Chương 4
Đức Giêsu và Khôn-Ngoan
Bậc Thày khôn-ngoan thay thế
(Bài 16)
Khôn
ngoan, là một trong các khái-niệm quan-trọng vào bậc nhất, giúp ta am-hiểu những
gì trong sách Tân-Ước viết về Đức Giêsu. Khái-niệm này thật trọng-yếu, vì hai
lý-do. Một, Đức Giêsu là Bậc Thày Khôn Ngoan. Vấn-đề này, hầu hết các học-giả hôm
nay khi nghiên-cứu về Đức Giêsu, đều nhất trí như thế.
Tất
cả các danh-xưng khác nói về Ngài, đều thuộc về Đức Giêsu-trước-ngày-Phục-Sinh, Ngài là Bậc Thày Khôn ngoan, một hiền-nhân,
tức: danh-xưng được gán cho các bậc thày khôn ngoan (*1).
Đằng
khác, sách Tân Ước lại cũng giới-thiệu Đức Giêsu là Hiện thân hoặc sự Khôn
Ngoan Thần-thánh, đã Nhập-thể. Ở chương này, ta xem Đức Giêsu như Bậc Thày Khôn
ngoan. Và ở chương tiếp, ta cũng xem Ngài như sự “Khôn Ngoan của Thiên-Chúa”.
Chủ-đề
“Khôn Ngoan”, thật rất rộng. Về nền-tảng, Khôn-ngoan tập-trung mọi quan-ngại về
việc làm sao để sống còn. Điều này, chủ-yếu nói về bản-chất đích-thực của
Khôn-ngoan và làm sao để sống được cuộc sống thích-hợp với thực-tại.
Trọng-tâm
việc này, là khái-niệm về đường-lối hoặc “con lộ” dẫn ta đi. Quả thật, có hai
đường-lối hoặc cách-thức để thực-hiện: một, là đường-lối khôn-ngoan; còn, “con lộ”
kia lại cũng bẽ-bàng. Các bậc thày khôn-ngoan nói về hai đường-lối này, bằng việc
đề-xướng đường-hướng tương-tự và vào việc cảnh-báo hệ-quả xảy đến, nếu ta theo “con
lộ” kia.
Có
hai loại khôn-ngoan và hai loại hiền-nhân. Khôn-ngoan dễ thấy nhất, là khôn-ngoan
theo qui-ước. Bậc thày khôn-ngoan ấy, cũng là hiền-nhân theo qui-ước. Đây là thứ
khôn-ngoan chính của văn-hoá, tức: “những gì mọi người đều biết”, còn gọi là hiểu/biết
rất văn-hoá, hiểu theo cách thực-dụng, để còn sống. Chuyện này, ta sẽ bàn nhiều
ở chương tiếp.
Thể-loại
khác, là khôn-ngoan phá đổ và thay thế. Khôn-ngoan đây, chuyên cật vấn và huỷ-hoại
thể-loại khôn-ngoan qui-ước, tức: nói theo cung-cách khác hẳn. Bậc thày khôn-ngoan
đây, là hiền-nhân gây vỡ đổ bao gồm một số các nhân-vật nổi-bật trong lịch-sử của
đạo-giáo.
Với
Đạo ở phương Đông, có hai bậc thày khôn-ngoan tạo nhiều vỡ/đổ nhất đối với thế-giới
phàm-trần, là Lão-Tử và Phật Thích Ca (*2).
Lão-tử chuyên dạy cách đưa dẫn con người ra khỏi nhận-thức cũng như giá-trị của
qui-ước; và định-hướng họ đi vào cuộc sống ăn khớp với “Đạo” thực. Còn, trọng-tâm
giáo-huấn của Đức Phật, là hình-ảnh của đường lối, tức: “Bản ngã” dẫn con người ra khỏi thế-giới của qui-ước, để rồi bám víu
vào việc khai-minh và nhân-hậu.
Cội-nguồn
của triết-lý phương Tây, là đấng thánh hiền Socrates
từng khuyên-dạy về thứ khôn-ngoan chuyên lật đổ vốn dính-dự cư-dân thành Athens,
bằng việc xem xét rất kỹ các qui-ước định-hình cho sự sống của họ. Chính cố gắng
này đã khiến ông bị hành-hình (*3).
Khôn-ngoan
của bậc hiền-nhân chuyên lật đổ, là khôn-ngoan của “con lộ ít người sử-dụng” (*4). Chính đó là công việc của Đức Giêsu,
tức: khôn-ngoan mà Ngài từng nói về “con lộ chật hẹp” dẫn vào sự sống, phá đổ
“đường-lối lộng hành” từng được nhiều người đeo đuổi, để rồi cuối cùng lại cũng
đi đến tàn-lụi (*5)
Muốn
thấy “con lộ chật-hẹp” mà Đức Giêsu tỏ-bày, hoặc sự khôn-ngoan lật đổ và thay
thế Ngài từng đề-cập, tưởng cũng nên xem xét cả hai chuyện: làm sao và có nghĩa gì, từ sự khôn-ngoan
do Ngài dạy (*6).
Khôn-ngoan, Ngài dạy ra sao:
cách ngôn và dụ ngôn
Hình-thức
giảng/dạy do Đức Giêsu thực-hiện với tư cách là Bậc thày chuyên giảng thuyết, bằng
cách-ngôn và dụ-ngôn. Cách-ngôn bao giờ cũng ngắn/gọn, gồm những lời nói đáng ghi
nhớ, cùng những câu “pha trò” rất ý-nhị. Dĩ nhiên, ai cũng biết rằng dụ-ngôn là
những câu truyện kể ngắn, rất dễ hiểu. Cả hai loại, cách-ngôn và dụ-ngôn, đều
là lối nói cơ-bản được Đức Giêsu tỏ-bày giúp người nghe tiếp-xúc thẳng với tiếng/giọng
của Ngài trước-ngày-Phục-Sinh. Lạ lùng
thay, việc gây nhiều ấn-tượng ta được biết về Đức Giêsu, cho thấy Ngài là Bậc
thày kể truyện và là Người kể chuyên “pha trò” vui vẻ.
Các
cách-ngôn và ẩn-dụ được Đức Giêsu sử-dụng, đều trở nên linh-hoạt theo cách
riêng biệt: tất cả, là hình-thức nói-năng, chào mời. Đức Giêsu sử-dụng loại-hình
như thế, là để mời chào người nghe thấy được những điều mà có lẽ họ không nhận thấy,
tức: một hình-thức nói-năng gây tưởng nhớ cũng rất nhiều. Chúng gợi nhiều tưởng-tượng
để rồi đưa vào hành-động, tức: đề-nghị thêm nhiều từ-vựng và mời/chào mọi người
hãy thay-đổi nhận-thức mà xưa nay họ vẫn có.
Cách-ngôn
Đức Giêsu sử-dụng có đến cả trăm câu, quyết ngưng-đọng việc kết-loại nhận-thức
mời mọc có khi còn đi xa hơn thế(*7).
Như câu nói: “Các ngươi không thể làm tôi
hai chủ được”, “Các người không thể gặt
hái chất nho, từ đám bụi gai ngoài rừng”, “Kẻ mù lại dắt người mù, rồi thì cả
hai lăn cù xuống hố”, “Hãy để người chết chôn kẻ chết”, “Ngươi sàng lọc từng
con muỗi, nhưng lại ngốn cả lạc đà, vào trong bụng”… Tất cả, đều là những câu
nói ngắn gọn, khơi dậy nhiều ý-nghĩa hơn những gì người ấy nói ra và mời/chào
người nghe xem xét đôi điều mà có lẽ họ không hề nhìn thấy (*8).
Muốn
xem cách-ngôn hoạt-động như một hình-thức nói-năng, ta cũng nên tưởng-tượng ra
rằng chúng được đề-cập chỉ một lần một, mà thôi. Nói chung, đó là dạng-thức xuất
hiện ở mọi Tin Mừng, tức: nơi tập-trung mọi biểu-hiện đề ra như bộ sưu-tập;
nhưng ta cũng nên tưởng-tượng các lời nói ấy như thành-phần của các bài dạy bằng
lời từ môi miệng Đức Giêsu, thường sử-dụng như câu nói đơn độc. Bởi, các bậc
thày giảng dạy bằng lời, thường gom chung các câu ngắn gọn làm thành xâu/chuỗi
hầu quản-chế chức-năng và đánh bại mục đích của từng lời nói ra.
Ban
đầu, tôi nhận ra được điều này khi xem bộ phim tập Hollywood nói về Đức Giêsu
đúng vào lúc Ngài giảng về “Tám Mối Phúc
Thật”, còn gọi là: “Bài Giảng Trên
Núi” tóm lược trong chỉ một bài gồm các cách-ngôn do Ngài bộc-lộ suốt 3
chương/đoạn ở Tin Mừng Mátthêu (*9).
Mới
chỉ xem nửa chừng đoạn phim này, tôi đã muốn la lên: “Hãy Ngừng! Ngừng lại một
phút đi!” Lý do, là bởi: đoạn phim này đưa ra quá nhiều chủ-đề, mà phần lớn các
chủ-đề ấy lại gợi thêm nhiều ý khác đến độ chúng dính-kết vào với nhau, không
còn chỗ để chen thêm ý-kiến nữa.
Thật
ra thì, sự thể không làm sao xảy ra được như vậy. Là, vị thuyết giảng bằng miệng,
đặc-biệt là Bậc thày khôn-ngoan như Đức Giêsu, lại càng không làm như thế. Đúng
hơn, câu nói riêng rẽ của Ngài đòi người nghe phải suy-tư, rất nhiều thời. Bởi,
những câu nói đầy khích-động như thế, lại cố ý đưa người nghe đi vào nhận-thức
mới, đòi hỏi người nghe phải có thời-gian mới tiêu-hoá được.
Thành
thử, ta cũng nên tưởng tượng ra rằng: những câu như thế chỉ được nói ra khỏi miệng
từng lần một (*10). Có những câu, lại
được nhiều người cùng lúc nói tuốt luột ngoài môi miệng, không dọn trước, cũng
chẳng cần sửa soạn cho kỹ như tư-tưởng trong đó vẫn như buông lửng trên không,
chờ thời để chín mùi. Có những câu, lại là đề-tài bài giảng-dạy dài đằng-đẵng,
tức: thể-loại văn nói đầy ý-nghĩa, xuất từ các bài thuyết-trình phải kéo dài rất
nhiều ngày mới hiểu được.
Cũng
nên tưởng-tượng các câu cách-ngôn đưa ra rất nhiều lần. Không bậc thuyết-giảng
nào –dù là thuyết-trình-viên thỉnh-giảng hay ai đó- lại sử-dụng câu pha trò ý-nhị duy-nhất chỉ một
lần mà thôi. Chính vì thế, mà: bối-cảnh văn-chương đặc-biệt của các câu nói ở Tin
Mừng, không thể là bối-cảnh độc-nhất mà người nghe được biết.
Bối-cảnh
ngôn-ngữ như thế, đôi lúc lại chứa đựng một số đầu mối như để áp-dụng thứ
cách-ngôn nào đó mà thôi, nhưng vẫn minh-hoạ để tưởng-tượng mỗi câu cách-ngôn
như mẩu suy-tư phát-biểu bằng miệng, trong bối-cảnh rộng ở thế-giới đời thường
của Đức Giêsu.
Thêm
vào đó, việc biểu-hiện cách-ngôn tương-tự đều đã hơn một lần xuất khỏi miệng, lại
bao-hàm nhiều điểm lâu dài hơn. Những gì ta nghe biết ở Tin Mừng, lại là cốt-tuỷ
(hoặc ý chính) của những câu cần ghi nhớ, được người phát-biểu nói ra nhiều lần
–mà ý-nghĩa vang vọng khiến người nghe còn nhớ mãi như trọng-tâm của bài thuyết-trình
hoặc đối-thoại dài hơn thế (*11).
Muốn
xem những câu nói như thế có tác-dụng ra sao, cũng nên quay về lại với danh
sách các ví-dụ được trích ở trang về trước. Đôi lúc, chính nội-dung bao gồm ý-tưởng
tươi mát khiến ta ngưng lại, như câu nói bảo rằng: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết”
Câu
này thật bí-hiểm, vừa đánh động lại vừa khiêu-khích nữa. Lối sống chất chồng
lên cuộc sống thuộc lãnh-vực của sự chết, lại khác nữa. (*12) Các câu ấy, mời ta đi vào một suy-niệm, hỏi rằng: những ai hoặc
những gì gọi được là đã chết? Và những gì mang ý-nghĩa di-dời khỏi vùng đất từng
là chốn miền của kẻ chết, đây?
Câu
tiếp đây, lại cũng tươi mát về nội-dung, khi khẳng-định rằng: “Ngươi sàng lọc từng con muỗi, nhưng lại ngốn
cả lạc đà vào trong họng” (*13). Câu
này, về hình-ảnh trông thật nực cười, nhưng cũng đượm chút “cắn cấu”, chỉ thế
thôi.
Ở
mặt ngoài, câu này chĩa thẳng vào hành-động bênh-vực hệ-thống tinh-sạch, nó mời
người nghe có được quan-ngại về sự tinh-sạch như một thứ gì tương-tự sự ngu-xuẩn,
cốt gạn/lọc đôi điều nhỏ bé trong khi đó lại ngốn/nuốt thứ gì đó khá to đùng.
Thực-chất câu chuyện nằm ở chỗ: lạc-đà là loài thú uế-tạp được chêm vào câu
truyện là để nói lên tính cách mai-mỉa của cách-ngôn.
Nhiều
lúc, nội-dung câu nói còn diễn-tả đôi điều mà tất cả mọi người đều coi như sự
thật, nhưng chúng lại mời họ áp-dụng sự-thật rất chung chung ấy vào với tình-huống
có trong tay, như câu nói bảo rằng: Không
ai làm tôi hai chủ.” (*14)
Thế-giới
thời xưa cổ, tất cả mọi người đều biết: mình không thể làm nô-lệ cho hai ông chủ
được, là thế. Câu nói đây, vì thế, khơi dậy lập tức sự đồng-thuận, rất chắc nịch.
Rõ ràng là, điều này cốt ý áp-dụng cho những gì khác với nghĩa đen chuyên nói về
bầy tôi mọi hoặc nô lệ. Vậy thì, ví dụ ấy ám-chỉ điều gì đây? Những ai hoặc những
gì có nghĩa là “hai chủ” được cách-ngôn đề-cập đến? Chuyện này áp-dụng cho những
ai, cho việc gì?
Cũng
thế, câu nói sau đây là sự thật hiển-nhiên ai cũng biết, nhưng nó mời người
nghe suy-nghĩ về việc áp-dụng cho ai, vào việc gì: “Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi
rậm, làm gì hái được nho.” (Luca 6: 44)
Lại
nữa, người nghe Đức Giêsu giảng (và cả ta nữa) đều sẽ bảo: “Vâng. Ngài nói rất đúng.” Nhưng, nhận-xét này đúng thật đến độ
nào? Hoặc: ẩn-dụ đây cốt ý nói lên điều gì? Đâu là bài học rút từ đó?
Còn
câu khác, lại vẫn bảo: “Người mù lại dắt
mù, cả hai ắt lại sa xuống hố? (Lc 6: 39)
Vâng.
Đó là những gì có thể xảy ra. Nhưng, ý-nghĩa của ẩn-dụ đây, áp-dụng vào trường-hợp
nào? Người nghe Đức Giêsu giảng, ắt phải là người được mời/chào hãy xem
phương-cách nào khả dĩ đưa những chuyện như thế vào hố sâu của người mù; và hẳn
những ai theo đường lối ấy cũng chịu hệ-quả của mù loà, mà thôi. Nhưng, mù loà
tượng trưng cho những gì?
Chính
vì thế, cách-ngôn xuất từ miệng Đức Giêsu được người nghe hiểu rõ như sự kết-tinh
đáng nhớ về nhận-thức mời mọi người thử nhìn vào nhận xét này nhiều hơn nữa. Và
cũng thế, các dụ-ngôn Đức Giêsu dung, cũng mang tính mời/chào theo cùng một
hình-thức như truyện kể.
Giống
như cách-ngôn, cũng nên được hiểu là những câu nói lặp đi lặp lại rất nhiều lần.
Tương tự như chuyện không người nào sử-dụng cách-ngôn lại pha trò ý-nhị chỉ một
lần rồi thôi. Cũng thế, không ai kể tryện dụ-ngôn chỉ một lần rồi thôi. Thành
thử, các bối cảnh ở Tin Mừng không chỉ mô tả để ta biết chỉ duy nhất một lần một,
mà là được kể rất nhiều lần (*17)
Một
số truyện dụ-ngôn do Đức Giêsu sử-dụng cũng rất ngắn. Ngắn gọn, như cách-ngôn ở
đời, duy có chút khác-biệt là ở chỗ: chúng là truyện để kể cho người nghe học hỏi.
Ta cũng nên tưởng-tượng các truyện dụ-ngôn ngắn gọn này từng được nói ra như
các câu cách-ngôn ở đời thường, tức những câu nói đầy ẩn-dụ tự chúng đã hoàn-tất,
như các câu sau đây:
“Nước Thiên Chúa giống
như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy
men." (Lc
13: 21)
“Nước Trời cũng giống
như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy
men." (Mt
13: 33)
“Nước Trời giống như
chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu
lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13: 44)
Tuy
nhiên, một số truyện dụ-ngôn lại là những câu truyện kể trọn vẹn đủ mọi tuồng-tích
rất đặc-trưng. Trong quá-trình kể lể, người nghe có thể tưởng-tượng thêm theo
cách khác-biệt và kéo dài tuỳ hứng. Quả là chuyện bổ-ích, nếu ta xem xét truyện
dụ-ngôn kéo dài có sẵn ở Tin Mừng như bài tóm-lược sự việc diễn-tiến cách dông-dài,
tuỳ tình-huống cho phép.
Chẳng
hạn, rất dễ tưởng-tượng ra câu truyện về cuộc sống của người con đi hoang ở xứ
miền xa xôi theo cách sáng-tạo như Đức Giêsu từng kể; hoặc kéo dài câu truyện tại
nhiều nơi chốn khác nhau, như: truyện người Samaritanô nhân-hiền. Bởi lẽ, những
câu truyện như thế, ban đầu chỉ là câu truyện truyền khẩu chứ không kịch-tính
có sắp đặt như Tin Mừng ghi chú từng chi-tiết một.
Cũng
cần xét xem làm sao các câu truyện như thế lại là truyện truyền khẩu. Trong khi
cách-ngôn làm ngưng đọng đầu óc con người khiến họ tưởng-tượng thêm bằng việc kết-tinh
nhận-thức mang tính-chất rất khích-động.
Nói
tóm lại, thì: truyện kể dài dòng có tác-dụng khác hẳn. Vốn dĩ là truyện kể nghe
rôm-rả, chúng thường lôi cuốn người nghe đi vào thế-giới của cổ-tích, rất đáng
kể. Tiếp đó, chúng còn mời chào người nghe xem xét đôi điều nào khác dựa theo lằn
sáng chiếu rọi có từ thế-giới kể truyện cổ tích vẫn có tuồng tích xảy đến,
trông như thật (*19).
Một
đôi lúc, sự mời/chào thật rõ rệt, lúc đầu là câu hỏi như Tin Mừng có ghi: “Sao các người không tự mình xét xem cái gì
là phải? (Lc 12: 57). Sau đó, lại cũng một câu tương-tự ở Tin Mừng Mátthêu,
từng hỏi: “Các ông nghĩ sao? Một người
kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay
con hãy đi làm vườn nho.” (Mt 21: 28)
Cả
những khi, truyện kể không nói rõ ra như thế, thì lời mời/chào vẫn cứ mặc-nhiên
hàm ngụ ở bên trong. Lời mời gọi, không giống như một ước vọng người nghe sẽ
làm, như lệnh truyền “Chớ làm việc này…”
nhưng đúng hơn, một đề-nghị như câu: “Hãy
xem cách này…”
Vốn
chỉ là hình-thức nói-năng, truyện dụ-ngôn không dấy lên một lệnh-truyền từ bên
ngoài. Chúng không kêu gọi thẩm-quyền thánh thiêng, như các câu lệnh của người
ban-hành lề-luật thánh như những câu ở Cựu Ước: “Các người không được làm như thế…, lệnh truyền của Đức Chúa”; hoặc,
như câu phán của ngôn sứ: “Hãy nghe lời Đức
Chúa nói…”). Đúng hơn, thẩm-quyền ở lại nơi họ -đó là: với khả-năng can-dự
và ảnh-hưởng lên sức tưởng tượng của chính mình. Tiếng/giọng của họ lại cũng là
lời chào/mời hơn là lệnh truyền cho người nghe theo.
Vì
thế nên, là Bậc thày khôn-ngoan, Đức Giêsu lại đã sử-dụng các câu cách-ngôn và
truyện dụ-ngôn là để mời/chào người nghe thấy được đường-lối mới, tự nền-tảng.
Kêu gọi đây là một tưởng-tượng ra chỗ nào đó trong ta ngự-trị hình-ảnh của thực-tại
và ảnh-hình sự sống của chính ta. Lời mời chào đây là cung-cách khác-biệt để thấy,
để nhìn các ảnh-hình khác-biệt hầu định-dạng việc ta hiểu thế nào về chính sự sống.
Tập-trung
nhấn-mạnh lên việc “nhìn và thấy” ngang qua thông-điệp Ngài gửi đến. Hệt như
câu nói ở Tin Mừng Máccô từng ghi rõ: “Sao
anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấu
sao? Lòng anh em ngu muội thế! (Mc 8: 18). Lại cũng có những người bị chứng
mù/loà khiến khổ sở vì việc nhìn và thấy.
Từ
đó, người người đều đã rõ sự khác-biệt nơi câu nói ở Tin Mừng, từng bảo rằng: “Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt
anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ
tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!” (Mt
6: 22-23); hoặc, từ câu nói: “Đèn của
thân thể là con mắt của anh. Khi mắt anh sáng, thì toàn thân anh cũng sáng.
Nhưng khi mắt anh xấu, thì thân anh cũng tối. Vậy hãy coi chừng kẻo ánh sáng
nơi anh lại thành bóng tối. Nếu toàn thân anh sáng, không có phần nào tối tăm,
thì nó sẽ sáng hoàn toàn, như khi đèn toả sáng chiếu soi anh." (Lc 11:
34-35)
Làm
sao ta biết được rằng: những gì ta thấy sẽ định-đoạt con lộ giúp ta đi, đường-lối
ta từng sống. Thế đó, là sự việc Làm sao Đức
Giêsu lại có thể là Bậc thày khôn-ngoan. Nay trở về với câu hỏi điều gì làm nội-dung nơi giáo-huấn Ngài
từng dạy.
Đức
Giêsu sử-dụng các hình-thức mời/chào và khích-động trong giảng dạy như cách-ngôn và các câu truyện dụ-ngôn là để lật đổ các đường-lối mang tính qui-ước
để nhìn và sống; và để mời chào người nghe có lối sống rất thay đổi.
Là
Bậc thày khôn ngoan, Đức Giêsu ngay từ đầu, không là Bậc Thày đề-xướng
thông-tin (tức: những gì cần tin tưởng) hoặc về luân-lý/đạo-đức (tức: làm sao
ta biết cách mà hành-xử), nhưng Ngài là Bậc Thày của đường-lối hoặc “con lộ” của
đổi thay. Đường-lối thay-đổi từ góc độ này đến đường lối khác? Từ sự sống trong
thế-giới của khôn-ngoan theo qui-ước đến với thế-giới tập-trung vào
Thiên-Chúa.
(còn tiếp)
Gs Marcus J. Borg
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment