Tuesday, 28 March 2017

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu: Đức Giêsu thực vào rạng sáng Thiên niên kỷ thứ 3 (bài 68)



Chương 8
Đức Giêsu thực
vào rạng sáng Thiên niên kỷ thứ 3
(Bài 68)

Đến cuối thế kỷ thứ nhất, Đạo Chúa đã để mất đi tầm nhìn về “Đức Giêsu-thực”, và đã luột khỏi tầm tay ý-nghĩa ban đầu ở thông-điệp Ngài biểu-lộ. Ông Phaolô, ông Gioan và cộng-đoàn Hội-thánh của các ông, đã thay thế “Đức Giêsu-thực” bằng Đấng Bậc hiện-diện ở thế-trần, là “Đức Kitô-niềm-tin”.

Và cứ thế, Đức Giêsu lại đặt nặng nỗ-lực vào cá-nhân riêng lẻ vốn tin-tưởng vào Thiên-Chúa bằng việc cậy trông công-trình cứu-rỗi của Đấng Cứu-Độ thần-thiêng, vĩnh-cửu.          

Việc đổi-thay như thế, là do có biến-chuyển về tầm nhìn văn-hoá ở thời-kỳ đó. Chỉ ít thập-niên sau ngày Ngài quá vãng, thông-điệp của “Đức Giêsu-thực” đã được chuyển-tải từ bối-cảnh ngôn-ngữ tiếng Aram cũng như môi-trường địa-lý xứ Galilê và chuyển-đổi đạo-giáo từ Do-thái-giáo có cơ-cấu vững-vàng sang địa-hạt khác lạ, khá bấp bênh.

Nói cách khác, “Phong-trào Đức Giêsu” đã di-chuyển từ Do-thái-giáo sinh-hoạt tại nhà sang thế-giới của người ngoại-giáo nói tiếng Hy-Lạp sống ở Địa Trung Hải có quá-trình văn-hoá cổ-kính xảy ra ở thời-điểm vừa mới chớm.

Mục tiêu, tư-tưởng và lối sống của Đạo Chúa Kitô không còn thời-giờ hợp lý hầu kết-tinh phát-triển, được nữa. Tựa hồ đất sét là thứ chất-liệu mềm-mại một khi đem trộn lẫn với nước, ta có thể nặn/uốn nó một cách dễ-dàng, như người thợ gốm vẫn làm để tạo bình/chậu hoặc chai/lọ đều được hết. Kết-cục là, Giáo-hội mới chớm bao gồm hầu hết là các người ngoại mới theo Đạo nay mau chóng để mất đi ý-thức trở-thành người Do-thái-giáo đích-thực. Quả thật, những người như thế, nay tuần-tự trở-thành kẻ chống lại chính những người của mình thuộc Do-thái-giáo.

Tiếp theo đó, lại có sự-kiện chuyển-đổi tận nền-tảng, tạo ảnh-hưởng ngược trên việc mời gọi tham-gia từ thông-điệp của Đạo Chúa Kitô gửi người Palestin và cộng-đồng Do-thái-giáo sống ở hải-ngoại. Đức Giêsu, là Đấng Bậc đạo-hạnh vào bậc nhất lại có khả-năng lôi-cuốn rất khó cưỡng-chống, rày đã biến-đổi để Ngài lại trở-thành Đấng Kitô, tức: đối-tượng siêu-việt ở Đạo Chúa.

Là Ngôn-sứ nhiệt-tình đến từ thôn làng Nadarét cách xa vời vợi, Ngài chuyên-chăm loan-báo việc “Vương Quốc Nước Trời đã đến gần” vẫn không có nghĩa như một tuyển-mộ mới nói chung ở các miền, như: Alexandria, Antiôkia, Êphêsô, Corinthô hoặc Rôma nữa.

Thay vào đó, có tầm nhìn nhắm thẳng vào Đấng cứu-độ toàn-bộ vũ-trụ, nay đã nhắm đích cả vào Ngôi Lời Vĩnh-cửu của Thiên Chúa Đấng nhập-thể để thành Đức Chúa. Và như thế, kể từ thế-kỷ thứ hai trở đi, hội thánh Đức Kitô đã lớn mạnh nhiều, nên đã nhận chỉ-thị từ các đấng bậc tầm-cỡ được huấn-luyện bằng triết-học Hy-Lạp, như giáo-phụ Irênê của Lyon, Clêmentê, Origen và Atanasius của Alexandria, đã thay bằng triết-thuyết hiện-sinh về “Đức Giêsu-thực”. Làm như thế, thì các vị mới cổ-võ được việc sám-hối trong tư-thế sẵn-sàng phó thác cho Thiên-Chúa, qua chương-trình đào sâu lời giảng-giải siêu-hình-học về sự-kiện Đức Kitô mặc xác phàm loài người và về bản-chất cũng như mối tương-quan giữa Người Con của Thiên-Chúa vĩnh-cửu có kết-hợp chặt-chẽ với các Ngôi-vị trong Ba Ngôi Đức Chúa.

Các vị đây, lại tra tay tìm các bản-văn Kinh thánh kể cả Cựu-Ước xem có đoạn nào/câu nào phù-hợp rồi diễn-giải bằng dụ-ngôn/truyện kể để rồi xác-nhận chúng bằng những kết-luận có nền-tảng triết-học. Tiến-trình này, giúp các bậc thức-giả Hy-Lạp hiểu rõ mọi sự việc. Bởi, cả Tân Ước lẫn Cựu-ước, đều được viết bằng tiếng Hy-Lạp cho dễ hiểu và dễ khuynh-loát, chỉnh sửa. Và các vị này đều có tự-do làm như thế vì cho đến lúc đó, tiếng nói của các người Do-thái-giáo trong Đạo Chúa Kitô không còn được ai để ý đến.

Đành rằng, ở đây, tôi không mơ ước chối-bỏ tính hợp-pháp, trên lý-thuyết, của tín-hữu thời tiên-khởi nơi việc giảng rao cho thế-giới ngoài Đạo. Giả như Đạo Chúa Kitô không bén rễ tại các quận/huyện thuộc đế-quốc La Mã, thì Đạo của ta chỉ là một giáo-phái chẳng hơn gì nhóm Do-thái-giáo bình-thường tồn-tại vào cuối thời cổ sử.

Có thể, nhiều vị lại cứ biện-luận cho rằng: giả như “Đức Giêsu-lịch-sử” không tiếp-cận được nhóm người ngoài Đạo, thì sứ-điệp của Ngài cũng chỉ bao gồm các yếu-tố phổ-cập ở bên trong Đạo mà thôi. Thành thử, khi giáo-hội tiên-khởi quyết rằng: những ai không phải là người Do-thái-giáo có thể vẫn được đặt vào cùng một khối, mà không buộc phải ôm vào mình lối sống của người Do-thái-giáo. Đó, là điều hợp-lẽ để ta dự-tính “diễn-giải” cách rộng rãi thông-điệp của người Đạo Chúa, vì lợi ích của người ngoài Đạo. Vấn-đề này, lại được “dán nhãn” bằng cụm-từ “Nhập nội văn-hoá”, tức: đề-tài tranh-cãi từng diễn ra ở châu Âu, bấy lâu nay.

Nét màu đa-dạng, là yếu-tố thiết-yếu cho bất cứ tiến-triển nào về văn-hoá. Nhưng, nó chỉ có hiệu-lực và chấp-nhận được, nếu không đưa đến tình-trạng méo-mó nhưng có thật. Giả như ta đặt tiến-trình giảng-dạy của Đức Giêsu ở trong tay các vị đại-diện cho nền văn-hoá gốc Do-thái-giáo, cộng với sự tiếp tay từ các yếu-tố vay/mượn có từ văn-hoá ngoại-lai (như nền văn-minh Hy-Lạp cổ-đại chẳng hạn), thì kết-quả hẳn sẽ dễ chấp-nhận hơn, với người Hy-Lạp.

Từ đó, Do-thái-giáo lại đã trao-đổi văn-hoá vốn phát-xuất từ thời Kinh Sách giao-dịch với thời-đại tiếp theo sau. Thành ra, các tác-giả Cựu-ước đã thành-công trong việc sử-dụng ảnh-hình về vũ-trụ đa-thần của người Babylon tạo thành bức tranh nhiều sắc màu trong đó có câu truyện tạo-dựng ở Sách Sáng Thế, mà không gây ảnh-hưởng gì lên thuyết độc-thần của Do-thái-giáo.             

Hệt như thế, các thày tư-tế lại khôn khéo dẫn-giải theo cách vin vào ý-niệm Lưỡng-tính của Platô, coi đó như sự trộn lẫn nam-nhân với nữ-giới quyện vào với nhau, khi giải-thích lời quả-quyết những bảo rằng: thọ-tạo đầu được Chúa tạo-dựng, “có nam và có nữ” mà không biến-đổi Do-thái-giáo đem vào toàn-bộ chủ-thuyết Platô, như sách Sáng Thế đoạn 1 câu 27, từng ghi chép:

“Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.”   

Tuy nhiên, ở trường-hợp Đạo Chúa Kitô, từ cuối thế-kỷ thứ nhất trở về sau, tiến-trình “Nhập nội văn-hoá” do người ngoài Đạo chủ-trương, lại được Do-thái-giáo của Đức Giêsu tháp-nhập cách phơn-phớt bề ngoài, mà thôi. Hệt như ta hằng trông đợi, chỉ trong một thời-gian ngắn-ngủi, không ai theo Do-thái-giáo lại có khả-năng chấp-nhận mặc lấy cho mình di-sản của học-thuyết mới về “Nhập nội văn-hoá” của Đức Giêsu, hết. Theo thiển ý, ngay chính Ngài cũng không coi đó như sự việc Ngài thiết-lập.

Đạo Chúa Kitô cố tìm-hiểu và diễn-giải bằng các bài viết còn nhiều thiếu sót ở Cựu-ước. Phân nửa Giáo-hội phương Đông nói tiếng Hy-Lạp, đồng ý cắt bỏ đoạn văn do Đức Giêsu đọc, nhưng Giáo-hội phương Tây là nơi có giới-chức từng dịch các đoạn viết từ tiếng Hy-Lạp sang tiếng La-tinh, lại đã cắt khỏi Tin Mừng và Kinh Sách Do-thái-giáo, cũng từ lâu.

Ngay vào lúc tên tuổi ông rực sáng, thánh Augustinô (354-430), một đấng bậc không rành tiếng Hy-Lạp và Hip-ri Do-thái, nói gì đến tiếng Aram cổ, cũng cần nhiều thông-tin hơn về bản-văn Do-thái-giáo khá mù-mờ, ở Cựu-ước. Thế nên, ông mới tìm đến giáo-phụ Giêrônimô sống tại Hippo, thủ-phủ Bắc Phi thuộc La Mã (bây giờ là Algêria) để nhờ giúp. Giáo-phụ Giêrônimô là chuyên-gia duy-nhất hiểu được tiếng Hip-ri, lúc ấy đang sống ở Bétlêhem phía miền cùng/tận của thế-giới Địa Trung Hải.

Bằng việc tách-bạch ngôn-ngữ và văn-hoá Đạo Chúa ra khỏi thế-giới của Đức Giêsu, ta cũng nên thêm một yếu-tố khác lại cũng mù-mờ là việc chống Do-thái-giáo đang gia-tăng trong Giáo-hội.

Nay, mời bạn hãy cùng tôi tạo chút minh-hoạ để hiểu rõ ngọn ngành hơn. Số là, cũng cùng một thức-giả ấy, ông Giêrônimô nhà chú-giải Do-thái-giáo của Đạo Chúa, đã mô-tả tín-đồ Do-thái-giáo cứ ê a kinh/kệ ở hội-đường tựa hồ tiếng heo kêu ủn-ỉn và/hoặc tiếng be-be của mấy chú lừa con, mà tiếng La-tinh xưa gọi là “grunnitus suis et clamor asinorum”.

Cũng cùng giòng máu giống thánh Gioan Kim-Khẩu, các đấng bậc cùng thời với Augustinô lại so-sánh hội-đường của người Do-thái-giáo kẻ giết chết Đức Kitô, tựa như nhà chứa, hang thú hoặc thành-trì của quỉ sứ, như vách đá hoặc vực sâu chốn đoạ-đày…từ đó, họ hành-xử không hơn gì đám dê/lợn háu đói, dâm dật.”

Ông Gioan Kim Khẩu, vị giám mục thành Constantinople có miệng lưỡi bằng vàng, lại đã thực-hiện trước cuộc nổ-bùng chống Do-thái-giáo từ người Đạo Chúa thời sau này, như: Luther, nhà cải-cách chống Do-thái rất mực và theo cách nào đó, lại cũng hình-dung trước lối hùng-biện chống Đức Quốc Xã vào thế kỷ thứ 20, tựa hồ biếm-hoạ gớm-ghiếp, bỉ ổi trên tuần báo bằng tiếng Đức của họ là tờ Der Stũrmer.

Dù các vị cao-niên thuộc giới khắc-kỷ chuyên kình-chống Do-thái-giáo vẫn tiếp tục đi vào tranh-cãi không suy-giảm ở thế-giới Đạo Chúa, mãi cho đến Thế chiến thứ hai mới có đổi thay tầm-cỡ lớn-lao kéo dài từ thế kỷ thứ 16, thôi. Các nỗ-lực cải-tân của nhóm Thệ-Phản, quyết đem Giáo-hội về lại với cội rễ thời thanh-sạch ban-sơ hồi thế kỷ đầu đời, làm sống lại Kinh Sách với tuyên-bố, rằng: Tân-Ước tiếng Hy-lạp và Cựu-ước tiếng Hip-ri hoặc Aram-cổ, là kho-tàng tối-thượng chứa-đựng lời của Chúa. Điều này, dẫn các học-giả Kinh thánh Thệ-Phản và người đọc Sách thánh rất tin-tưởng, cách nào đó, về gần với Kinh Sách hơn và, nói gián-tiếp, sẽ gần gũi Đức Giêsu hơn.

Việc canh-cải đầu-tiên này, đã tạo ra từ những người chủ-trương đi theo con đường ấy, một lay-động sâu sắc trong lối suy-tư của Đạo Chúa, đưa Sách thánh vào trọng tâm của niềm tin và nguồn-hứng trong đạo, còn cao hơn cả truyền-thống Giáo-hội. Vốn có nguồn hứng rút từ lý-tưởng của thời Phục Hưng, một số sinh-viên Tân-ước thuộc giáo-phái Thệ-Phản từ thế-kỷ thứ 7 trở về sau, lại đã hướng mọi chú ý về với văn-chương Do-thái-giáo ngoài Kinh thánh. Các sinh-viên này, đã sử-dụng Talmud và các bài viết cùng bản-chất, quyết tìm thông-tin/chi-tiết bổ-sung cho nghiên-cứu của họ, về Tin Mừng.

Chính vì thế, mà tác-giả John Linfoot (1603-75), một học-giả kinh-điển khá trổi-bật của Đại-học Cambridge chủ-trương trong cuốn sách ông viết có tựa đề là “Horae Hebraicae et Talmudicae” (tức: “Những giây phút về Talmud và Do-thái-học), là tài-liệu nghiên-cứu về văn-chương tư-tế, rất hữu-ích. Tuy thế, trong khi ông tuyến-bố các bài viết này là cho các tôi-tớ phục-vụ hữu-ích cho người Đạo Chúa để giúp họ cố sủng-mộ/học-hỏi, tác-giả đây từng bảo với những người như thế: hãy làm giàu và tự tạo nên nọc độc cho những người Do-thái-giáo như thế.

Sự chung-chạ lạ kỳ nơi thái-độ bài Do-thái-giáo và tính-chất chuyên-nghiệp trong nghiên-cứu/học hỏi về người Do-thái-giáo trong vòng cung của người tín-hữu Đạo Chúa tiếp-tục diễn-tiến cho đến giữa thế kỷ thứ 20. Tác-giả Gerhard Kittel, biên-tập-viên cuốn “Từ-điển Thần-học về Tân-ước”, lại là người đóng góp đều-đặn cho ấn-bản chính-thức của phe Đức Quốc Xã về các vấn-đề có liên-quan đến người Do-thái-giáo.

Quả thật, nội việc thực-hiện Lò Thiêu Sống người Do-thái đáng nguyền-rủa đã tạo hàng chữ “Học sâu hiểu rộng” đã vượt lằn ranh xanh-mướt, rất khiếp-đảm. Mãi cho đến lúc đó, sự việc diễn-giải tường-tận vấn-đề về Đức Giêsu và Tân-ước, bắt đầu từ thế-kỷ thứ 18, đã tiến-triển rất đáng kể. Và việc khám-phá ra con số các tài-liệu về Do-thái-giáo thời cổ xưa bị bỏ quên hoặc chưa hề biết, đã gia-tăng không ngớt lên đến mức tột-đỉnh ở Cảo Bản Biển Chết, cũng đã làm cho giàu-có thêm địa-hạt nghiên-cứu đối-chiếu. Từ đó mở ra một kỷ-nguyên tìm kiếm ý-nghĩa nguyên-thuỷ của Đạo Chúa.

Và từ thập niên 70 trở đi, sau 50 năm bị tắc-nghẽn, sách vở viết nhiều về Đức Giêsu-lịch-sử đã bắt đầu triển-nở từ mọi ngõ-ngách của thế-giới có học ở trong Đạo cũng như ngoài Đạo. Đến khi ấy, Đạo Chúa theo tính-chất Công-giáo, cũng đã khẳng-định niềm tin của mình vào tầm quan-trọng nền tảng của ngành học-hỏi Thánh Kinh và am-tường ý-nghĩa của triển-vọng Do-thái-giáo trong việc điều-tra tìm-hiểu đời sống và hành-trình rao-giảng của Đức Giêsu. Và, các ngành này đã đảm-nhiệm phần đáng kể trong nỗ-lực học-hỏi chung với đội tiên-phong gồm các thức-giả nổi-bật về Tân-Ước của người Do-thái-giáo. Trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, các nhà viện-sĩ đã tay trong tay cùng với người Do-thái-giáo và người Đạo Chúa bình-thường ngày càng vào cuộc đối-thoại thân-thiện đầy hoa trái.

Viễn-ảnh này, đã thật sự thay đổi theo một cung-cách nào đó khó nhận ra kể từ năm 1945. Tính-chất Do-thái-giáo của Đức Giêsu nay đã rõ, trong khi đó vào năm 1973, tôi có viết cuốn Đức Giêsu người Do-thái-giáo nay vẫn có khả-năng truyền đi làn sóng chấn-động ngang qua nhiều địa-hạt ở thế-giới của truyền-thống Đạo Chúa Kitô. Tính-chất hợp lý/hợp luật của “Phương-án Do-thái-giáo” đi vào nghiên-cứu Đức Giêsu-lịch-sử đã được toàn-thể vũ trụ chấp-nhận, ngay cả các học-giả Tân-Ước nào chỉ diễn-tả/phục-vụ bằng môi miệng mà thôi.

Đường nét mơ-hồ của Đức Giêsu-thực, nhóm Hasid đầy lôi cuốn mà tôi từng tìm cách làm trổi bật trong sách này đã thấy gia tăng không chỉ trong giới thức-giả hoặc giữa những người Đạo Chúa mà thôi. Thế nên, tiến vào năm 2000, cảnh quang xem ra được thiết-lập cho chặng đường tìm-kiếm mới để hiểu được Đức Giêsu-thuần-tuý, đích-thực. Và làm sao biết được rằng: cũng có thể lối hiểu biết tươi mát này sẽ tự nó diễn bày một hướng chú-tâm mới và cải-tân tinh-thần đạo lấy hứng từ Đức Giêsu-thực giữa các kẻ thừa-tự nền văn-minh Do-thái-giáo và Đạo Chúa Kitô và xa hơn nữa ở thiên-niên-kỷ thứ ba này.

                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.                                                                       
                


      
                      


           


No comments: