Saturday, 25 February 2017

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu: Bên dưới Tin Mừng là Đức GIêsu thực (Bài 66)



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 66)

Tuy nhiên, có một khía-cạnh của cuộc sống qua đó diện-mạo Đức Giêsu xem ra lại hoàn-toàn khác với chân-dung những “người của Chúa” cũng cùng tuổi. Toàn-bộ các vị trong nhóm Hasidim đều lập gia-đình có con có cháu rất đề-huề. Riêng Đức Giêsu, ít ra là trong thời-gian Ngài công-khai hoạt-động, mọi việc đều tập-trung vào lối sống độc-thân của Ngài, thôi.  

Hẳn mọi người đều biết: sống độc-thân khác hẳn chuyện không ăn nằm xác thịt, một thời-gian tạm; đây không là thói quen sống thường nhật của người Do-thái-giáo, nhưng phần đông các vị tư-tế thời ấy hầu như nhất-quyết không tán-thành chuyện ở vậy, rất độc thân.

Các vị ấy vẫn khẳng-định rằng: việc thường xuyên hãm mình từ chối chuyện vợ chồng  vẫn mâu-thuẫn với giới-lệnh đầu Thiên-Chúa muốn cho Ađam và Eva sống như thế, theo như sách Sáng Thế Ký đoạn 1 câu 28 từng ghi lại:

“Thiên Chúa ban phúc lành cho họ,
và Thiên Chúa phán với họ:
"Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất,
và thống trị mặt đất.
Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời,
và mọi giống vật bò trên mặt đất." 

Phải công-nhận, rằng: kiêng khem dục-tình/xác thịt trong một thời-gian dài, là qui-cách sống đạo của những người theo Do-thái-giáo được biết là đã xảy ra vào thời Kinh-thánh và ở buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước. Chẳng hạn như trường-hợp: quân/binh tác-chiến và hàng-ngũ linh-mục cùng như giáo-dân, phải tuân-giữ lối sống “ở vậy” trước khi tham-gia nghi-thức phụng thờ ở Đền Thánh, tức: thời kỳ cấm không được tính chuyện ăn nằm xác thịt. Phụ-nữ trong kỳ kinh-nguyệt và sau khi sinh, đều huý/kỵ không gần gũi chồng mình.

Thế nhưng, tình-trạng độc-thân/“ở vậy” phối-hợp với trạng-huống không chịu lập gia-đình chỉ xảy ra với tín-hữu thuộc phái Essênê được các tác-giả Philo, Josephus và Pliny Cao Niên mô-tả. Xem thế thì, với giáo phái Qumran, thì chừng như việc sống độc-thân/“ở vậy” hoặc có lập gia-đình là do Cộng Đoàn định-đoạt thành luật-lệ. Tín-hữu Essênê thích chọn sống không bề gia-thất như các tác-giả Philo và Josephus từng đổ lỗi là nhóm này chuyên ghét bỏ phụ nữ, lý-do là vì các nữ-phụ Do-thái bị mang tiếng “dâm ô/phóng đãng” suốt nhiều thời.

Trong khi đó, văn-chương Cộng-đoàn Biển Chết lại ghi chú một cách khác, nhất thứ là khi các vị nói ở đây lại cứ bảo rằng: động-lực thúc-đẩy các vị về chuyện ấy là do nghi-lễ tôn-giáo, chứ không phải yếu-tố xã-hội tạo nên.

Thời-gian luật-định trước ngày trở về lại phục-vụ Đền Thánh, thành-viên Cộng-đoàn Qumran theo nhóm khắc-kỷ lại cứ coi mình như Đền thánh “linh-thiêng” nên quyết duy-trì tình-trạng tinh-sạch về nghi-thức, ngõ hầu phù-hợp với hoạt-động việc phụng-thờ Thiên Chúa, vào mọi lúc.    

Có điều chắc, là: với Đức Giêsu, Ngài không là người ghét bỏ phụ-nữ bao giờ hết. Hai nữa, Ngài cũng không có lối sống buộc phải phù-hợp với nghi-tiết phụng-thờ. Thành thử, giả như Ngài có chọn cuộc sống “ở vậy” không gia-thất đi nữa cũng để chuyên-chăm giảng-rao Vương Quốc Nước Trời  -và ở đây xin mở một dấu ngoặc, là: ông Gioan Tẩy Giả cũng từng ở như làm thế-  vậy thì: chắc là Ngài phải có lý-do nào khác, cũng khá vững.

Xem ra, ta thấy được chuyện này là do có bài chú-giải từ tác-giả Philo từng ghi chép, còn thì với các vị cao-niên sống cùng thời với Đức Giêsu, các vị vẫn đưa ra đề-nghị mọi người nên bắt chước tổ-phụ Môsê sống như thế là để chuyên chăm vai-trò phát-ngôn-viên của Thiên-Chúa, trong những ngày sống ẩn-dật ở vùng hoang-vu/rừng rú, mà thôi.                

Nhà hiền-triết Alexandria lại cho biết: tổ-phụ Môsê khi xưa tìm-cách kiểm-soát mọi lời kêu/cầu từ thiên-nhiên đầy những chuyện chết chóc bằng nhiều hình-thức, từ: của ăn, thức uống đến việc ăn nằm xác thịt. Hiền-triết Alexandria đây có viết trong cuốn “Cuộc Đời ông Môsê” trong đó có nói: “Mỗi ngày, Ông chẳng thèm gì, vẫn cứ kiêng khem ăn nằm nhiều lần, nhất thứ là lúc ông bị thần-linh ám-ảnh, bèn ra ngoài làm việc cật-lực như vị ngôn-sứ, bởi ông cứ nghĩ: có kiêng khem chuyện ăn nằm xác thịt như thế mới khiến mình sẵn-sàng nhận sấm-ngôn như sứ-điệp Chúa trao-ban được!” (X. Life of Moses 2: 68-69).

Văn-chương tư-tế cũng thế. Các ý tương-tự, cũng xuất-hiện một cách khá kỳ-khú ở các văn bàn chuyện nghiêm-túc, rất linh-đạo. Ở các văn-bản này, người đọc lại cũng gặp một số chuyện bảo rằng: em gái ông Môsê là Miriam, cứ thấy chị dâu mình sáng sáng thức dậy hôm nào cũng “đầu bù tóc rối”, áo quần thì lèo-nhèo bèn hỏi tại sao, thì chị dâu Zipporah tuy rã rượi mệt mỏi, cũng vội bảo: “Anh cô chẳng để ý đến những chuyện như thế đâu.” (X. Sifre ở sách Dân số đoạn 12 câu 1).

Sách dẫn ở đây, cũng trình rằng: vợ ông Môsê từng âu sầu lẩm-bẩm khi thấy hai vị cao-niên của Do-thái-giáo là các vị ngôn-sứ từng nói tiên-tri về trang trại Do-thái-giáo, lại cứ than vãn những câu như: “Ôi thôi, thật tội cho các bà vợ vô-phúc của mấy ông như thế!”

Bằng những lời vãn/than của các bà từng chứng-kiến, người đọc lại có thắc-mắc hỏi rằng: sao Đức Giêsu, với tư-cách Vị Ngôn-sứ Tối cao, hẳn Ngài cũng chấp-nhận lối sống độc-thân/”ở vậy” hay sao? Và, Ngài có chấp-nhận sống như thế cũng là để giữ mãi trong đầu chất khải-huyền khiến cuộc sống của Ngài thêm sinh-động; và lời Ngài giảng theo cung-cách của nhóm Hasidim là nhóm/hội chẳng muốn san-sẻ những việc tương-tự.                     

Có lẽ ta cũng nên xét thêm một lần nữa lời giảng-rao của Đức Giêsu theo cách giống  chương trước, hầu nắm được đặc-trưng/đặc-thù nói về Ngài như bậc Thày dạy, so với các ông Honi, Hanina và đồng nghiệp. Ngoại trừ ông Hanina là người từng để lại di-sản là 4 lời lẽ khá nổi trội, còn thì không một ai để lại bất cứ tín-thư nào khiến cho giới truyền-thống Do-thái-giáo thấy cần phải duy-trì.

Dù rằng các hành-xử của các ông nói ở trên có trổi-trang cách mấy đi nữa, ta cũng không tìm đâu ra mẫu-mã thời đầu nói về các ngôn-sứ đầy lực hút như Hasid, Êlya và Êlisha từng để lại cho đời các ý-tưởng và đạo-lý cốt gợi-hứng cho thế hệ về sau, khiến họ phải suy-nghĩ cho hợp lẽ. Cũng do từ quan-điểm này, Đức Giêsu lại là nhân-vật vĩ-đại đơn độc giữa các bậc thày Hasidim thời cổ sử. Tin mừng do Ngài giảng rao lại chính là lửa ngọn bốc cháy, quyền-uy/thế-lực và thi-ca, tức: một trong các tính-chất rất cao của đạo-lý đầy sáng-tạo xuất tự quần chúng Do-thái-giáo.

Theo tác-giả Martin Bruber, một trong các thức-giả nổi tiếng về Do-thái-giáo thuộc thế kỷ 20, thì một ngày nào đó ta sẽ thấy Đức Giêsu chiếm-ngự vị-trí cao-sang/lỗi-lạc trong số các bậc thày dạy về niềm tin Do-thái-giáo. (X. Two Types of Faith, chương 13).

Trong khi đó, tác-giả Joseph Klausner, là học-giả Do-thái-giáo tân-kỳ thời ban đầu từng đưa vấn-đề này ra một cách tuyệt-diệu bằng câu nói nổi tiếng được đăng-tải vào năm 1922 và sau này lại được trích-dẫn vẫn bảo rằng:

“Trong lối ứng-xử đạo-đức rất chức-năng của Đức Giêsu, mọi người thấy được tính siêu-thăng đặc-thù thật độc đáo mà không có hình thức song-song với kiểu của Do-thái-giáo cả trong nghệ-thuật kể truyện dụ-ngôn rất đặc-biệt của Ngài. Tài khéo léo và sắc-sảo nơi Ngài đưa ra và các đáp trả theo kiểu thi-ca/truyện kể, đều có một không hai, khiến các ý-tưởng về luân-lý/đạo-đức độc-chiếm lòng dân ở khắp chốn.” ( X. Jesus of Nazareth, 414)

Dọc suốt các trang sách của ông, người đọc tiếp-cận được nhiều điểm riêng rẽ gặp ở Tân Ước và ở Cảo Bản Biển Chết nữa. Có lẽ đây là lúc đáng để ta ghi nhớ hầu tóm gọn điểm tương-đồng và khác-biệt giữa Đức Giêsu và Cộng đoàn Qumran. Cả Đức Giêsu lẫn nhóm Essênê gồm các thày dạy vẫn sử-dụng ý-tưởng về đạo-lý cũng như ảnh-hình của thời mình sống hầu sẻ-san một xác-tín vẫn bảo rằng: giai-đoạn cuối thời hiện-tại đang nằm trong tay ta. Cả Đức Giêsu lẫn các bậc thày chính-đáng thuộc Cộng-đoàn Qumran đều đem đến với người theo nhóm của mình một tín-thư thần thánh rất cuối cùng.

Cả đến Giáo-hội thời tiên-khởi lẫn Cộng đoàn Biển Chết đều tin rằng: các lời tiên-tri trong Kinh Sách đều đã loan-báo sự-kiện nổi cộm được ứng-nghiệm ngay trước mắt họ và trong cùng một bản-vị cũng như sự kiện nối kết với họ. Cả Đức Giêsu lẫn Cộng-đoàn Qumran đều nhấn mạnh đến sự cần-thiết của đạo nội-tâm phối-hợp với việc tuân-giữ Luật Lệ một cách thẳng-thắn, nhiệm-nhặt.

Sự khác-biệt giữa các vị này, gồm tóm tầm nhìn bao-quát cũng như đặc-trưng/đặc-thù của các ngài về Luật Torah. Nhóm tư-tế Essênê, khi nhấn mạnh việc hồi hướng nội-tâm, lại cũng đặt nặng cách riêng lên việc thực-thi chi-tiết vụn-vặt về giới-lệnh ở Kinh Sách, như: sự tinh-sạch, việc kiêng khem và điều-lệ sùng-bái. Dù có khẳng-định tính hiệu-lực suốt muôn đời từ Luật Torah, Đức Giêsu vốn là Bậc thày dạy người Galilê rất nổi-tiếng, vẫn theo vết chân mòn của ngôn-sứ Cựu Ước Ngài đặt ưu-tiên hàng đầu vào lòng sủng-mộ kiểu Môsê.

Bất cứ nơi nào có hệ-thống đạo-lý Qumran chọn lọc, tức: đặt người ngoại-cuộc sang một bên, thì Đức Giêsu lại hăng say chuyển nhận-thức linh-thiêng đến với mỗi người và mọi người từng đến với Ngài một cách chân-phương/bình-dị gợi hứng từ niềm tin của họ. Dân thu thuế cũng như người phạm lỗi và bạn cùng bàn với Đức Giêsu, có lẽ đều nhận ra lối xử-thế ngắn gọn có từ các lãnh-đạo Cộng-đoàn Biển Chết.

Thành thử, dù Đức Giêsu và cộng đoàn Essênê chẳng hề tiếp-cận nhau ở Galilê là nơi nhóm/phái này hiện-diện, không có gì kiểm-chứng sự khác-biệt đậm-sâu về việc trình-bày nhãn-giới đạo-lý cho quần chúng theo mình. Và Đức Giêsu, Ngài cũng chẳng có gì để bận-tâm về phong-trào Qumran bao giờ hết.

Duy nhất, chỉ có mối liên-kết giữa nhóm Essênê và Đạo Chúa thời mới chớm, còn thì việc nối-kết với ông Gioan Tẩy Giả, là sự việc rất chắc chắn. Ngôn-sứ khắc-kỷ này từng kêu gọi người Do-thái-giáo hồi-hướng trở về chốn hoang-vu/chốn vắng gần cận sông Giođan, có lẽ khi xưa cũng đã nối-kết với nhóm Essênê Qumran này rồi.

Tuy nhiên, có một sự-kiện rõ nét là: ông Gioan Tẩy Giả giống như Đức Giêsu là Đấng đã đi theo ông, Ngài từng kêu gọi toàn-thể những người Do-thái-giáo cả đến nhóm Biệt-phái Pharisêu, Xađuxê cùng đám thu-thuế và quân-binh, chứ không chỉ mỗi nhóm nhỏ mới được chọn, đều đề-nghị là: giả như Đức Giêsu khi xưa từng gia-nhập nhóm Essênê, thì thời-gian vào lúc trước khi Ngài xuất-hiện ở Tin Mừng, Ngài cũng không còn là thành-viên nhóm Biển Chết rất bí-mật này.

Nay, thiết tưởng ta cũng nên thêm một nhận-định cuối vào với chân-dung Đức Giêsu thực, hầu nhấn mạnh tầm nhìn cánh chung cũng như nhân-tố thiết-thực ở tín-thư Ngài gửi, cùng với đoạn kết bi-ai cuộc đời Ngài, trên thập-tự. Cũng nên nghiên-cứu các sự việc như thế, theo cách cấp-kỳ, thời-sự.

Đưa ra đây, không chỉ mỗi đặc-trưng “gần-cận như-thế”, mà cả đến sự hiện-hữu hư-ảo và thực-tiễn của Vương Quốc Nước Trời, chính Ngài tự cho mọi người thấy Ngài là Bậc thày dạy về Đạo có lực hút không ai sánh kịp. Lời Ngài mời gọi có tính điện-từ và sau cái chết của Ngài đã thành đầy quyền-thế hơn bao giờ cả vào thời Ngài phục vụ vào hai thập-niên cuối ở thế kỷ đầu đời tại xứ miền Galilê của Hêrôđê Antipas và ở cả Giêrusalem của Josephus Caipha, là thượng-tế cũng như quan Pôngxiô Philatô, là sứ-thần của đế-quốc ở Giuđêa.

Diện-mạo Đức Giêsu ở đây, thật sự là người phàm-trần, hoàn-toàn tập-trung vào thần-quyền, lại mang tính-chất của niềm tin được gợi hứng mê say có sự thôi-thúc bức-bách ngay tại chỗ và đúng vào lúc đó. Niềm tin ấy, tự hằn in theo cách đậm-sâu trong đầu đồ đệ Ngài cả bằng tinh-thần thập giá đã nổi lên, đồng thời khiến hiện-hữu đích-thực bị ngưng lại. Điều đó đã thúc-bách các sự việc này mang tên Ngài qua tư-cách sứ-vụ của bậc chữa lành, trừ tà và là Đấng giảng-rao Vương Quốc Nước Trời của Thiên-Chúa. Chỉ một hai thế-hệ sau đó, qua việc tái-lâm cứ lần lữa trì-trệ, ảnh-hình về Đức Giêsu mà mọi người quen nhận-biết, đã bắt đầu mờ nhạt dần. Nhất thứ, là sau khi có nền thần học đầy mơ-mộng của ông Phaolô và Gioan từng che mắt. Và sau đó, Đạo Chúa lại cũng chủ-trương tập-trung vào Giáo-hội phục-vụ người ngoại lại cứ đeo đuổi một biện-luận rất trừu-tượng về tín-lý, giáo-điều cách điệu-nghệ.

                                                                                    (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-doạn,
Mai Tá lươc-dịch.                                                            
       



No comments: