bị đẩy lùi ra ngoài lề xã hội. Anh ta di-hành đi về nơi xa tít mù tắp (tức: xứ sở của Dân ngoại, và vì thế mang tính uế-tạp). Rồi ở đó, người thanh-niên không chỉ hoang phí tiền bạc và đi vào cuộc sống đầy mất mát, nhưng còn bị rơi vào vòng nghèo túng, trở-thành người làm thuê cho trại nuôi heo của dân ngoại.

Là kẻ tham ăn tục uống như loài heo/lợn, anh ta trở nên người tồi tàn, thuộc tiện dân. Thật cũng khó mà tưởng tượng ra ảnh-hình nào đớn hèn hơn thế trong bối-cảnh cuộc sống của người Do-thái-giáo ở thế-kỷ thứ nhất. Màn một kết-thúc bằng cảnh-tượng người con đi hoang quyết-định quay về nhà.

Màn hai, tập-trung mọi chuyện vào người cha. Thoạt thấy người con mình từ xa, ông đã “tỏ lòng thương xót” và đon-đả chạy về phía trước, để gặp con. Trước khi người con này thưa thốt điều gì, người cha đã vội ôm anh hôn lấy hôn để.

Khi đó, người con đi hoang đã cẩn-thận sửa soạn xưng-thú mọi lỗi lầm mình mắc phải, người cha đã vui vẻ gọi người mặc áo tốt nhất cho anh rồi còn xỏ nhẫn vào tay, cho anh đi giày cẩn thận nữa. Đây, là biểu-tượng cho sự chấp-nhận và phục hồi về trạng-thái cũ. Và rồi, ông ra lệnh mở tiệc bàn cho con ngay lập tức.

Dụ-ngôn có thể kết-thúc ngay ở đây và khi ấy có thể đưa ra lời tuyên-bố đầy uy-lực về lòng xót thương của Thiên-Chúa cũng như việc Chúa chấp-nhận những kẻ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nhưng, không phải thế.

Màn ba, bắt đầu bằng âm-thanh của giòng nhạc và điệu vũ cứ nổi trôi nơi đồng ruộng cạnh bên lại đã tập-trung vào nhân-vật thứ ba, là anh trai trưởng. Nghe tiếng đàn hát ăn mừng và thâu thập tin-tức từ người hầu, anh trai trưởng bèn từ-khước tham-dự tiệc bàn do cha mình thiết-lập. Thay vào đó, anh mở lời thanh trách, những là: biết bao năm trời anh quyết thực hiện làm người con ngoan chuyện vâng lời, cần cù mà chẳng bao giờ được đền bù như thế.

Người cha, bèn nài nỉ anh hãy tham-gia tiệc mừng cho đẹp mọi bề, và dụ-ngôn kết-thúc bằng câu hỏi bỏ lửng trên không: phải chăng người anh cả có cảm giác là mọi sự đã đẩy lùi anh khỏi tiệc bàn mững rỡ? (*47)

Dụ-ngôn đây, cho thấy có sự lật đổ rất hệ-thống về thế-giới của khôn-ngoan theo qui-ước, Giọng người anh cả là tiếng giọng của chính khôn-ngoan qui-ước; chính do từ tiếng giọng của người anh cả đã mời gọi người nghe hãy nghe biết chính điều anh nói và rồi mới bác bỏ.

Không cần thiết phải biến câu truyện dụ-ngôn  đây thành lời phủ dụ bóng bảy để thấy được đặc-trưng/đặc-thù của người cha vốn hành-xử như Thiên-Chúa, đầy lòng xót thương, cảm mến đối với người con trai đã mất đi trong lưu-lạc, nay quay về với niềm vui lớn.

Thêm nữa, câu truyện kể về người Con Đi Hoang tạo ảnh-hình về cuộc sống đạo-đức một cách rất khác hẳn. Khác, với những gì được thấy trong thế-giới của không-ngoan theo qui-ước: như thể sự sống đầy lưu-lạc ở “trời xa/đất lạ” và hành trình quay trở về --không như cuộc sống đầy bổn-phận, nhiều ràng buộc dù có thưởng. Giữa hai sự việc ở đây, luôn thấy có cách biệt rất to lớn.

Chính vì thế, nên: ảnh-hình của Thiên-Chúa nằm ở trọng-tâm lời rao giảng của Đức Giêsu làm xói mòn động lực đòi buộc và tưởng thưởng nằm ở trọng-tâm của khôn-ngoan theo qui-ước. Nói về Thiên-Chúa Đấng có lòng thương xót chuyên ban huệ lộc cho con người –như lòng dạ rất tốt bụng, hầu gợi nhớ chủ-đề đặt ra ở chương trước, lại rất khác với ảnh-hình Thiên-Chúa là Đấng đề ra luật-lệ và là vị thẩm-phán áp-đặt một cuộc sống đầy ràng buộc.

Quả thật, giả như ta coi lòng tốt bụng đầy huệ-lộc của Thiên-Chúa một cách nghiêm-chỉnh, hẳn là việc ấy sẽ xói mòn thế-giới của khôn-ngoan theo qui-ước, dù trong Đạo hoặc ngoài đời.

Điều này nhấn mạnh vào lòng nhân-từ của Thiên-Chúa trong thông-điệp có từ Đức Giêsu sẽ dẫn đến các câu hỏi về chuyện có chăng bất kỳ một phán xét nào, chăng. Có rất nhiều điểm đáng ta để tâm có thể giúp ta làm sáng tỏ sự việc. Chương/đoạn tương tự ở Tin Mừng Nhất Lãm nói về phán-xét cuối cùng kéo theo hệ-quả đời đời phần lớn có từ sản-phẩm do tác-giả Mát-thêu ghi chép.

Thêm nữa, khái-niệm bảo rằng: cuộc sống dưới thế-trần này trước nhất là về thực-thi các đòi hỏi rất ràng buộc của Thiên-Chúa nghiêm trọng đến độ có làm như thế ta mới mong được tặng ban sự sống đời sau, mà theo tôi, lại sẽ khác hẳn những gì Đức Giêsu muốn đưa ra.

Mặc dù tôi nghĩ rằng Ngài có thể “cũng tin vào sự sống vào đời sau” (*48) tôi lại vẫn không nghĩ rằng thông-điệp Ngài đề ra là để bảo ta tìm cách đạt đến đó. Có vài chỗ, Ngài cũng đề-cập thoáng qua về phán xét cuối cùng, thật sự là việc lật đổ lớn rộng các khái-niệm được nhiều người chấp-nhận về cuộc phán xét ấy (*49)

Nói tóm lại, chừng như mối đe-doạ bị Chúa phán-xét do bởi các lỗi/tội mình phạm phải vào ngày sau hết không phải là trọng-tâm của điều Đức Giêsu muốn nói, nếu điều đó có trong thông-điệp Ngài dạy.

Đây kìa, khái-niệm về “cuộc phán-xét lịch-sử” cũng có vai-trò nào đó trong thông-điệp Đức Giêsu gửi đến với người nghe, cũng theo cùng một cung-cách cổ-điển như các ngôn-sứ khi xưa từng nói đến ở Cựu-Ước: sự mù loà có hệ-quả của nó, cả với xã-hội cũng như cá-nhân mỗi người.

Trên lãnh-cực xã-hội, bởi lẽ Giê ru sa lem (trọng-tâm của các vị ưu-tú cầm cân nảy mực) đã không biết rằng: “sự việc đực dựng nên vì nền hoà-bình”, thì xung-đột nằm ngay trước mặt (*50).

Trên lãnh-vực cá-nhân riêng-rẽ, (cả từ thời xưa/cũ lẫn hôm nay), giả nhưng mọi người không rời bỏ thế-giới của khôn-ngoan theo qui-ước, thì người ấy sẽ ở lại trong đó mà sống trong lãnh-địa của sự chết.” Điều đó, chứ không phải mối đe-doạ bị rơi vào chốn lửa lào hoả-ngục, mới là vấn đề cần để tâm.
  
                                                                                 (còn tiếp)

Gs Marcus J. Borg biên-soạn - Mai Tá lược dịch.

No comments: