Thursday 2 March 2017

Gs Geza Vermes Diện Mạo Đức Giêsu: Tại sao Ngài bị treo trên khổ-giá? (Bài 67)



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 67)

Tại sao Đức Giêsu
bị treo trên khổ-giá?

Nỗ-lực khám phá ra diện-mạo đích-thực của Đức Giêsu, lâu nay vẫn ẩn-tàng bên dưới Tin Mừng có sự trợ-lực từ các nhân-chứng thích-hợp sống cùng thời nhưng ngoài Đạo Chúa, đó là sử-gia Do-thái-giáo Yoseph ben Mittatyahu, với bí-danh là Flavius Josephus (37-100 sau Công nguyên). Từ bên ngoài Tân Ước, ông đã chiếu-rọi lằn sáng lên nhân-vât lịch-sử là Đấng Bậc Ngôn-sứ thành Nazarét. Và, việc này tạo chìa khóa thần-kỳ vốn dĩ hỏi: sao Đấng bậc vô-tội về chính-trị là “Người của Chúa”, lại bị hành-hình cách “tàn-bạo và ghê-tởm” từ đế-quốc La Mã, thứ khổ-nhục dành riêng cho mỗi kẻ thù của họ thôi? (X. Cicero, crudelissimum taeterrimumque supplicum)

Josephus, sử-gia duy-nhất thuộc thế-kỷ đầu ngoài Tin Mừng, đã cung-cấp một ít thông-tin mang tính-chất “sử-liệu” về nhân-vật Đức Giêsu. Riêng, tên của Đức Giêsu lại đã xuất-hiện những hai lần trong cuốn “Jewish Antiquities” (tạm dịch là: “Cổ sử Do-thái-giáo”). Lần thứ hai, sử-gia đây lại kể về cuộc hành-hình một đấng bậc khác mà ông gọi là “Người mang tên Giacôbê” qua đó, ông coi vị này như “Người anh em ruột của Đức Giêsu-gọi-là-Kitô” vào năm 62 sau Công nguyên. (Xem Ant. 20: 200)          

Văn-bản này cho rằng: Đức Giêsu là Nhân-vật được nhiều người biết đến, tức có ý nói: ông đã đề-cập chuyện của Ngài vào dạo trước, trong công-trình sử-học của ông. Thật ra, trong công-trình này, tác-giả cũng để ra đoạn 18 câu 63-64 quyết ghi-chú về Nhân-vật mang tên Giêsu mà truyền-thống Đạo Chúa đã suy-tôn Ngài là Đấng Kitô như lời chứng mà ông gọi là Testimonium Flavianum (tức: “lời chứng của Flavius”).

Trong giới thân quen với Đạo Chúa, thì sử-gia Josephus được mọi người tôn-trọng coi ông như tác-giả “Tin Mừng Thứ Năm”, vậy. Nhiều học-giả khe-khắt hơn, lại vẫn coi toàn đoạn văn này là đoạn giả-mạo, tức muốn nói: đây là lớp bọc ngoài ra như của Đạo Chúa được cài vào cuốn Antiquities (tức: cổ-sử) để đánh bóng các chứng-cứ có từ người Do-thái-giáo vào thế kỷ đầu, về Đức Giêsu hiện-hữu như Thiên-Sai/Mêsia. Dù sự thể có như mọi người hiểu, bản-văn đây không giống những gì xuất tự ngòi bút của Flavius Josephus, bao giờ hết.

Tuy nhiên, giả như có ai khẳng-định rằng: toàn-bộ các chú-thích được ghi ở văn bản này đều hư-cấu/bịa đặt, lại sẽ kết-cục bằng việc “dội gáo nước mát lên người đứa trẻ thơ” vậy. Thật thế, vào những năm gần đây, hầu như tất cả chuyên-gia chú-giải, trong đó có tôi, đều chấp-nhận cho qua giải-pháp “nằm giữa”, tức chuẩn-nhận đoạn ấy coi như là đáng tin-cậy. (X.L.H. Feldman trong Josephus Cambridge, Mass: Loeb Classical Library, năm 1965 9: 49 và Geza Vermes trong “The Jesus Notice of Josephus Re-examined”, Journal of Jewish Studies 38 (năm 1987): 1-10)

Ở đây, ta sờ chạm được vấn-đề có thật cũng rất thực nơi đề-tài ta bàn-luận. Đoạn văn nói về Đức Giêsu liên-quan đến việc tổng-trấn La Mã đã ra lệnh treo xác Ngài trên khổ-giá sau khi có lời cáo buộc từ cấp cao thẩm-quyền Do-thái-giáo được tháp đặt vào chung với cơn phẫn-nộ của Pongxiô Philatô vào thời ông làm tổng-trấn xứ Giuđêa.

Có lẽ, ta cũng nên chú-ý đến hai cụm-từ do Josephus sử-dụng để mô-tả đặc-điểm nơi Đức Giêsu coi Ngài như “nhà hiền-triết” (tức: “Sophos ‘anêr” bên tiếng Hy-Lạp), và Ngài là “Người thực-hiện những kỳ-tích đáng kinh-ngạc” (tức: paradoxôn ergôn poiêtês tiếng Hy Lạp). Hai cụm-từ này, đều là lời tán-tụng bằng thuật-ngữ riêng của Josephus khi ông kể về các nhân-vật Cựu-Ước, ông lại sử-dụng cụm-từ “hiền-triết” để chỉ Vua Solomôn và ngôn-sứ Đanien. Còn, cụm-từ “Người thực-hiện những kỳ-tích đáng kinh-ngạc” là nói về ngôn-sứ Êlisha chuyên làm nhiều phép lạ.

Thật sự mà nói, theo Josephus thì cụm-từ “hành-xử ngược đời” nói về các nhà phù-thuỷ từng dùng xảo-thuật hơn lời tiên-tri để thực-hiện điều mình quyết làm, nhưng khi ông không tán-thành một ai như trường-hợp Thiên-sai-giả Theudas được chính ông và sách Công Vụ Tông đồ có đề-cập, ông cũng làm sáng-tỏ sự việc bảo rằng: dù ai có ý-định làm ngôn-sứ đi nữa, nhưng trên thực-tế, ông ta chỉ là nhà phù-thuỷ hoặc tiếng Hy Lạp gọi là “goêtês”. Điều này, khi xưa cũng được tổ-phụ Oxigen ở Alexandria sử-dụng để viết về Đức Giêsu là Đấng từng thực-hiện việc “ngược đời” bằng xảo-thuật như ông đã viết ở cuốn “Contra Celsum” đoạn 1 câu 6 và câu 17-18; và sau này, những người rời bỏ Do-thái-giáo cũng lên án Ngài hệt như thế (X. bSanhedrin 43b).

Thành thử ra, chừng như khi tả Đức Giêsu bằng vào đoạn-văn căn-bản/tích-cực này, thì cụm từ “nhà hiền-triết” và “Người thực-hiện những kỳ-tích đáng kinh-ngạc”, lại do chính Josephus phác-hoạ nên công-thức đánh giá tính-cách riêng của Ngài. Phác-thảo tóm-lược của ông tuy không mặn mà cho lắm, nhưng trên căn-bản cũng ăn khớp với bức chân-dung vẽ lên sắc màu ấm-đậm là về Đức Giêsu mà ta khám phá được ở bên ngoài Tin Mừng.   

Điều này, đưa ta vào điểm nhấn thứ hai, qua đó Josephus sẽ giúp ích ta khá nhiều bằng trò lắp hình kể lại việc hành hình Đức Giêsu rất tinh-tế. Lâu nay, tôi cũng đối đầu/chạm mặt với người đọc và người nghe thường đưa ra các câu hỏi, bảo rằng: như ông nói, hẳn Đức Giêsu phải là người Do-thái-giáo sốt-mến vô tội nhưng dám chấp-nhận cái án chết về tôn-giáo. Và, nếu Ngài không kích-động chống La Mã hoặc những người muốn đạt chức Thiên-Sai theo hoàng-triều, thì sao Ngài lại bị chết nhục trên khổ-giá ấy chứ?

Trả lời cho câu hỏi này, thì: trong hoàn-cảnh hỗn-độn về chính-trị và tôn-giáo của đất miền Palestine vào buổi đan-xen giữa Cựu và Tân-Ước như thế, sẽ có người nào đó dễ dàng làm mất đi sự sống của mình, dù không vi-phạm hành-động phạm-pháp nào chống Luật Do-thái-giáo hoặc chống chế-độ La Mã? Josephus đã đưa ra 3 ví-dụ rồi lại cộng thêm vào cái-gọi-là “chứng-cứ từ Flavius” nữa.

Thật ra thì, do bởi sự kiện thiếu chuẩn-xác, cho nên “chứng cứ” của Josephus xem chừng như muốn hàm-ngụ ý-tưởng bảo rằng: sở dĩ Pongxiô Philatô lên án tử-hình Đức Giêsu là do bởi Philatôông đã để xẩy mất sự công-chính; bởi, theo đoạn tiếp ta đọc ở cuốn Antiquities thấy có chỉ -định cụm-từ “deinon”, tức: sự bất-bình, một thứ tai-hoạ và là bất-công (18: 65), nhưng ông lại không cho biết tại sao việc lên án chết cho Đức Giêsu lại là một bất-bình.

Lại nữa, ta cũng không thể dùng câu chuyện lên án và hành-hình “Ông Gia-cô-bê người anh em của Đức Giêsu được thượng-tế Ananus gọi là Đấng Kitô” bởi vì, một lần nữa, Josephus không nói rõ sự việc quan-quyền lên-án Ngài vượt quá hành-vi mơ-hồ phạm Luật. Dù ở vào trường hợp nào đi nữa, thì tác-giả đây lại đã đánh-giá toàn-bộ tiến-trình này là trái với luật-pháp (Ant. 20: 200-201)

Điểm song-hành đầu-tiên cho thấy là: về ông Honi, là thành-viên Hasid duy-nhất được đề-cập đến trong cuốn Antiquities. “Người của Chúa” đây, bị ném đá cho đến chết là do ông ta đã không sử-dụng quyền-phép cầu nguyện của mình thay cho một thành-phần Do-thái-giáo chống đối lẫn nhau trong bối-cảnh tranh-chấp dân-sự. Ở đây, Josephus không ngại trực-chỉ việc trách-móc vào vụ hạ sát người công-chính Onias rồi đổ lỗi cho các côn-đô Do-thái-giáo mà ra.

Sự việc thật rất khác và cũng hoàn-toàn phù-hợp với vụ/việc về Đức Giêsu, là câu truyện do Josephus kể về việc hành-hình ông Gioan Tẩy Giả như cuốn Antiquities đoạn 18 câu 117-119 nói đến.

Sử-gia Josephus mô-tả ông Gioan Tẩy Giả là nhân-vật không được ông nối-kết với Đức Giêsu như một “người công-chính” từng hô-hào người Do-thái-giáo hãy sống cuộc sống ngay chính, thực-hiện công-bình đối với đồng-hương của mình và có lòng sốt-mến với Thiên-Chúa, và làm thế bằng việc tham-gia thanh-tẩy.”

Và, sử-gia Josephus coi sự việc Hêrôđê Antipas lên án chết cho Đức Giêsu như một tội-phạm hình-sự và ông còn kể cho ta biết rằng: một số người Do-thái-giáo đều đã nhận-thức vào những lần đội-binh của Antipas sau đó bị Vua Nabatean Aretas IV đánh bại coi đó như bị thần-thánh trả đũa vì dám giết chết Gioan Tẩy Giả.

Theo Tân-Ước, sở dĩ ông Gioan Tẩy Giả bị tống ngục, là vì ông dám tuyên-bố rằng cuộc hôn-nhân giữa chức-sắc cầm-quyền Galilê với người chị dâu là Hêrôđia của mình là hành-vi bất-hợp-pháp. Để trả thù, Hêrôđia bèn gạt chồng mình bằng cách cho mọi người biết Hêrôđê đã hứa tặng Salômê, con gái của Hêrôđia sau khi xem cô ta nhảy múa. Theo lời xúi-bẩy của mẹ ruột, Salômê yêu-cầu vua lấy đầu ông Gioan đặt trên đĩa, thế là Hêrôđê buộc lòng phải giữ lời hứa như Tin Mừng Mác-cô đoạn 6 câu 17-28, chép như sau:

“Số là vua Hêrôđê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hêrôđia, vợ của người anh là Philípphê, mà ông Gioan lại bảo: "Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!" Bà Hêrôđia căm thù ông Gioan và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hêrôđê biết ông Gioan là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.

Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê. Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: "Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con." Vua lại còn thề: "Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được." Cô gái đi ra hỏi mẹ: "Con nên xin gì đây?" Mẹ cô nói: "Đầu Gioan Tẩy Giả." Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: "Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm." Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.”

Josephus tình-nguyện viết lên lời giải-thích ít có thêu-thùa và không mấy bi-ai, bảo rằng: ông Gioan Tẩy Giả chết, là vì lời kháng-biện đầy quyền-uy đối với những gì ông rao-giảng, nói như sau:

“Khi những người ấy nhập vào đám đông, bởi những người này đã tâu vua những điều ông rao-giảng, nên Hêrôđê mới cảnh-giác. Tài hung-biện đôi lúc tạo hậu-quả khá lớn-lao trên con người, điều ấy dẫn đến hình-thức phản-chống, bởi sự việc xem như thể là ông Gioan đang chủ-động hướng-dẫn mọi việc dân-chúng làm. Thế nên, Hêrôđê bèn quyết-định đánh đòn phủ đầu là giết ông ta trước khi mọi việc dẫn đến bạo-động.”

Tóm lại, việc trừ-khử Gioan Tẩy Giả từ xa và triệt-hạ đồn-luỹ Machaerus là nơi khó có ai đặt chân tới, cũng như việc bí-mật hành-hình ông Onias sẽ là biện-pháp ngăn-ngừa cách quyết-liệt khả năng tiềm-tàng chống lại người của quần-chúng. Đây, cũng là phương-cách để đối-đầu với tôn-giáo như nhiều người vẫn làm hôm nay. Nhưng, nếu vấn-đề là: trong tương-lai/mai ngày, ai sẽ trở-thành lãnh-đạo cho cuộc cách-mạng giống như thế?

Cũng cùng một cung-cách tương-tự như thế, Đức Giêsu là Đấng Bậc rao giảng tuyết-phục nhiều người, nhưng Ngài lại cũng tạo cho thân-phận của Ngài một kiểu cách tạo ồn-ào ở góc phố trong sân Đền Thờ bằng việc lật đổ bàn đổi tiền của giới bán buôn, Với Giêrusalem đầy những phiến-loạn trong bầu khí chộn-rộn của cuộc Hành Hương ngày lễ Vượt Qua, thì đây là hành-động mà các thượng-tế chuyên gìn giữ an-toàn luật-lệ lại vẫn coi đó là việc rất khó chịu.

Thành thử, bằng hình ảnh rửa tay theo nghĩa bóng, họ mới đem Ngài đưa vào bàn tay tàn-ác của đám đại-diện cho hệ-thống chính-trị vẫn quen coi sự việc này như dấu chỉ của một cuộc nổi loạn dùng cách tàn-bạo độc ác chưa từng thấy.

Josephus sau này, lại cũng vẽ ra đoạn văn khác xác-nhận rằng: đối xử với Giêrusalem vào thế-kỷ đầu giống như chơi với lửa, đặc-biệt là khi toàn thành-phố đầy ngập dân hành-hương vào ngày Lễ lớn. Câu truyện liên-quan đến một Giêsu khác, tức Giêsu  con ông Ananias, xảy ra vào lễ hội Nhà Tạm mùa thu năm 52 sau Công nguyên dưới thời quan tổng trấn Albinus (X. War, 6: 300-310)

Ông Giêsu này, dưới tầm mắt của Josephus, là người dân quê thô-kệch lại cứ hành-xử như ngôn-sứ. Ông này, bắt chước ngôn sứ Giêrêmia (như ở sách Tiên-tri Giêrêmia đoạn 26) cứ ngày đêm loan-báo chỉ mỗi nỗi khổ sẽ xảy đến với Giêrusalem và Đền Thánh; thế nên, giới-chức cầm quyền mới ra lệnh bắt giữ ông; và cũng vì có sự trùng-hợp về tên tuổi, nên dù ông Giêsu này bị quan/quân sai lính đánh đòn, nhưng cũng không tạo ảnh-hưởng gì bởi lẽ ông vốn là người vẫn mang trên mình mọi nổi thống-khổ còn tệ hơn.

Sợ rằng cuối cùng rồi ông Giêsu-con-ông-Ananias này lại cũng được thần-linh gợi hứng, sẽ dấy lên một cuộc nổi loạn nào đó với chúng dân, nên quan/quân Do-thái-giáo quyết đổi hướng bèn đổ vấy trách-nhiệm  -như họ đã từng làm với Đức Giêsu thành Nadarét-  là đem nộp Ngài cho tổng-trấn La Mã, cho rảnh nợ.

Và, ông Giêsu người thứ hai đây, giống Đức Giêsu ở Tin Mừng, lại đã bị đám quân binh La Mã trừng-phạt rất nghiêm-khắc, nhưng giống như ông Giêsu đầu, ông này cứ im-lặng không trả lời các câu hỏi của quan toàn-quyền. Tuy nhiên, cuối cùng thì Tổng-trấn Albinus bèn thả Giêsu-con-ông-Ananias bởi quan thấy ông này không có hành-vi gì là điên-rồ, hoặc mất trí.

Bởi thế nên, trả lời cho câu hỏi: “sao Đức Giêsu bị hành-hình đến thế?” là trả lời như vậy. Giả như Ngài không dính-dấp vào cuộc cãi-vã ở Đền Thánh dịp Lễ Vượt Qua, trong lúc truyền-thống Do-thái-giáo cứ trông-chờ Đấng Thiên-Sai mặc-khải chính mình, thì có lẽ Ngài cũng thoát tội mà tự cứu mạng sống của Ngài.

Làm một việc không lợi, ở một địa-điểm không đúng, vào mùa Lễ không xứng hợp, chắc chắn sẽ kéo theo hậu-quả là cái chết bi-đát của Đức Giêsu trên khổ-giá rất La-Mã.
                                                                                                                           (còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên-soạn - Mai Tá lược dịch.

No comments: